VBF-Mới đây, 1 sự thực về chuyện ngư dân TQ ra biển ồ ạt làm việc đă bị bại lộ sau khi có thông tin xác nhận việc các ngư dân được chính phủ cho tiền để ra biển. Số tiền mà họ nhận được là 20 ngh́n đô, thực sự là con số quá hấp dẫn với đại đa số ngư dân TQ.
Báo ABC News của Úc cho biết để củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lư của ḿnh ở biển Đông, Trung Quốc gần đây đă đầu tư cho các đội tàu cá ở đảo Nam Hải trở thành lực lượng dân quân và chi nhiều tiền cho các tàu cá thế này mỗi lần ra khơi.
Hoạt động như lực lượng dân quân trên biển nhưng dưới vỏ bọc dân sự, những đội tàu cá như thế này đă tiếp tay Trung Quốc trong việc chiếm đóng và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo.
ABC News cho biết đă t́m cách phỏng vấn những ngư dân này nhưng hầu hết họ đều từ chối. Tuy nhiên, một thuyền trưởng đă đồng ư cung cấp thông tin cho ABC News với điều kiện giấu tên. Người này chỉ vừa về lại đất liền sau hai tháng hoạt động tại quần đảo Trường Sa.
“Chúng tôi sẽ không đến đó nếu chính phủ không trả cho chúng tôi khoản hỗ trợ 20.000 USD cho mỗi chuyến đi và chúng tôi chỉ nhận được khoản tiền này nếu chúng tôi cam kết ra khơi như thế bốn lần một năm. Chúng tôi không kiếm tiền từ việc đánh bắt cá” – vị thuyền trưởng cung cấp thông tin.
Người này nói rằng đây là một cách nguy hiểm để kiếm sống. “Năm 1998, tại băi cạn Scarborough, tôi cùng với 60 thuyền viên khác từ bốn tàu đă bị lực lượng chức năng Philippines bắt giữ” - ông nói. “Chúng tôi đă bị tạm giam sáu tháng đến khi đại sứ quán Trung Quốc chi tiền bảo lănh chúng tôi về”.
Vị thuyền trưởng cho biết chính quyền Bắc Kinh cung cấp và huấn luyện cho khoảng 100 tàu đánh cá. Để đi xa hơn và ở lại lâu hơn, Trung Quốc gần đây c̣n hiện đại hóa đội tàu cá với 27 tàu đánh cá vỏ thép cỡ lớn hơn được trang bị định vị vệ tinh.
Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng cho các nhiệm vụ quan trọng nhất: chiếm và xây đảo ở băi cạn Scarborough, cách Philippines chỉ 200 km. Theo ABC News, Philippines hiện đang cố gắng ngăn chặn động thái của Trung Quốc thông qua ṭa án quốc tế.
Trung Quốc những năm gần đây đă ráo riết bồi đắp và xây đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp quốc tế lên án. Song song đó là một loạt các hoạt động làm leo thang căng thẳng khu vực như xây đường băng và đáp đổ các chuyến bay trái phép.
Nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Úc đă lên tiếng phản đối các hoạt động cải tạo trái phép cũng như các hành động gây khiêu khích, căng thẳng của Trung Quốc ở Trường Sa. Phía Mỹ cũng đă điều tàu và máy bay tuần tra gần khu vực này trong một động thái nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lư của Bắc Kinh.
|