Nhiều nghi ngờ việc Trung Quốc phủ nhận về khả năng quân sự hóa trên Biển Đông xuất hiện có căn cứ, khi Trung Quốc cho xây dựng các đảo nhân tạo, tạo đường băng và ư định đưa dàn tên lửa đối không ra khu vực tranh chấp. Nếu điều đó xảy ra, sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát được sự bành chướng quân sự đó của Trung Quốc bởi nước này có những loại khí tài tiên tiến bậc nhất thế giới.
Bản chất và h́nh thức quân sự hóa của Trung Quốc sẽ cho thấy rơ ràng sự áp đảo về quân sự của họ trên Biển Đông so với các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn khác. Các quốc gia c̣n lại không có thiết bị đối kháng tân tiến, và cũng không sở hữu các thiết bị ISR đủ mạnh để thách thức nếu Trung Quốc đưa tên lửa tới các đảo nhân tạo.
Quan trọng hơn, ngay cả khi các nhà hoạch định quân sự khu vực sở hữu những tên lửa có tầm bắn tương đương, độ hữu ích của chúng cũng giảm nhiều do thiếu các trang thiết bị ISR đủ mạnh và ổn định để cung cấp thông tin về mục tiêu.
Malaysia chỉ có một vài máy bay tuần tra biển Beech 200 và các chiến đấu cơ trinh sát RF-5E Tigereye là những hệ thống có khả năng ISR tốt nhất trong khu vực. Nhưng đây sẽ là những mục tiêu dễ dàng cho các tên lửa pḥng không loại thường của Trung Quốc, chưa nói tới các hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại như HQ-9 hay S-300.
Tóm lại, không bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn nào có được hệ thống nhận biết trên biển hiệu quả cũng như vũ khí cần thiết để đối trọng Trung Quốc, mà không đặt các chiến đấu cơ, tàu nổi và nhân sự của ḿnh trong tầm bắn của tên lửa pḥng không và đối hạm của Bắc Kinh.
Các con đường quân sự hóa Trung Quốc có thể chọn dường như đều "đáng đồng tiền bát gạo". Việc xây dựng đảo nhân tạo từ các băi đá ngầm và rạn san hô, đồng thời xây đường băng là phần tốn kém nhất trong dự án. Quá tŕnh triển khai radar, máy bay giám sát, hoặc các tên lửa đối hạm và pḥng không có thể sẽ ít tốn kém hơn.
Trái lại, theo dánh gái của Glaser và Chen, bất kỳ nỗ lực quân sự nào để vô hiệu hóa hệ thống pḥng thủ của Trung Quốc sẽ tốn kém hơn cả về mặt tài chính và con người. Tên lửa hành tŕnh Trung Quốc có tầm bắn xa hơn hầu hết các vũ khí đối kháng khác, ngoại trừ những loại đắt nhất. Những cuộc diễn tập gần đây cho thấy các hệ thống tên lửa đất đối không của Trung Quốc khi được kết hợp và tập trung lại cho thể kháng cự tất cả, trừ lực lượng không quân hàng đầu.
Dù không quân Mỹ và vũ khí đối kháng của họ có thể áp chế các cứ điểm của Trung Quốc trên đảo nhân tạo, khoảng cách rất xa mà Mỹ phải đối mặt khi triển khai lực lượng từ nước ḿnh hoặc các căn cứ tiền tiêu, vẫn khiến những thách thức quân đội Trung Quốc có thể đặt ra trên Biển Đông phải được chú ư hơn.
Những đường băng Trung Quốc xây dựng, cùng với cấu trúc pḥng thủ trên các đảo nhân tạo là chưa từng có trong hai năm trước. Việc nước này phủ nhận quá tŕnh quân sự hóa là đáng ngờ. Các đường băng giúp tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong thời b́nh, và tạo ra những căn cứ quân sự dự pḥng có thể giúp tăng sức mạnh trong thời chiến.
Việc xem xét lướt qua các lựa chọn quân sự hóa cho thấy lo ngại của giới chức Mỹ về khả năng Trung Quốc tăng cường hành động quân sự là có cơ sở. Bất kỳ hành động quân sự hóa nào của Bắc Kinh cũng sẽ chỉ có tác dụng hạn chế với Washington, nhưng lại tạo thế thượng phong về quân sự cho Trung Quốc trước các quốc gia láng giềng. Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ xung đột, khiến Mỹ phải nhập cuộc.
vietbf @ sưu tầm