Phần đông những người Việt vượt biên trái phép đến Hồng Công là người Hải Pḥng.
Những người tỵ nạn một tháng nhận được một khoản tiền 1.500 HKD để thuê nhà, và mỗi tháng nhận 12 tờ coupon mua hàng trị giá 100 HKD (287.000 đồng).
Họ đă tới đất này và xác định một tâm lư rơ ràng rằng ḿnh có thể đi tù, để sau đó được ở lại.
Phố Tai Nan, Thâm Thuỷ Bộ, Cửu Long, Hong Kong, 6 giờ tối. Một gia đ́nh Hải Pḥng ba thế hệ quây quần quanh mâm cơm.
Tờ biên nhận của một người Việt: "Tôi xin nhận phiếu thực phẩm giá 1.200 HKD và hiểu phiếu này không phải để bán". Ảnh: Đức Hoàng.
Hai vợ chồng ông Phê, một con trai, một con dâu và hai đứa cháu đến tuổi học mẫu giáo, tất cả sống trong một căn pḥng hơn 10 mét vuông, chia làm hai pḥng chỉ kê vừa hai tấm nệm.
Ba năm trước, cả 6 người đă dắt díu nhau trốn sang Hong Kong bằng đường biển. Họ cùng sống trên tầng 5 của một khu chung cư cũ nát và bẩn thỉu trong khu Thâm Thuỷ Bộ. Một gia đ́nh "hàng cá chỉ" – theo tiếng lóng của cộng đồng người Việt ở đây gọi những người vượt biên không tư cách định cư.
Cuộc nói chuyện trong bữa cơm xoay quanh 2 chủ đề: một thuyền vượt biên vừa bị bắt ngay khi cập bến Hong Kong, và thị trường phiếu ăn trong ngày.
Trước đó vài ngày, cảnh sát Hong Kong vừa triệt phá một đường dây lớn đưa người từ Việt Nam vào đặc khu. Theo một lộ tŕnh quen thuộc, những người vượt biên sẽ được đưa vào Trung Quốc theo đường du lịch, rồi đến Thẩm Quyến và vượt biển vào Hong Kong. Năm ngoái, trung b́nh mỗi tháng cảnh sát đặc khu bắt 189 người Việt Nam vượt biên bất hợp pháp. Nhiều người trong số họ giờ đă bám trụ ở đây.
Không khí trong căn pḥng chật hẹp chùng xuống một chút khi nói về những người bị bắt. Rồi sau đó, lại sôi nổi ngay khi nói về thị trường "tem phiếu".
Mỗi tháng, chính quyền đặc khu cấp cho họ - những người tị nạn hoặc chờ xét đơn tị nạn - một tờ giấy đi đường, một khoản tiền 1.500 HKD để thuê nhà, và mỗi tháng nhận 12 tờ coupon mua hàng trị giá 100 HKD (287.000 đồng). Phiếu này không có giá trị quy đổi sang tiền mặt. Họ không được phép đi làm.
Nhưng những người vượt biên đă thành lập cả một thị trường cho những tờ "phiếu ăn" ấy. Một tập 12 tờ phiếu được bán với giá 900 đến 1.000 HKD tuỳ thời giá.
"Giá phiếu ăn lên xuống như giá cổ phiếu" – ông Phê nói.
Người mua phiếu sẽ dùng nó để mua hàng trong siêu thị, như sữa hộp, thực phẩm đóng gói, để mang ra thị trường bán lại, hoặc thậm chí buôn lậu về Việt Nam. C̣n tiền bán phiếu, sẽ được dùng để mua thức ăn tươi ở chợ về nấu, rẻ hơn rất nhiều.
Đó là một trong muôn vàn cách mưu sinh của những "hàng cá chỉ". Họ đă tới đất này và xác định một tâm lư rơ ràng rằng ḿnh có thể đi tù, để sau đó được ở lại.
"Ở tù của nó sướng lắm" – bà Phê thật thà. Bà đă ngồi 8 tháng trong tù sau khi bị bắt khi đang đi làm chui. Trong 4 người lớn của gia đ́nh này, chỉ có cô con dâu không đi tù, v́ có 2 đứa con nhỏ. Nhưng đó không phải là một kỷ niệm quá buồn. Nhà tù Hồng Kông, vùng lănh thổ vẫn đi theo hệ thống luật pháp kiểu Vương quốc Anh, cho họ một không gian sống sạch sẽ, ấm áp, và thậm chí là cả một khoản lương nhỏ. Sau đó, không thiếu cách kiếm ăn.
Vẫn có những ông chủ bản địa sẵn sàng thuê lao động bất hợp pháp với giá rẻ, để dọn vệ sinh (nghề phổ biến nhất), rửa bát. Họ có thể chọn làm việc cho những băng nhóm người Việt ở đây: buôn lậu, bảo kê ṣng bài, buôn ma tuư.
Một người phụ nữ Việt trên phố Đại Nam, khu Thâm Thuỷ Bộ, Hong Kong. Ảnh:Đức Hoàng.
Mưu sinh
Một khu chung cư tối tăm và ngập rác vẫn c̣n là không gian sống lư tưởng cho những người Việt Nam. Hong Kong là thành phố có giá thuê nhà đắt nhất thế giới. Ngay cả những người Việt có tư cách thường trú (vượt biên từ thập kỷ 90), cũng thường chỉ sống trong những căn pḥng không quá 20 mét vuông, với giá thuê có thể lên tới 6.000 HKD/tháng – tương đương 17 triệu đồng.
