Sau vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris, Đông Nam Á không loại trừ bị tấn công. Hiện nay khu vực này đang đặt trong t́nh trạng báo động cao bởi đang diễn ra các hội nghị quốc tế quan trọng. Hơn nữa, tại đây IS đang nhen nhóm hoạt động và không biết điều ǵ sẽ xảy ra khi ṿi của chúng đă vươn tới nơi.
Tại thủ đô Manila của Philippines, để bảo đảm an toàn cho Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương (APEC), nhà chức trách Philippines đă triển khai hơn 20.000 nhân viên an ninh bảo vệ những địa điểm trọng yếu. Các biện pháp kiểm tra an ninh gắt gao cũng được thắt chặt.
Malaysia cũng huy động hơn 4.000 nhân viên cảnh sát tại các vị trí chủ chốt nhằm tăng cường bảo vệ an ninh cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) vào cuối tuần này.
Trước mối lo khủng bố, Bộ trưởng Quốc pḥng Singapore Ng Eng Hen hồi đầu tuần cho biết nước này đă tăng cường canh pḥng tại các cơ sở quan trọng.
Trong khi đó, các lực lượng chống khủng bố của Indonesia kiểm soát chặt chẽ một số phần tử vừa quay trở về nước sau khi bọn họ t́m cách liên lạc với IS ở Syria và Iraq. Ngày 18-11, thành viên thuộc hải quân nước này được tăng cường tại sân bay quốc tế Juanda tại TP Surabaya ở tỉnh Đông Java. Hải quân Indonesia đang điều hành một căn cứ tại sân bay này.
Binh lính Philippines tăng cường canh pḥng gần khu vực diễn ra hội nghị APEC. Ảnh: AP
Mới đây, các nguồn tin nói với báo The Straits Times rằng mức cảnh báo an ninh trong khu vực được nâng lên ngay cả trước khi xảy ra các cuộc tấn công ở Paris, giữa lúc lo ngại sẽ xảy ra những vụ tấn công của IS hay chi nhánh của tổ chức này.
Các chuyên gia cho rằng mối đe dọa từ các chi nhánh của IS là có thực. Có đến 30 phần tử từ Indonesia, Malaysia và Philippines được cho là đă cam kết trung thành với IS trong năm qua, chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng tăng của nhóm trong khu vực. Số liệu mới nhất cũng cho thấy khoảng 700 người ở Đông Nam Á, trong đó có một vài người Singapore, đến Trung Đông để chiến đấu hoặc được đào tạo dưới trướng IS.
Nhiều người trong số này sau đó đă trở về quê nhà, chủ yếu do bị Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất. Riêng Indonesia có 162 công dân bị trục xuất cho đến giờ, theo Phó Giám đốc Cơ quan chống khủng bố quốc gia, Tổng Thanh tra Arief Dharmawan cho biết.
Chuyên gia Damien Dominic Cheong thuộc Trung tâm An ninh Quốc gia (CENS) của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam – Singapore, nhận định những phần tử quay về “ngay lập tức thu hút tín đồ và cảm t́nh viên, khiến việc thành lập các nhóm khủng bố trở nên dễ dàng hơn”.
Therealtz © VietBF