Bao giờ Mỹ mới hết lệ thuộc ‘ông lớn’ này?
Mỹ vẫn chưa thể vượt được Nga về khoản này…
Bảo sao mà không thể ‘thoát’ khỏi Nga được???
Không thể thay thế
PressTV cho biết, hai công ty của Mỹ là ULA (United Launch Alliance), liên doanh giữa tập đoàn chế tạo máy bay Boeing và tập đoàn kỹ thuật quốc pḥng Lockheed Martin vừa đặt mua 20 động cơ tên lửa RD-180 do Nga sản xuất.
Động cơ RD-180 trang bị cho tên lửa Mỹ.
Phía Mỹ cho biết, số động cơ RD-180 mua của Nga sẽ được dùng để nâng tên lửa Atlas V cho đến khi động cơ mới do Mỹ phát triển được cấp phép sử dụng.
Phát ngôn tập đoàn ULA Jessica Rye cho biết, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các động cơ mới khi hoàn tất đơn đặt hàng 29 động cơ trước đó. Trong năm 2015 mới chỉ có 8 động cơ của đơn hàng này được giao.
Đơn đặt hàng 29 động cơ tên lửa từ Nga được Mỹ kư trước khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga v́ những cáo buộc liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Theo đó, các công ty tư nhân và quốc doanh của Mỹ sẽ không thể tiến hành các hoạt động hợp tác với Nga.
Tuy nhiên, các công ty quốc pḥng của Mỹ đă vận động để được nới rộng lệnh trừng phạt, cho phép họ được mua động cơ tên lửa đẩy của Nga. Ngoài ra, Bộ Quốc pḥng Mỹ cũng yêu cầu được hưởng đặc quyền này.
Hồi tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter và Giám đốc t́nh báo của Mỹ James Clapper đă đệ tŕnh kiến nghị lên Thượng viện Hoa Kỳ, cho phép quân đội nước này mua động cơ tên lửa đă đặt mua của Nga.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc và Giám đốc t́nh báo Mỹ đă yêu cầu Thượng viện tháo dỡ hạn chế về cung cấp động cơ tên lửa RD-180 của công ty "Energomash" (Nga) v́ Mỹ gặp "những thách thức lớn" trong lĩnh vực phóng thiết bị không gian v́ mục đích quốc pḥng và t́nh báo.
Lầu Năm Góc đă đặt mua tất cả 18 động cơ RD-180 theo hợp đồng được kư kết trước khi bán đảo Crimea sát nhập vào lănh thổ Liên bang Nga. Do các hạn chế bởi lệnh trừng phạt Nga do Thượng viện nước này đặt ra, phía quân đội chỉ được phép mua 5 động cơ.
Hiện nay, với sức mạnh và độ tin cậy cao động cơ RD-180 đang là lựa chọn số 1 của Mỹ: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ…", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.
Cách Mỹ giảm lệ thuộc vào Nga
Trang DefenseTech.org dẫn nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để người Mỹ mới có thể giảm lệ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy có giá thành rẻ và cực hiệu quả do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang nỗ lực rất lớn để đẩy nhanh quá tŕnh sản xuất ra những động cơ đủ mạnh để thay thế sản phẩm nhập khẩu từ Nga.
Hồi tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ đă thông qua quyết định chi 220 triệu USD nhằm phát triển một loại động cơ thay thế RD-180. Trong tương lai, chính phủ có thể tiếp tục cung cấp ngân sách cho dự án này. Tuy nhiên, thời điểm một động cơ sản xuất tại Mỹ cho tên lửa Atlas V sớm nhất phải mất trên 10 năm nữa.
Ngoài ra, công ty SpaseX cũng đang phát triển tên lửa Falcon 9R với mục đích thay thế RD-80, tuy nhiên trong cuộc thử nghiệm hồi cuối năm 2014, sản phẩm của công ty này đă nổ tung ngay khi rời bệ phóng khiến chương tŕnh bị đ́nh trệ.
Tuy nhiên vào tối 21/12/2015, tên lửa Falcon 9R đă được phóng thành công lên tầng quỹ đạo thấp của Trái Đất và quay lại mặt đất an toàn trong ṿng 10 phút đă thắp lên hy vọng cho người Mỹ.
Được biết, NASA cũng tham gia vào chương tŕnh phát triển động cơ tên lửa đẩy của Mỹ với sản phẩm Space Launch System (SLS) - động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cực mạnh và đă được thử nghiệm thành công trên mặt đất hồi đầu năm 2015.
Theo những thông tin được NASA tiết lộ, SLS có chiều dài 54m, tải trọng lên tới 130 tấn. Việc phóng SLS tạo ra lực đẩy 1.630 tấn và sản sinh nhiệt độ cao lên tới 2.500 độ C.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong 126 giây, vụ thử lần này được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao (90 độ F/32 độ C). Dự kiến, cuộc thử nghiệm SLS tiếp theo sẽ được NASA thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp (40 độ F/4,4 độ C).
Tuy nhiên, từ thử nghiệm thành công trên mặt đất đến ứng dụng thực tế là một khoảng cách rất xa, theo John Logsdon.