Năm 2015 đă chứng kiến sự phát triển nhanh của nhiều ngành khoa học. Trong đó y học cũng có nhiều thành tựu nổi bật. Cùng điểm qua những thành tựu y học gây chấn động nhất trong năm qua.
Chúng ta hăy cùng điểm lại một số thành tựu y học nổi bật nhất trong năm qua, theo tổng hợp của Business Insider.
1. Chỉnh sửa gene
Phương pháp này được đưa ra từ năm 2014 nhưng đến năm 2015, khoa học đă đạt được những tiến bộ quan trọng cho phép chỉnh sửa dễ dàng cấu trúc gene của con người. Nó đă giúp CRISPR-Cas9 giành được giải thưởng đột phá của năm, vượt lên trên các sự kiện khoa học nổi bật khác như việc phát hiện ra Homo naledi (một tổ tiên chưa từng được biết đến của loài người) hay việc bay ngang qua sao Diêm Vương cho con người cái nh́n chi tiết nhất về ngôi sao này cũng như các mặt trăng của nó.
Việc phát minh ra phương pháp chỉnh sửa cấu trúc gene có thể ứng dụng được vào nhiều lĩnh vực như: điều trị các chứng rối loạn mắt hiếm, làm cho các loài thực vật không gây dị ứng cho cơ thể người…
2. Thành công trong việc phẩu thuật ghép mặt
Patrick Hardison, một lính cứu hỏa bị bỏng nặng khuôn mặt khi đang làm nhiệm vụ năm 2001 đă tham gia vào một cuộc phẫu thuật ghép da mặt (được người khác hiến tặng) trong tháng Tám vừa qua. Ca phẫu thuật kéo dài đến 26 giờ với sự tham gia của khoảng 100 người.
Đầu tiên, người ta tách khuôn mặt của người hiến tặng (người này có cùng kích thước khuôn mặt và nhóm máu với Patrick Hardison). Sau đó, ê kíp bác sỹ tiến hành loại bỏ các phần da, cơ bị hủy hoại của Patrick và gắn khuôn mặt của người hiến tặng vào. Trung tâm Y tế Langone của đại học New York hi vọng thành công này sẽ biến trung tâm thành nơi ghép mặt hàng đầu tại Mỹ.
3. Tạo ra thiết bị "đóng băng" vết thương do đạn bắn trong 20 giây
Những vết thương nghiêm trọng cần phải được xử lư và khâu lại càng nhanh càng tốt, đôi khi một vài giây chính là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Năm nay, FDA đă phê chuẩn Xstat, một thiết bị y tế có dạng ống tiêm giúp đem bọt biển nhỏ vào các vết thương sâu.
Khi tiếp xúc với máu, bọt biển sẽ mở rộng và bịt kín vết thương cho tới khi người bị thương nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết. Xstat đă được đưa vào sử dụng cho quân đội từ năm ngoái và hiện tại đă được cung cấp rộng răi để xử lư các vết thương tại gia.
4. Cấy ghép tử cung và dương vật
Trong vài tháng tới, các bác sỹ phẫu thuật đang lên kế hoạch thực hiện ca ghép tử cung đầu tiên tại Mỹ. Đây là hi vọng lớn dành cho những phụ nữ khao khát có con nhưng không có tử cung hoặc tử cung bị tổn thương. Từ trước đến nay chỉ mới có Thụy Điển là thành công trong việc cấy ghép tử cung.
Trong năm 2015, các nhà khoa học cũng cố gắng để sớm thực hiện được việc cấy ghép dương vật tại Mỹ. Tính đến thời điểm này, chỉ có 2 ca phẩu thuật dạng này được tiến hành và chỉ mới có một trường hợp thành công.
5. Khai thác hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư
Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, các loại thuốc sử dụng hệ thống miễn dịch như là một cách để điều trị ung thư đă khiến nhiều người thất vọng v́ hiệu quả tương đối thấp. Tuy nhiên, t́nh thế có thể sẽ khác trong tương lai tương tự như trường hợp cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, người đầu tiên khỏi bệnh ung thư sau khi thử nghiệm loại thuốc Keytruda (được FDA phê chuẩn trong năm 2014). Năm 2015, loại thuốc mới này đă được phê chuẩn để sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh ung thư khác và tỏ ra là một giải pháp khá hữu hiệu.