Khu ổ chuột nhếch nhác trong gầm cầu Thâm Thủy Bộ với đủ thứ phế liệu xếp đặt thành những ngôi lều trở thành cộng đồng của những người Việt Nam vô gia cư.
"Một người ở đây có 30 hoặc 40 tiền án là rất b́nh thường" – Timothy Lam, một mục sư Hong Kong thường tới gầm cầu này giúp đỡ người vô gia cư nói trên tờ SCMP – "Đó là vấn đề sinh tồn. Họ cần ăn, và họ sẽ bán hàng cấm, như thuốc lá lậu, hoặc đi ăn cắp".
Một đầu nậu thuốc lá tại khu Thâm Thuỷ Bộ kể rằng một đợt càn quét chợ hoa Tết tại Hong Kong của chị và "đàn ong" có thể chất đầy một xe tải phong lan. Tất cả đều được "cầm nhầm".
Bước ra khỏi ga tàu điện ngầm Thâm Thuỷ Bộ, rất dễ dàng bắt gặp một gương mặt u ám đến từ Việt Nam. Trước cửa A2, một nhóm đàn ông trung niên đứng thầm th́ trước một quán net. Hai người trong số họ gần như không c̣n răng – một biểu hiện của việc lạm dụng ma tuư. Cứ 1.000 người Việt Nam trên đất Hong Kong th́ có 68 người nghiện ma tuư, theo thống kê của chính quyền đặc khu.
Cách đó không xa, trong một quán ăn Việt Nam với ḍng chữ gỏn lọn "Lẩu Cua Đồng" bằng tiếng Việt sơ sài trên biển, một thanh niên chứng minh cơn sốt tṛ chơi Pokemon Go tại Hong Kong với đồng hương bằng cách kể chuyện một vụ án. Cách đó vài ngày, một người Pakistan trong lúc mải đi t́m Pokemon đă va chạm với một băng nhóm và bị chém thập tử nhất sinh. Sau đó, cuộc nói chuyện được chuyển sang một vụ đâm chém khác, giữa chính những người Việt.
Người Việt ở đây không đoàn kết, thậm chí là sợ nhau, người phụ nữ buôn thuốc lá tâm sự.
Không phải ai cũng tới Hong Kong để t́m cách mưu sinh bất hợp pháp. Có những số phận rất riêng, như anh Dương, 38 tuổi. Được tờ SCMP phỏng vấn hồi tháng 3, anh nói rằng ḿnh vượt biên chỉ v́ muốn được chữa bệnh. Anh mắc một căn bệnh nan y – và không đủ tiền chạy chữa ở Việt Nam. Hai năm trước, Dương quyết định trốn sang Hong Kong. Ở đó, dù là dân nhập cư bất hợp pháp, anh vẫn nhận được điều trị ở các bệnh viện công.
Anh Dương đến Hong Kong để được chữa bệnh miễn phí. Ảnh: SCMP
Như một sự trêu ngươi vô t́nh, cộng đồng người Việt, cả dân nhập cư bất hợp pháp lẫn người có giấy chứng minh, tập trung quanh trục phố chính của khu Thâm Thuỷ Bộ. Con phố tên là Tai Nan – phiên âm tiếng Quảng của hai chữ "Đại Nam".
Phải rời xa khỏi những khu ổ chuột Thâm Thuỷ Bộ, đi vào những plaza sáng loáng ở Habour City hay Causeway Bay, mới bắt gặp những điểm le lói sáng từ cộng đồng người Việt ở xứ này. Đó là Nha Trang hay BÊP, những nhà hàng Việt sẽ "ngốn" không dưới 200 HKD cho một bữa ăn đơn giản, hay được gặp những người như Peter Cuong Franklin, một trong những bếp trưởng nổi tiếng của Hong Kong với đồ ăn Việt.
Mở nhà hàng là một trong những phương thức thành công của người Việt tại thành phố du lịch khổng lồ này. Đồ ăn Việt Nam cũng chiếm được thiện cảm tại Hong Kong nhiều thập kỷ qua. Nhưng không dễ ǵ chen chân vào thị trường khắt khe này: nhà hàng Việt nổi tiếng nhất, Le Garcon Saigon, được CNN bầu chọn vào top 10 nhà hàng Hong Kong của năm 2016, lại được thành lập bởi một người Pakistan.
C̣n những người Việt quanh phố Tai Nan, chưa bao giờ có ư định gắn bó vĩnh viễn với đất Hong Kong. Ngay cả những người có tư cách thường trú nhân, cũng không muốn lấy quốc tịch Hong Kong hay đầu tư lâu dài ở đây. Ở trung tâm mua sắm lớn nhất châu Á, họ chi tiêu tiết kiệm và không ngừng mơ về tuổi già ở quê nhà.
Mọi thứ không dễ dàng, trong nỗ lực dọn dẹp xă hội của chính quyền Hong Kong. Hồi tháng 6, một phụ nữ người Việt 53 tuổi bị bắt tại Thâm Thuỷ Bộ, rồi bị kết án hai năm tù giam, khi đang đi nhặt vỏ lon về bán đồng nát.
Và họ cũng sẽ phải giữ ḿnh nếu muốn có ngày quay trở về. Cuối năm ngoái, ở Tân Giới, một người Việt bị đâm đến chết bởi chính người đồng hương sống cùng. Hồi tháng ba, một người Việt khác, đă đâm chết một chủ siêu thị tại Du Ma Địa, chỉ v́ anh ta bị phát hiện ăn vụng một gói bim bim.
Vietbf @ sưu tầm.