Vietbf.com - Nếu thua kiện, Bắc Kinh thậm chí sẽ lôi kéo các nước để tạo ra một “cuộc chiến” ngoại giao. Bắc Kinh thời gian qua tăng cường mưu t́m hậu thuẫn của nhiều nước trong vụ kiện “đường lưỡi ḅ”, đặc biệt là các quốc gia xa xôi như Mozambique, Slovenia, Burundi, hoặc các quốc gia không có lợi ích rơ ràng trong vùng Biển Đông.
Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, xây dựng ở Biển Đông. Ảnh:CSIS
Theo China News Services, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Vân Nam và Đại học Tehran, Iran, nghiên cứu 50 bản đồ của người Ba Tư từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 17 và chuyển nội dung sang ngôn ngữ hiện đại, gồm tiếng Anh và tiếng Trung.
Giáo sư Yao Jide, đứng đầu nhóm phía Trung Quốc, nói các bản đồ coi Biển Đông là "Biển Trung Quốc" hoặc "Vịnh Trung Quốc", với một số khu vực có diện tích lớn gọi là "các đảo của Trung Quốc". Yao Jide cho rằng các bản đồ cổ của người Ba Tư "củng cố cho tuyên bố của Trung Quốc".
Mới đây, truyền thông Trung Quốc cũng rầm rộ đưa tin rằng một ngư dân trên đảo Hải Nam sở hữu một cuốn sách 600 năm tuổi hướng dẫn cách định vị trên Biển Đông, trong đó có nhắc tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Báo chí Trung Quốc cho rằng đây là "bằng chứng thép" thể hiện chủ quyền của nước này đối với Biển Đông từ xa xưa.
Tuy nhiên, khi một phóng viên BBC t́m đến đảo Hải Nam và gặp ngư dân này, ông ta nói rằng v́ cuốn sách quá cũ nên đă "vứt đi". Phóng viên báo Anh cho rằng điều này chỉ thể hiện Trung Quốc đang ngày càng lúng túng trong việc t́m kiếm những bằng chứng cho tuyên bố chủ quyền phi lư của họ trên Biển Đông.
Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la hồi đầu tháng, đô đốc Trung Quốc Tôn Kiến Quốc cũng đưa ra tấm bản đồ cổ được cho là vẽ từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, trong đó mô tả toàn bộ Biển Đông thuộc quyền quản lư của vương triều Trung Hoa thời đó.
Tuy nhiên, lập luận của ông đă vấp phải phản ứng của các cử tọa tại diễn đàn. Một đại biểu đặt câu hỏi, thời xưa, rất nhiều nước vẽ bản đồ, nếu theo bản đồ cổ, th́ nhiều nước trong khối ASEAN, một phần Ấn Độ, một nửa các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ đều thuộc quản lư của vương triều Trung Hoa, vậy hiện nay Trung Quốc có đ̣i chủ quyền với những lănh thổ đó? Rồi thế kỷ 19, bản đồ Vương quốc Anh vẽ địa giới tới gần nửa thế giới, có một phần Trung Quốc ngày nay, ông Tôn suy nghĩ ǵ về bản đồ này? Ông Tôn Kiến Quốc đáp Trung Quốc "tôn trọng bản đồ do nước Anh vẽ hiện nay".
Trả lời phỏng vấn VnExpress, Thượng tướng Vơ Tiến Trung, nguyên giám đốc Học viện Quốc pḥng, người tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore, điều trên cho thấy Trung Quốc đă lúng túng, tự mâu thuẫn chính ḿnh.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 băi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay c̣n lộ rơ ư đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông.
Trung Quốc đang nỗ lực lôi kéo sự ủng hộ của các nước trước khi Toà trọng tài Thường trực được thành luật theo Công ước luật biển (UNCLOS) năm 1982 ra phán quyết về vụ kiện "đường lưỡi ḅ" do Philippines khởi kiện. Nhiều chuyên gia dự đoán rằng phán quyết của ṭa sẽ có lợi cho Manila. Bắc Kinh không tham gia phiên xử và nói sẽ không công nhận bất cứ phán quyết nào dù nước này là thành viên của UNCLOS và theo quy định phải có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của ṭa.