Theo thống kê ngành du lịch Pháp đang có nguy cơ giảm sút ở mức báo động.Sau một khoảng thời gian Pháp liên tiếp xảy ra những cuộc khủng bố đẫm máu.
Không có hiệu ứng EURO
Các nhà quản lư du lịch Pháp từng kỳ vọng giải bóng đá vô địch châu Âu EURO 2016 sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, giúp thu hút du khách trở lại với nước Pháp và thủ đô Paris sau một thời gian khủng hoảng bởi các vụ khủng bố đẫm máu trong năm 2015. Tuy nhiên, điều này đă không xảy ra.
Trong tháng 6/2016, thời điểm diễn ra phần lớn các trận đấu ở EURO 2016, sân bay Charles de Gaulle lớn nhất nước Pháp ở Paris ghi nhận lưu lượng hành khách sụt giảm 3,9%, chỉ đạt mức 5,7 triệu lượt khách. Trong cùng thời điểm đó, các khách sạn ở Paris chỉ đạt mức đặt pḥng 80% so với cùng kỳ năm 2015.
Đến tháng 7, các chỉ số này tiếp tục sụt giảm. Lượng đặt pḥng giảm 12,5 điểm so với tháng 6, chỉ bằng 78,9% so với cùng kỳ năm 2015. Những chỉ số kém lạc quan này khiến doanh thu ngành khách sạn Pháp trong nửa đầu năm 2016 sụt giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Hăng kiểm toán MKG dự đoán con số này sẽ tiếp tục giảm trong nửa sau năm 2016, bởi mùa du lịch cao điểm dịp Hè sắp qua và tác động của vụ khủng bố tại Nice hôm 14/7 chắc chắn sẽ làm sụt giảm lượng khách đến với các điểm du lịch miền Nam nước Pháp, nơi vốn nổi tiếng bởi các dịch vụ sang trọng.
Những thông tin này đặt ra thách thức cho các nhà chức trách Pháp, bởi với 84,5 triệu khách năm 2015, Pháp là điểm đến du lịch số 1 thế giới, nhưng sự sụt giảm lượng khách sẽ khiến mục tiêu đạt 100 triệu lượt khách/năm vào 2020 bị đe dọa nghiêm trọng. Trên thực tế, Pháp đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước láng giềng phía Nam châu Âu, đặc biệt là các nước như Tây Ban Nha, Hy Lạp hay Bồ Đào Nha, những điểm đến có chi phí rẻ hơn và an ninh tốt hơn.
Dự đoán trong năm 2016, Hy Lạp sẽ đón lượng khách trên 25 triệu người và doanh thu tăng hơn 20% so với 2014. Tây Ban Nha, đối thủ cạnh tranh quyết liệt với Pháp nhiều năm qua, cũng dự kiến đón số khách lên đến 70 triệu người, tăng 11,7% so với 2015, giúp nước này đứng vững ở vị trí điểm đến du lịch thứ 3 thế giới về du khách (sau Pháp và Mỹ) và thứ 2 về doanh thu (sau Mỹ).
Kém an ninh, mất an toàn
Các chuyên gia du lịch nhận định, sự sụt giảm của ngành du lịch Pháp vẫn đến từ nguyên nhân quan trọng nhất là lo ngại an ninh. 3 vụ khủng bố đẫm máu trong 18 tháng qua khiến h́nh ảnh nước Pháp trở nên đáng sợ trong mắt du khách và nhiều người đă hủy bỏ các dự định đến Pháp để chuyển đến các nước yên b́nh hơn.
Tuy nhiên, lo ngại an ninh không chỉ đến từ khủng bố mà c̣n từ cả t́nh h́nh tội phạm. Một trong những bất an lớn nhất của các du khách, đặc biệt là du khách châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Việt Nam…) khi đến Pháp, nhất là ở thủ đô Paris, là t́nh trạng cướp giật, móc túi ngày càng nghiêm trọng và trắng trợn.
Mới nhất, hôm 2/8, một đoàn 27 du khách Trung Quốc đă bị tấn công ngay tại băi đỗ xe ở một khách sạn ở ngoại ô Paris và bị cướp đồ khi đang chuẩn bị ra sân bay về nước. Số lượng du khách bị móc túi, cướp giật cũng không giảm khiến nhiều người không c̣n hứng thú đến Paris. Điều đáng nói là t́nh trạng kém an toàn này đă kéo dài nhiều năm mà không được khắc phục.
Năm 2012, theo một cuộc thăm ḍ của Văn pḥng du lịch Pháp, chỉ có 46% du khách Nhật và 58% du khách Trung Quốc hài ḷng với mức độ an ninh tại Paris. Con số này chắc chắn c̣n thấp hơn trong thời gian qua khiến các nhà quản lư Pháp lo ngại làn sóng du khách từ châu Á sẽ chuyển hướng sang nước khác. Thị trưởng Paris, Anne Hidalgo cách đây vài tuần đă phải sang Bắc Kinh quảng bá du lịch cho Paris và hứa hẹn sẽ tăng cường triệt để lực lượng cảnh sát bảo vệ du khách.
Nếu các hứa hẹn này không sớm được thực hiện, du lịch Pháp chắc chắn sẽ chịu tác động tiêu cực lâu dài và kinh tế Pháp sẽ chịu thiệt hại bởi ngành du lịch đóng góp tới 7% GDP cho nước Pháp và tạo ra hơn 2 triệu việc làm, cả trực tiếp và gián tiếp./