Vietbf.com - Nga và Ấn Độ ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong mọi vấn đề về biển Đông, mà chỉ là vụ kiện ở Ṭa trọng tài thường trực The Hague mà Philippines là nguyên đơn chống lại Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên, cuộc họp cấp ngoại trưởng giữa ba nước đă công bố thông cáo chung.
Ba ngoại trưởng Vương Nghị (Trung Quốc), Sergei Lavrov (Nga) và Sushma Swaraj (Ấn Độ) chụp ảnh chung trước cuộc họp thường niên tại Matxcơva, ngày 18/04/2016.
Hai ngày sau khi cuộc họp kết thúc tại Matxcơva, tờ The Diplomat của Nhật Bản số ra ngày 21/04/2016 tiết lộ, trong bản thông cáo chung cuộc họp hôm 19/04/2016, ở điều khoản 21, ngoại trưởng Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lưu ư : “Tất cả những tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đối thoại giữa các bên liên quan. Thể theo tinh thần này, bộ trưởng ba nước kêu gọi tôn trọng đầy đủ các điều khỏan của Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển - UNCLOS, cũng như Tuyên Bố Chung về Cách Ứng Xử - DOC liên quan đến khu vực Biển Đông, và nguyên tắc thực thi DOC”.
Từ năm 2002, ngoại trưởng Nga, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tổ chức một cuộc họp thường niên. Được tổ chức tại Matxcơva, trong hai ngày 18 và 19/04/2016, đây là lần đầu tiên ngoại trưởng ba nước công bố bản tuyên bố chung kết thúc cuộc họp. Trong khi đó, như ghi nhận của báo The Diplomat, tại cuộc họp hồi năm 2015, New Delhi, Bắc Kinh và Matxcơva đă hoàn toàn im lặng về các tranh chấp chủ quyền, cho dù Trung Quốc tới tấp xây dựng đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền.
Vẫn theo tờ báo này, trong khóa họp lần thứ 14 giữa ngoại trưởng ba nước, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga, các bên lên tiếng về Biển Đông vào lúc Ṭa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc v́ bản đồ đường lưỡi ḅ ở Biển Đông.
Giới quan sát không ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh đă thuyết phục được Matxcơva đứng về phía Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông nhưng thái độ của New Delhi đang gây nhiều nghi vấn. Cho tới nay, Ấn Độ vẫn nghiêng về phía lập trường các đối tác như Mỹ, Việt Nam, Philippines, Úc và Nhật Bản, các nước này vốn ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải. Thậm chí, tuần trước, trong tuyên bố chung giữa bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ và Ấn Độ, New Delhi đă đặc biệt quan tâm tới vấn đề “an ninh và quyền tự do lưu thông hàng hải, trong đó có Biển Đông”.
Câu hỏi đặt ra đối với giới phân tích : Liệu quan điểm Mỹ-Ấn và lập trường của New Delhi trong bản tuyên bố chung với Nga và Trung Quốc về Biển Đông có mâu thuẫn hay đó chỉ là hai khía cạnh của cùng một vấn đề ?
rfi