Sau vụ đảo chính đă có hàng ngàn binh sĩ và vị tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ bị giới chức Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ.Nhiều nguồn tin tiết lộ đây chính là một trong những mưu kế dàn dựng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.Khiến đội quân phe phái Gulen tự sa vào bẫy.
Giới tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ đảo chính tự phát để tự cứu ḿnh
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chính biến của giới chức quân đội nước này thực chất không phải là cuộc đảo chính đúng nghĩa của nó mà chỉ là phản ứng “giăy giụa” trước giờ phút “nguy kịch” của giới quân sự nước này, trước kế hoạch bắt bớ hàng loạt của Tổng thống Erdogan.
Theo nguồn tin của báo chí Thổ Nhĩ Kỳ mà nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng lớn nhất là tờ "Hurriyet", nỗ lực của cuộc đảo chính quân sự là phản ứng tự cứu ḿnh của giới chức quân đội nước này, trước “đ̣n độc” thanh trừng quân đội hàng loạt của ông Erdogan.
Theo tờ báo này, đích thân Tổng thống Erdogan đă phê duyệt các vụ bắt giữ gần 3000 sĩ quan, trong đó có không ít tướng lĩnh chỉ huy quân đội, nắm giữ chức Tư lệnh các quân, binh chủng và các quân đoàn chủ lực, nhằm mục đích xóa sạch các chân rết của phong trào Gulen.
Lực lượng Đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ được lệnh bắt đầu chiến dịch bắt giữ hàng loạt đối với các nhân vật chủ chốt trong cả giới quân sự và dân sự vào lúc 04h00 sáng ngày 16/7 (giờ Istanbul). Tuy nhiên, v́ “một lí do nào đó” một số tướng lĩnh quân đội đă nắm được kế hoạch này.
Kết quả là, những người này đă buộc phải có phản ứng để tự cứu ḿnh. Các chỉ huy lực lượng Không quân và Hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ đă quyết định “tiên phát chế nhân”, ra tay đảo chính lật đổ chính quyền Erdogan, vài giờ trước khi bắt đầu các hoạt động của chiến dịch thanh trừng.
Cuộc đảo chính đă trở thành một quyết định tự phát của các tướng lĩnh và do không có kế hoạch, không kịp huy động quân và vũ khí trang bị hạng nặng, không kết nối với các lực lượng chính trị đối lập nên tất nhiên là nó đă nhanh chóng bị đập tan.
Erdogan vạch kế hoạch diệt tận gốc phe phái Gulen
Ông Gulen đă định cư ở Mỹ từ năm 1999 và được coi là vẫn chỉ đạo từ xa đói với các hoạt động của “Phong trào Hizmet” (Hizmet tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là “Phụng sự”, c̣n được gọi là “Phong trào Gulen”). Ông Gülen hiện là kẻ thù chính trị lớn nhất của Tổng thống Erdogan, dù trước đây 2 ông từng là đồng minh thân thiết của nhau.
Ông Erdogan từng ngầm thỏa thuận với Gulen để phong trào này hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ, đổi lại Gulen đă sử dụng tiếng tăm, nguồn lực của ḿnh hậu thuẫn cho ông Erdogan trên con đường chính trị, hỗ trợ ông ngồi vào ghế Thủ tướng, sau đó là Tổng thống.
Sau khi phong trào Gulen thu hút được sự ủng hộ của nhiều người, kể cả các quan chức cấp cao trong lực lượng quân đội, cảnh sát và tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Erdogan dần cảm thấy bất an với quyền lực ngày càng lớn của phong trào Gulen và t́nh bạn thân thiết giữa hai người kết thúc.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đă từng tố cáo phong trào Gulen muốn xây dựng một “chính quyền song song” bằng cách mở các cuộc điều tra vào năm 2013, tống vào tù nhiều quan chức thân cận của ông Erdogan và cài cắm thêm người vào các bộ máy nhà nước.
Sau đó chính phủ của ông Erdogan tiến hành một loạt cuộc phản công, đóng cửa nhiều trường thuộc phong trào giáo dục và văn hoá Hizmet của ông Gulen, đồng thời sa thải 2.000 cảnh sát ủng hộ vị giáo sĩ này.