Biển Đông:Trung cộng chuẩn bị đón nhận phán quyết của Toà trọng tài về vụ kiện của Philippines - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Biển Đông:Trung cộng chuẩn bị đón nhận phán quyết của Toà trọng tài về vụ kiện của Philippines
Toà trọng tài đă có quyết định công bố phán quyết chủ quyền đường 9 đoạn giữa Trung cộng và Philippines.Đây sẽ là một quyết định rất quan trọng mà toà chuẩn bị đưa ra.Phán quyết này sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều các quốc gia khác nữa.

Vụ kiện Đường 9 Đoạn của Phi Luật Tân đang đi vào hồi cuối. Ṭa Trọng tài dự kiến sẽ ban hành phán quyết trong tháng 6 này. Đây sẽ là một phán quyết quan trọng nhất của Ṭa Trọng tài trong lịch sử tài phán dưới Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Nguyên nhân dẫn đến quyết định kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân là sự kiện băi cạn Scarborough Shoal vào tháng 4 năm 2012. Trong lúc hải quân Phi Luật Tân t́m cách ngăn chận tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực mà Phi Luật Tân cho là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ th́ lực lượng tuần duyên Trung Quốc can thiệp tạo ra một cuộc giằng co nguy hiểm có thể dẫn đến xung đột. Sau khi Hoa Kỳ đứng ra làm trung gian ḥa giải th́ cả hai bên cam kết đồng ư rút khỏi khu vực này. Phi Luật Tân thi hành đúng thỏa thuận nhưng Trung Quốc nuốt lời và đă kiểm soát băi cạn Scarborough từ thời điểm đó.

Vào tháng Giêng năm 2013, Phi Luật Tân chính thức nộp đơn khởi kiện Trung Quốc dưới Điều 287 của UNCLOS. Qua một văn bản ngoại giao (Note Verbale) vào tháng hai 2013, Trung Quốc phản đối đơn kiện lập luận rằng nguyên đơn Phi Luật tân không chỉ chiếm đóng bất hợp pháp đảo mà Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối căi" mà con vi phạm cam kết giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thương lượng song phương. Tuy nhiên, thủ tục trọng tài dưới Phụ Lục VII của UNCLOS cho phép hồ sơ kiện được tiến hành cho dù bị đơn từ chối và không tham gia vào vụ kiện. Tới giữa năm 2013 th́ một hội đồng ṭa trọng tài gồm có 5 vị thẩm phán được thành lập dưới Phụ Lục VII và đăng kư tại Văn Pḥng Ṭa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở The Hague. Theo lịch tŕnh của Ṭa, nguyên đơn Phi Luật Tân nộp hồ sơ 4000 trang vào tháng 3 năm 2014. Ṭa cho bị đơn Trung Quốc tới tháng 12 năm 2014 để nộp hồ sơ phản bác.

Trung Quốc không nộp hồ sơ với Ṭa nhưng vào ngày 7/12/2014, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ban hành một văn bản lập trường (Position Paper) phủ nhận thẩm quyền xét xử vụ kiện của Ṭa Trọng Tài được thành lập dưới Phụ Lục XII với lư do là bản chất của vụ kiện liên quan tới tranh chấp chủ quyền của các thực thể tại băi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa. Cũng trong tháng 12, Việt Nam gửi đến Ṭa một văn bản phản đối yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thủ tục xét xử đi qua hai giai đoạn. Trước tiên là xác nhận Ṭa có thẩm quyền xét xử vụ kiện này hay không? Khi tham gia vào UNCLOS, các quốc gia thành viên mặc nhiên chấp nhận câu hỏi này là do chính Ṭa quyết định chớ không phải là do các bên trong vụ kiện.

