Tự do ngôn quyền khiến nhiều người nói lên suy nghĩ và chính kiến của bản thân mạnh mẽ. Những điều mà ở VN ít ai dám nói dám làm. Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty) kêu gọi Việt Nam chấm dứt điều họ gọi là tra tấn và ngược đăi tù nhân lương tâm.
Trong một báo cáo công bố hôm 12/7, Ân xá Quốc tế cho biết các tù nhân lương tâm tại Việt Nam bị lạm dụng đó trong thời gian dài biệt giam, bị đánh đập và bị khước từ chữa bệnh.
Báo cáo này căn cứ trên một năm nghiên cứu, gồm các cuộc phỏng vấn với 18 cựu tù nhân lương tâm. 5 trong số các tù nhân nói với Tổ chức Ân xá Quốc tế rằng họ đă bị biệt giam thời gian dài trong xà lim tối không thoáng khí, thiếu nước sạch và vệ sinh và một số tù nhân thường xuyên bị đánh đập.
BBC tiếng Việt đă phỏng vấn ông John Coughlan, nhà nghiên cứu phụ trách về Việt Nam của Ân xá Quốc tế.
John Coughlan: Những người chúng tôi phỏng vấn là cựu tù nhân lương tâm, tức là những người đă ra tù trong ṿng 5 năm trở lại đây, có 18 người dự phỏng vấn của chúng tôi, 11 nam và 7 nữ. Tuy nhiên chúng tôi cũng thu thập thông tin đối với những tù nhân lương tâm hiện bị giam thông qua các tổ chức nhân quyền và thông tin công cộng khác.
Tù nhân lương tâm không phải là mới mẻ ǵ tại Việt Nam. Chúng tôi cho rằng hiện có ít nhất 84 người bị giam giữ chỉ v́ bày tỏ quan điểm, ư kiến của ḿnh một cách ôn ḥa và chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam ngưng bắt và giam họ. Việt Nam nên thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
BBC: Nhà chức trách tại Việt Nam có phản ứng ǵ về nội dung trong báo cáo của Ân xá Quốc tế.
Chúng tôi đă có chuyến làm việc tại Việt Nam vào tháng Sáu năm nay. Chúng tôi gặp đại diện của một số bộ. Chúng tôi trao cho họ bản tóm tắt về báo cáo này với các điểm chính. Và chúng tôi cũng đă gửi cho họ một số câu hỏi và đưa phần trả lời đó vào trong báo cáo.
Chính phủ Việt Nam không chấp nhận những điểm chúng tôi đưa ra trong báo cáo. Nhưng họ tỏ ư sẽ thực hiện những sửa đổi về luật nhằm đáp ứng các cam kết trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Chống tra tấn mà Việt Nam phê chuẩn hồi năm 2015 và Ân xá Quốc tế hoan nghênh ư định này. Thế nhưng luật là một việc c̣n thực hành lại là một việc khác. Do đó chúng tôi khuyến nghị Chính phủ Việt Nam thực hiện các bước về hành chính và tư pháp để công ước này được thực thi toàn diện tại Việt Nam.
BBC: Theo thời gian th́ ông thấy nhà chức Việt Nam có những động thái ǵ thể hiện sự cải thiện ǵ hay không?
Chúng tôi thấy t́nh h́nh bây lâu nay vẫn thế. Họ lắng nghe những ǵ chúng tôi nói và tỏ thiện chí cải thiện nhưng cho tới nay th́ mới chỉ là lời nói. Và họ cần biến lời nói thành hành động.
BBC: Chính phủ Việt Nam luôn nói Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm mà chỉ xét xử những người vi phạm pháp luật.
Cũng chẳng có ǵ là lạ khi chính phủ nói như vậy. Chính phủ tại nhiều nước cũng nói như vậy. Nhưng đây là lĩnh vực Ân xá Quốc tế đă có nhiều kinh nghiệm và phương pháp làm việc để xác định một cá nhân nào đó là tù nhân lương tâm hay không. Do vậy bất kể Chính phủ Việt Nam nói ǵ th́ thực tế là có tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Những người bày tỏ ư kiến và thực hiện quyền tự do ngôn luận đă và đang bị bắt giam.
BBC: Việc Việt Nam có ghế trong Hội đồng Nhân Quyền LHQ có ư nghĩa ǵ?
Không chỉ Việt Nam mà có nhiều nước khác có hồ sơ tồi tệ về nhân quyền cũng có ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ. Việc có vị thế nhưng vậy là có h́nh ảnh tích cực với bên ngoài về việc Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền nhưng không có nghĩa là những ǵ xảy ra bên trong đất nước tương đồng với những ǵ mang ra nói ở bên ngoài.
vietbf @ sưu tầm