Vietbf.com - Bắc Kinh đă điều 3 chiến hạm và 3 máy bay để đuổi theo sau chiến hạm USS William P. Lawrence vừa tiến vào khu vực 12 hải lư xung quanh đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, v́ Bắc Kinh cho rằng Mỹ đă di chuyển trái phép qua vùng biển của Trung Quốc.
Chiến hạm USS William P. Lawrence vừa tiến vào khu vực 12 hải lư xung quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Ảnh: US Navy
Phía Trung Quốc cũng gọi cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence là "mối đe dọa phi pháp với ḥa b́nh và chỉ làm cho sự hiện diện của các thiết bị pḥng vệ trong khu vực này trở nên cần thiết", Reuters đưa tin.
Theo Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, 3 máy bay chiến đấu và 3 chiến hạm đă được lệnh theo sát tàu chiến Mỹ, bao gồm 2 chiếc J-11 và một máy bay cảnh báo Y-8 cùng một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, một khinh hạm tên lửa dẫn đường và một tàu khu trục.
Các tàu Trung Quốc đă thách thức tàu Lawrence hàng chục lần qua radio nhưng không tiến lại gần. Bắc Kinh cho rằng Mỹ đă di chuyển trái phép qua vùng biển của Trung Quốc.
“Việc tuần tra của Mỹ một lần nữa chứng minh các hoạt động xây dựng cơ sở pḥng thủ trên các đá và rạn san hô ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) Bắc Kinh đang tiến hành là hoàn toàn hợp lư và cần thiết”, Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngang ngược nói.
Ông này c̣n ngang nhiên gọi việc tàu Mỹ áp sát đă Chữ Thập đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, đe dọa binh sĩ và công nhân trên rạn san hô và ảnh hưởng đến ḥa b́nh, ổn định trong khu vực.
Đá Chữ Thập và các thực thể mà Trung Quốc bồi lấp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồ họa: NYT
Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là nơi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa.
Đường băng dài 3.000 m trên thực thể này cho phép tất cả các chiến đấu cơ của Trung Quốc, bao gồm máy bay ném bom chiến lược, cất và hạ cánh.
Trước đó, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence của Mỹ đi vào vùng 12 hải lư quanh đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang bồi lấp phi pháp.
Hoạt động của tàu U.S.S. William P. Lawrence ngày 10/5 là lần thứ 3 Mỹ đi qua khu vực này trong ṿng 1 năm trở lại đây, nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông đồng thời thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Cuộc tuần tra diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama sắp công du tới Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đă phản bác câu hỏi cho rằng thông qua cuộc tuần tra, Mỹ muốn phát đi thông điệp nào đó.
“Đây không phải một chiến lược được tính toán trước. Tuần tra đảm bảo tự do hàng hải là hoạt động thường xuyên của Hải quân Mỹ”, ông Kerry nói với các phóng viên tại London, Anh.
Đề cập tới cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ, Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, cho rằng:
“Đá Chữ Thập là khu vực nhạy cảm v́ nó được coi là trung tâm của các hoạt động quân sự tương lai của Trung Quốc. Hàng loạt cơ sở hạ tầng, bao gồm đường băng dài 3.000 m, đă được xây dựng trên thực thể này”.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Việt Nam, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á – Thái B́nh Dương Daniel Russel, cho biết các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ có ư nghĩa quan trọng với các nước nhỏ.
“Nếu hải quân hùng mạnh nhất thế giới không thể đi lại tự do ở những vùng biển mà thế giới cho phép th́ các nước nhỏ hơn liệu có thể thực hiện được điều đó?”, ông Russel nói.
Đá Chữ Thập là một rạn san hô thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên đá này từ năm 1988.
Đến năm 2014, Trung Quốc bắt đầu đợt cải tạo quy mô trái phép đá này thành đảo nhân tạo lớn nhất Trường Sa.
Đường băng trên đá Chữ Thập dài hơn 3.000 m, có khả năng đảm bảo hoạt động của mọi loại máy bay, bao gồm phi cơ ném bom chiến lược tầm xa của Trung Quốc.