Nếu câu trả lời là Ṭa có thẩm quyền th́ mới tiến tới xét xử về nội dung của vụ kiện. Ṭa Trọng Tài tiến hành phiên xử thẩm quyền từ ngày 7 đến 13 tháng 7 năm 2015. Ngày 29/10/2015, Ṭa ban hành phán quyết là Ṭa có thẩm quyền xét xử đối với 7/15 luận điểm (claims) của nguyên đơn và tạm hoăn cứu xét 7 luận điểm kia cho tới khi Ṭa xét xử nội dung vụ kiện. Ṭa cũng yêu cầu nguyên đơn làm rơ ư nghĩa và phạm vi của luận điểm thứ 15.

Phiên xử về nội dung và thẩm quyền của 7 luận điểm c̣n lại diễn ra từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015. V́ bị đơn không tham dự nên Ṭa cho Trung Quốc tới ngày 1/1/2016 để nộp văn bản tŕnh bày quan điểm hoặc phản bác. Sau đó Ṭa sẽ tiến hành thảo luận phán quyết và dự đoán sẽ ban hành phán quyết trong tháng 6 này.

Những vấn đề cần phán quyết

15 luận điểm của nguyên đơn có thể tóm tắt qua 4 phần. Thứ nhất, nguyên đơn lập luận rằng yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn dựa trên quyền lịch sử (historic rights) của Trung Quốc vi phạm UNCLOS và v́ vậy không có giá trị pháp lư. Thứ hai, một số thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng không phải là đảo theo định nghĩa của Điều 121(1) của UNCLOS mà chỉ là đá hoặc là đất nổi khi thủy triều xuống (Low Tide Elevations). Do đó, không có thực thể nào được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa. Đá chỉ hưởng quy chế lănh hải 12 hải lư. C̣n đất nổi khi thủy triều xuống không có quy chế nào cũng như không có bất cứ quốc gia nào có thể đặt ra yêu sách chủ quyền đối với chúng. Thứ ba, Trung Quốc đă vi phạm UNCLOS khi ngăn cản ngư dân Phi Luật Tân thực thi quyền khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của nguyên đơn chẳng hạn như dùng tàu lớn của lực lượng tuần duyên đâm vào tàu đánh cá của Phi Luật Tân. Nguyên đơn cũng lập luận rằng các công tác tôn tạo đảo cũng như xây dựng phương tiện và cấu trúc trên các ḥn đá mà Trung Quốc chiếm đóng vi phạm UNCLOS v́ đă làm tổn hại đến môi trường biển.

Đường 9 Đoạn

Bản đồ Đường 9 Đoạn lần đầu tiên được đưa ra trong thập niên 1930 bao phủ 90% diện tích Biển Đông. Khi Trung Hoa Dân Quốc phát hành bản đồ này vào năm 1947 th́ có 11 đoạn. Trong thập niên 1950, Trung Quốc (Cộng Sản) thoả thuận với Việt Nam bỏ bớt 2 đoạn. Vào năm 2009, Trung Quốc nộp Bản Đồ Đường 9 Đoạn với Ủy Hội Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền Đường 9 Đoạn. Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ nói rơ phạm vi của yêu sách này. Có nghĩa là có thể Trung Quốc đ̣i hỏi chủ quyền của nguyên vùng biển trong phạm vi Đường 9 Đoạn hoặc mọi thực thể cộng với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư chung quanh hoặc quyền được độc quyền đánh cá và khai thác dựa trên quyền lịch sử cho dù khu vực này nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Có hai cách mà Ṭa Trọng tài có thể sử dụng để phán quyết yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn. Thứ nhất, Ṭa có thể phán yêu sách này đơn giản không có cơ sở pháp lư dưới luật quốc tế và do đó là bất hợp pháp. Đây sẽ là một phán quyết rơ ràng và dứt khoát. Nhưng có lẽ Ṭa sẽ không làm vậy v́ chính Trung Quốc chưa xác định rơ ư nghĩa và phạm vi của yêu sách này. Cách thứ hai là Ṭa sẽ phán yêu sách Đường 9 Đoạn phải được hiểu theo UNCLOS. Có nghĩa là Trung Quốc đ̣i hỏi chủ quyền mọi thực thể nằm trong Đường 9 Đoạn cộng với quy chế hàng hải (maritime entitlements) chẳng hạn như lănh hải 12 hải lư hoặc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tùy theo bản chất của các thực thể là đá hoặc đảo dưới Điều 121 của UNCLOS. Đây cũng là một h́nh thức giữ thể diện cho Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ yêu sách Đường 9 Đoạn nhưng phán quyết của Ṭa sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành làm rơ và giới hạn yêu sách chủ quyền theo đúng tinh thần và điều khoản của UNCLOS.

