Hôm nay 1/12, ngành hàng không Việt Nam đă có một sự kiện đặc biệt. Đó là một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ đă chính thức giành được chứng chỉ bảo dưỡng máy bay của Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Với sự công nhận của Mỹ th́ rơ ràng Việt Nam có quyền tự hào.
Chứng nhận được trao cho AESC
Ngày 1/12, Cục Hàng không Liên Bang Hoa Kỳ đă trao Chứng chỉ phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng theo Quy chế Hàng không Liên bang FAR - Part 145 cho Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không (AESC) – một doanh nghiệp do các cá nhân ở Việt Nam thành lập. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT; ông Stuart Schaag, Tham tán thương mại Đại sứ quán Hoa Kỳ.
Đây được coi là sự kiện đặc biệt đối với ngành hàng không Việt Nam khi giấy chứng nhận này được trao cho một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng đánh giá cao việc đi tắt đón đầu về dịch vụ sửa chữa máy bay của AESC khi số lượng tàu bay của Việt Nam đang tăng nhanh.
AESC là công ty cổ phần tư nhân thành lập năm 2008, được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ từ tháng 2/2009, bắt đầu cung cấp dịch vụ cho các hăng hàng không trong nước.
Sáu năm sau, đến tháng 10/2014, AESC mới đạt được phê chuẩn của Ủy ban An toàn Hàng không Châu Âu (EASA). Đến lần phê chuẩn này, AESC phải trải qua 5 giai đoạn, với các quy tŕnh kiểm tra nghiêm ngặt, kéo dài trong suốt thời gian gần 1 năm.
Chế tạo chi tiết máy bay tại AESC
“Những phê chuẩn này cho phép AESC mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trong nước và khu vực với tiêu chuẩn chất lượng mang tầm quốc tế” – ông Trần Hải Đăng, GĐ điều hành AESC chia sẻ.
Hiện nay AESC cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị, cấu kiện phụ tùng máy bay như bánh xe, cụm phanh, b́nh ô xy, ghế máy bay và các thiết bị khoang bếp như ḷ nướng, máy pha cà phê….cho Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air, Vasco… và các hăng hàng không nước ngoài như Lao Airlines, Cambodia Angkor Air, Sky Angkor Air, Bassaka Air, Air Bagan, EGAT…
AESC cũng kư kết với công ty Eagle Flight Training Limited của New Zealand trong đào tạo phi công, công ty Mil-Com Aerospace Group của Singapore trong đào tạo kỹ thuật cơ bản về hàng không.
Therealtz © VietBF