Theo quy luật th́ mưa sao băng hàng năm sẽ diễn ra vào khoảng từ ngày 4/12 - 17/12. Năm nay dự kiến cực điểm diễn ra vào khoảng 18h00 UT ngày 14/12, tức 01:00 AM ngày 15/12 (giờ Việt Nam, theo dự báo của IMO). Theo đó, thời điểm quan sát tốt nhất ở nước ta theo dự báo là vào đêm 14-rạng sáng ngày 15 tháng 12.
Như vậy vào rạng sáng ngày 15/12 sẽ có trận mưa sao băng Song Tử - Geminids, đây là trận mưa sao băng đứng đầu trong các đợt mưa sao băng của năm về độ rực rỡ cũng như tần suất.
Một vệt sao băng Geminid, chụp bởi tác giả Jimmy Westlake
Mưa sao băng Geminids có nguồn gốc từ vật thể 3200 Phaethon, mà các nhà khoa học tin rằng vật thể này chính là phần nhân của một sao chổi nào đó c̣n sót lại sau những cuộc hành tŕnh của nó và bị gió mặt trời thổi hết lớp đá băng bên ngoài. 3200 Phaethon trong quá khứ di chuyển cắt ngang qua quỹ đạo của Trái Đất và để lại một dải đá bụi.
Mưa sao băng Geminids sẽ diễn ra hằng năm, khi hành tinh của chúng ta định kỳ trong khoảng thời gian đầu tới giữa tháng 12 di chuyển qua dải đá bụi kể trên.
Tần suất: 50-100 vệt/giờ, trong điều kiện quan sát lư tưởng có thể lên tới 120 vệt/giờ (theo IMO);Cực điểm dự báo (giờ VN) 01:00 ngày 15/12.
Theo anh Đặng Tuấn Duy - Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, thời điểm quan sát tốt nhất: từ đêm ngày 14 tới rạng sáng ngày 15/12. Tâm điểm quan sát thuộc cḥm Song Tử - Gemini (cḥm sao Song Tử mọc dần từ hướng Đông vào khoảng 20h và lên cao dần khi đến gần sáng, các bạn hăy dùng ảnh minh họa phía dưới, với cḥm sao Orion rất dễ nhận biết trên bầu trời mùa đông với 3 ngôi sao thẳng hàng ở thắt lưng để xác định vị trí của cḥm sao Song tử- Gemini).
Chúng ta có thể bắt đầu quan sát từ khoảng 22h khi tâm điểm đă lên khá cao cho tới rạng sáng. Năm nay Mặt Trăng lặn dần ở chân trời tây khi trời tối để lại bầu trời đủ tối cho việc khả năng quan sát các vệt sao băng.
Therealtz © VietBF