Nếu Ṭa ra phán quyết vô hiệu hóa yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn th́ cũng sẽ tác động đến Đài Loan. Đài Loan không phải là thành viên UNCLOS và không áp đặt Đường 11 Đoạn như Trung Quốc. Yêu sách 9 Đoạn của Trung Quốc và 11 Đoạn của Đài Loan trên căn bản không có ǵ khác biệt. Phán quyết của Ṭa có thể sẽ thúc đẩy chính quyền của Đảng Dân Tiến điều chỉnh yêu sách cho phù hợp với UNCLOS.

Đảo, đá và đá ngầm

Trong đơn kiện, Phi Luật Tân lập luận rằng các băi đá ngầm gồm có Xu Bi (Subi Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Tư Nghĩa (Hughes Reef) và Vành Khăn (Mischief Reef) đều là đất nổi khi thủy triều xuống. Các thực thể này thường trực ở dưới mặt nước và chỉ nổi lên khi thuỷ triều xuống. Chúng không có quy chế hàng hải và không có nước nào có thể đặt yêu sách chủ quyền đối với chúng dưói Điều 13 của UNCLOS. Vấn đề là từ khi Phi Luật Tân khởi kiện th́ Trung Quốc đă bồi đắp đất và biến chúng thành đảo nhân tạo. Trung Quốc đă biến Ga Ven nguyên thủy là một cồn cát cao hai thước thành đảo nhân tạo với diện tích 136,000 mét vuông. Đá Tư Nghĩa bây giờ có diện tích 76,000 mét vuông. Đá Vành Khăn mà Trung Quốc chiếm từ tay của Phi Luật Tân vào năm 1995 đă được biến thành một ḥn đảo không lồ với diện tích 5.6 triệu mét vuông. Đá Xu Bi cũng biến thành đảo với diện tích gần 4 triệu mét vuông và chỉ cách đảo Thị Tứ mà Phi Luật Tân đang chiếm đóng có 14 km. Tuy nhiên, nguyên đơn đă nộp nhiều bằng chứng hải đồ và khảo sát của nhiều quốc gia xác nhận các thực thể này chỉ là đất nổi trên mặt nước khi thủy triều xuống trươc khi Trung Quốc biến chúng thành đảo nhân tạo. Đảo nhân tạo không được công nhận là đảo có quy chế hàng hải dưới Điều 121 của UNCLOS.

Nguyên đơn cũng lập luận là các thực thể khác mà Trung Quốc chiếm đóng gồm có Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) và băi cạn Scarborough đều là đá chớ không phải đảo và do đó chỉ hưởng quy chế 12 hải lư dưới Điều 121(3) của UNCLOS. Tương như như các băi đá ngầm, Trung Quốc đă xây đảo nhân tạo trên các băi đá này. Đá Gạc Ma bây giờ có diện tích 109,000 mét vuông và đá Châu Viên là 231,000 mét vuông có băi đáp trực thăng. Riêng đá Chữ Thập đă biến thành một ḥn đảo không lồ với diện tích 2.7 triệu mét vuông với đường băng dài 3,000 mét và một bến tàu nước sâu.

