Bắc Kinh luôn đưa ra những tuyên bố cứng rắn nhằm bác bỏ mọi phán quyết của Ṭa về sự kiện “đường lưỡi ḅ”. Vậy, Trung Quốc sẽ gặp hậu quả như thế nào nếu như chống lại các phán quyết mà Ṭa Trọng tài đưa ra?
Ngay sau khi có thong báo ấn định ngày ra phán quyết của PCA, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố: “ Trung Quốc không chấp nhận bất cứ phương thức nào của một bên thứ ba nhằm giải quyết tranh chấp, cũng như không chấp nhận bất cứ giải pháp nào áp đặt lên Trung Quốc”.
Bắc Kinh đă nhiều lần khẳng định sẽ không tuân thủ phán quyết của PCA về vụ kiện của Philippines. Trong những tháng gần đây Trung Quốc đă vận động nhiều quốc gia ủng hộ lập trường của họ. Trong khi đó, Mỹ và các nước châu u đă liên tục kêu gọi Trung Quốc thi hành phán quyết của ṭa án này.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đă ra tuyên bố “ủng hộ việc giải quyết một cách ḥa b́nh các tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả việc sử dụng các cơ chế luật pháp quốc tế như Ṭa Trọng tài”.
Nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 30.6 tiết lộ, phát biểu tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 5 đến 7.6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định, nếu Bắc Kinh đơn phương lập Vùng Nhận dạng Pḥng không trên các vùng biển tranh chấp, Washington sẽ “buộc phải hành động”.
Philipines đă chính thức nộp đơn kiện Trung Quốc từ tháng 1.2013 chiếu theo một điều khoản của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS). Vụ kiện này được tiến hành sau khi Trung Quốc chiếm giữ băi cạn Scarborough của Philippines vào năm 2012. Theo Manila, những đ̣i hỏi chủ quyền của Bắc Kinh, thể hiện qua bản đồ “đường lưỡi ḅ” là trái với UNCLOS.
Trên Reuters, luật sư Paul Reichler, người phụ trách hồ sơ vụ kiện Trung Quốc của Philippines nói rằng, có khả năng phán quyết mà PCA ở La Haye dự kiến đưa ra sẽ bác bỏ mọi cơ sở pháp lư của Bắc Kinh đối với các tuyên bố chủ quyền ở hầu hết Biển Đông. Ông cũng nhấn mạnh Trung Quốc sẽ bị coi là một “quốc gia ngoài ṿng pháp luật” nếu họ không tôn trọng phán quyết này.
Trong bài trả lời phỏng vấn hăng tin Reuters, luật sư Reichler bày tỏ sự tin tưởng rằng PCA sẽ ra phán quyết có lợi cho Manila vào ngày 12.7 tới trong vụ kiện chống lại Trung Quốc.
Vài giờ sau khi ṭa tuyên bố thời điểm ra phán quyết, ông Reichler nói: “Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ thắng kiện một cách xứng đáng”, và gọi vụ kiện này là một trong những vụ có ảnh hưởng sâu rộng nhất của PCA.
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn” với phạm vi bao trùm cả khu vực trung tâm Đông Nam Á và hàng trăm đảo và rạn san hô đang tranh chấp với nhiều quốc gia. Đây đều là các khu vực giàu hải sản và có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn.
Ông Reichler nói rằng một phán quyết chống lại Bắc Kinh “sẽ phủ nhận mọi cơ sở pháp lư của Trung Quốc trong các tuyên bố chủ quyền như vậy”. Manila lập luận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đă vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và hạn chế quyền khai thác tài nguyên và đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Ông Reichler cho rằng với việc bác bỏ phán quyết này, Trung Quốc đang “tự tuyên bố ḿnh là một quốc gia ngoài ṿng pháp luật”. Ông Reichler là luật sư quốc tế nổi tiếng v́ thường đại diện cho các nước nhỏ trong những vụ kiện chống lại nước lớn. Trong số những vụ kiện mà ông tham gia, phải kể đến vụ kiện hồi những năm 1980 khi Nicaragua cáo buộc Mỹ tài trợ phe nổi dậy cánh hữu Contra chống lại chính phủ cánh tả.
Ông Reichler nói: “Có thể cuối cùng… Trung Quốc sẽ nhận ra rằng họ sẽ mất nhiều hơn được từ việc kích động bất ổn và không tôn trọng pháp luật”.