6. Chân tay giả có khả năng tùy chỉnh
Dù vẫn tỏ ra quá mắc với phần lớn người có nhu cầu nhưng các chân tay giả đă đạt được bước tiến rất lớn trong năm nay. Các nhà khoa học tại Johns Hopkins đă tạo ra một cánh tay robot kết nối trực tiếp với năo của một bệnh nhân 24 tuổi mắc bệnh tê liệt để giúp anh có thể "cảm nhận".
Sophie de Oliveira Barata, người được gọi là "nữ hoàng chân tay cá nhân giả" đă sử dụng silicone và các vật liệu khác để tạo ra các chi giả có khả năng tùy chỉnh trên thực tế. Các kỹ sư tại Đại học Saarland đă thiết kế một bàn tay bionic có sử dụng sợi mỏng niken-titan trong cảm biến chuyển động để điều khiển các cử động.
7. Vắc-xin sốt xuất huyết lần đầu tiên được thông qua
Trong tháng Mười hai, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, chính phủ Mexico đă thành công và phê duyệt loại vắc-xin có khả năng pḥng bệnh sốt xuất huyết, một căn bệnh lây lan từ muỗi và có tốc độ lây lan vào hàng cao nhất thế giới. Sốt xuất huyết được xem là mối đe dọa cho một nửa dân số của thế giới, tức là khoảng 400 triệu người mỗi năm.
V́ loại bệnh này có 4 chủng khác nhau nên các nhà khoa học đă hết sức khó khăn trong việc t́m ra được một loại thuốc có thể giải quyết được tất cả. Nhưng loại vắc-xin mới đă có khởi đầu rất hứa hẹn.
8. "Viagra" đầu tiên cho giới nữ
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe t́nh dục cho phụ nữ đă đạt được bước tiến lớn trong năm nay khi FDA chấp thuận cho Addyi, một viên thuốc có tác dụng tăng ham muốn t́nh dục cho phụ nữ được lưu hành. Trước sự ngạc nhiên của các nhà sản xuất, doanh số của loại thuốc này có dấu hiệu giảm. Giám đốc điều hành của công ty đă từ chức 4 tháng sau khi viên thuốc này được phê duyệt và được mua lại bởi Valeant Pharmaceuticals.
Mặc dù thất bại trên thị trường nhưng Addyi có thể khiến cho nhiều loại thuốc tăng ham muốn cho phụ nữ được chấp thuận trong tương lai.
9. Xét nghiệm máu với chỉ một giọt làm mẫu thử
Đây là một năm lớn cho Theranos, một công ty chuyên về công nghệ xét nghiệm máu với giá trị khoảng 9 tỷ USD khi họ tiến hành các nghiên cứu giúp việc xét nghiêm máu được tiến hành đơn giản như việc trích máu từ ngón tay. Công ty đă được các cơ quan chức năng chấp thuận cho thử nghiệm đầu tiên vào tháng Bảy năm nay nhưng chỉ một tháng sau đă có nhiều nghi vấn nổi lên xung quanh việc liệu các xét nghiệm mà Theranos đang tiến hành có mang lại hiệu quả như nó được quảng cáo hay không.
Các thông tin gần đây cho thấy mặc dù đă đạt được một số kết quả ban đầu nhưng phải c̣n rất lâu nữa trước khi phương pháp này được đưa vào ứng dụng trong thực tế.
10. Những tiến bộ quan trọng hướng đến việc xóa bỏ HIV/AIDS
Năm nay, đă có nhiều bước tiến lớn trong việc ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Một loại vắc-xin chống HIV đă được đưa vào thử nghiệm trên cơ thể người và đă chứng tỏ được hiệu quả bước đầu. Song song đó, việc tiêm thuốc mới điều trị HIV mà chỉ phải tiêm 1 hoặc 2 tháng một lần đang dần trở thành hiện thực. Một tin tốt lành khác là loại thuốc này vẫn chưa mang lại một tác dụng phụ đáng kể nào cho những người t́nh nguyện cho đến thời điểm này.
VietBF © Sưu Tầm