Một vấn đề có thể tạo bất lợi cho nguyên đơn liên quan tới Đảo Ba B́nh. Phi Luật Tân lập luận rằng không có thực thể nào ở Trường Sa gồm cả Ba B́nh có thể được gọi là đảo theo định nghĩa dưới Điều 121 của UNCLOS. Ba B́nh đă do Đài Loan chiếm đóng từ năm 1946. Trong tháng 3 vừa qua, Hiệp Hội Luật Quốc Tế Đài Loan đă nộp một bản đệ tŕnh gửi đến Ṭa Trọng Tài khẳng định rằng Ba B́nh là một ḥn đảo thực thụ có nguồn nước ngọt có thể duy tŕ đời sống con người và một nền kinh tế độc lập. Nếu trong tương lai Trung Quốc chiếm được chủ quyền của cả Đài Loan và Ba B́nh th́ vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc sẽ bao phủ các thực thể mà họ đang chiếm đóng.

Thật ra, việc thực thể được coi là đảo dưới Điều 121 có đời sống và nền kinh tế độc lập không đương nhiên được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nếu vi phạm nguyên tắc bất tương xứng (disproportionality test). Nguyên tắc này đă có tiền lệ và được áp dụng trong vụ kiện giữa Romania và Ukraine vào năm 2012. Xà Đảo (Snake Island) của Ukraine nằm trong Biển Đen có diện tích khoảng 0.20 km vuông và dân số 100 người mà đa số là quân lính biên pḥng và gia đ́nh cư ngụ. Các phương tiện trên đảo gồm có băi đáp trực thăng, cầu tàu, hải đăng, bưu điện, ngân hàng, hệ thống điện thoại và internet. Đảo không có nước ngọt và nhận cung cấp từ đất liền. Xà Đảo cách đảo Kubanskyi của Ukraine khoảng 35 km và thành phố Sulina của Romania khoảng 45 km. Trong vụ kiện này, Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă áp dụng nguyên tắc bất tương xứng và không cho Xà Đảo được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế v́ nếu làm thế th́ một ḥn đảo nhỏ nằm xa bờ sẽ gia tăng vùng đặc quyền kinh tế bất tương xứng với chiều dài bờ biển của Romania.

Tương tự như vậy, nguyên tắc này cũng được áp dụng trong vụ kiện giữa Nicaragua và Colombia vào năm 2012. Ṭa Án Công Lư Quốc Tế đă phán rằng một số đảo nhỏ thuộc chủ quyền Colombia chỉ được quy chế 12 hải lư v́ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Nicaragua. Nếu nguyên tắc bất tương xứng được Ṭa Trọng Tài áp dụng th́ sẽ có lợi cho Phi Luật Tân v́ vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân tường đối khá rộng tính từ đường cơ sở quần đảo của Luzon, Mindoro và Palawan. Dù sao đ́ nữa th́ Ṭa Trọng Tài không nhất thiết phải có phán quyết về Ba B́nh và có lẽ sẽ không làm việc đó v́ 15 luận điểm của Phi Luật Tân không nhắc tới Ba B́nh.

Tóm lại, phán quyết sắp tới của Ṭa Trọng Tài sẽ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng không chỉ trực tiếp đến các bên trọng vụ kiện mà đối với tất cả các quốc gia cũng như cho nền an ninh và ḥa b́nh trong khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương. Việt Nam là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhất từ yêu sách chủ quyền Đường 9 Đoạn của Trung Quốc. Cụ thể là ngư dân miền Trung thường xuyên bị tàu Trung Quốc đánh phá, cướp bóc và quấy nhiễu. Hy vọng là phán quyết sắp tới của Ṭa sẽ đóng góp vào tiến tŕnh xây dựng một thế giới pháp quyền để giảm bớt t́nh trạng "nước lớn bắt nạt nước nhỏ" như Tổng Thống Obama đă nêu ra trong bài phát biểu vừa qua tại Việt Nam.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 06-04-2016
Reputation: 21762


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 74,756
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tap_can_binh.jpg
Views:	0
Size:	28.1 KB
ID:	893304
nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 5,216 Times in 4,223 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 27 Post(s)
Rep Power: 84 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:29.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05753 seconds with 12 queries