Một tuyên bố gay gắt của Thổ Nhĩ Kỳ nếu Mỹ có liên quan đến vụ đảo chính của nước này.Không chỉ quan hệ giữa Mỹ và Thổ NHĩ Kỳ đang trở nên rạn nứt, mà giữa Thổ Nhĩ Kỳ và khối NATO cũng đang có dấu hiệu rạn nứt.Thổ Nhĩ Kỳ đă sẵn sàng cho những bước rời khỏi NATO?
Mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và NATO đang có những dấu hiệu rạn nứt to lớn khi chính quyền Erdogan xoay quanh niềm tin cho rằng Mỹ và NATO trợ giúp trong nỗ lực đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Bekir Bozdağ, người đứng đầu đàm phán dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen với Washington là một trong những nhân vật lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề này.
"Mỹ biết Fethullah Gulen tiến hành cuộc đảo chính. Ông Obama biết rơ điều này giống như thể biết tên của chính ông ấy vậy. Tôi tin rằng t́nh báo Mỹ nắm chắc điều đó, Bộ Ngoại giao cũng biết... ", ông Bozdağ khẳng định trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhận xét của ông Bozdağ, ngụ ư rằng Washington và NATO biết rơ điều ǵ sẽ xảy đến nhưng lại cố t́nh làm ngơ, đang được lặp lại bởi phương tiện truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ với tinh thần chống phương Tây và coi NATO như thể kẻ thù.
Dường như không c̣n ǵ để hoài nghi, "Thổ Nhĩ Kỳ hiện đă chính thức tuyên bố Mỹ (cũng như cả NATO) là kẻ thù của ḿnh và kêu gọi liên minh này cần hành động một cách thích hợp", Al-monitor dẫn lời nhà phân tích chiến lược, Gregory Copley, cho hay.
Ngược lại, phe bị lên án lại phản bác rằng ông Erdogan đang sử dụng âm mưu đảo chính thất bại để bắt đầu cuộc thanh trừng lớn chống lại đối thủ của ḿnh với mục đích gia tăng quyền lực, đồng thời quan ngại rằng một Thổ Nhĩ Kỳ mang tính chất "độc tài" là thiếu điều kiện để có một chỗ đứng trong một liên minh vốn coi trọng nguyên tắc dân chủ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyến khích quan điểm này khi ông từng bóng gió rằng Thổ Nhĩ Kỳ không thể ở lại NATO nếu lạc lối trong các quy tắc dân chủ và pháp trị của ḿnh chỉ để t́m kẻ đứng sau âm mưu đảo chính.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rời khỏi NATO?
Phát biểu tại cơ quan tin tức Rossiya Segodnya hôm 28/7, nhà khoa học chính trị người Đức Alexander Rar gợi ư rằng nếu một số thế lực nước ngoài được chứng minh là đă tham gia vào các nỗ lực để lật đổ chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara sẽ buộc phải xem xét lại mối quan hệ địa chính trị của ḿnh.
Sputnik dẫn lời ông Rar nói rằng, Ankara sẽ không có lư do ǵ luyến tiếc trong việc rời bỏ NATO để tham gia vào các liên minh an ninh-kinh tế do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.
"Nếu một thế lực đang được tài trợ bởi nước ngoài cố gắng chống lại Erdogan giống như t́nh báo Mỹ đứng sau cuộc đảo chính năm 1980, tôi nghĩ rằng câu hỏi về việc Thổ Nhĩ Kỳ có nên rời khỏi NATO hay không sẽ sớm được đưa vào chương tŕnh nghị sự".
Ankara được cho là có thể sẽ chuyển hướng vào các liên minh khác như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và tăng cường hợp tác với Liên minh kinh tế Á-Âu. "Thổ Nhĩ Kỳ đă luôn luôn cố gắng đàm phán với Nga trong các vấn đề ở Biển Đen, thay v́ tiếp tục các chính sách thân Mỹ và ủng hộ NATO. Không loại trừ khả năng Ankara t́m cách gia nhập vào SCO và hợp tác với các EEU", nhà phân tích lưu ư.
Nhà phân tích của Đức cũng nhận định, Ankara hiểu một điều rất rơ rằng Thổ Nhĩ Kỳ "không được ưa thích ở châu Âu", các rào cản gia nhập vào Liên minh châu Âu cũng ngày một chông gai hơn.
"Thổ Nhĩ Kỳ, cũng giống như Nga, không thể dung ḥa mối quan hệ với châu Âu - bị mắc kẹt trong một cuộc tranh luận không hồi kết về thứ giá trị mà các nước phương Tây coi như một sự chuẩn mực và hy vọng rằng tất cả các đối tác của ḿnh đều phải đi theo nó".
Nếu như Ankara có thể đường đường chính chính rút khỏi NATO và ngay lập tức t́m cho ḿnh một "ngôi nhà mới" th́ liên minh quân sự này sẽ phải nhận về một tổn thất to lớn.
"Diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể không được tốt, nhưng một Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO sẽ gây ra nhiều biến chứng hơn, đặc biệt là nếu Ankara t́m đến với Nga", cựu Đại sứ thường trực của Thổ Nhĩ Kỳ ở NATO, ông Unal Unsal nói với tờ Al Monitor.
Vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ trên bản đồ ngày nay vẫn luôn mang lại lợi ích quan trọng cho NATO. Ông Unsal tin rằng sẽ là điều khó khăn cho liên minh quân sự này một khi quay lưng lại với Ankara tại thời điểm Trung Đông và khu vực Biển Đen đang có nhiều thách thức như: khả năng Donald Trump có thể trở thành tổng thống nước Mỹ và khi EU đang phải vật lộn với sự sụp đổ của chính ḿnh sau Brexit.
Ngoài ra cựu đại sứ cũng nói thêm rằng trục xuất một quốc gia từ liên minh này sẽ đ̣i hỏi phải có sự đồng thuận trong Hội đồng Đại Tây Dương, điều rất khó đạt được trong điều kiện hiện nay.