Mới đây chính phủ Tàu khựa đã cho phép mỗi gia đình có con thứ 2. Dân số già có thể thấy rõ tại Tàu khựa, tuy nhiên dù chính sách mới ra như vậy cũng chưa huých được dân số đẻ nhiều trẻ hóa được, vì giá cả leo thang. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Được biết, tỷ lệ sinh con của phụ nữ Trung Quốc chỉ ở mức 1.4 trong số những phụ nữ trẻ. Con số này cho thấy tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang trong tình trạng thấp đến mức báo động. Quốc gia này cần phải tăng con số lên đến 2.1 để bù đắp lại sự mất cân bằng về giới tính cũng như sự suy giảm của dân số.
Chính sách một con ở Trung Quốc được xem là không phù hợp trong thời đại ngày nay.
Photo Courtesy: REUTERS/Kim Kyung-Hoon/Files
Chi phí sống đắt đỏ sẽ khiến nhiều cặp vợ chồng ngại việc sinh thêm con. photo courtesy: Reuters/ Carlos Barria
Cali Today News - Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa công bố xoá bỏ chính sách một con, cho phép hầu hết các cặp vợ chồng tại quốc gia này được phép sinh thêm đứa con thứ hai. Đó quả là một tin tuyệt vời. Nhưng có lẽ đã quá trễ để Bắc Kinh sửa chữa những hỏng hóc quá lớn trong mô hình tăng trưởng kinh tế quốc gia gây ra bởi chính sách một con. Điển hình là sự mất cân bằng về giới tính trong dân số cũng như hiện tượng "dân số bị lão hoá".
Một lý do lớn khiến việc sửa đổi của Bắc Kinh bị xem là quá trễ, chính là chính sách một con đã khiến nhiều cặp vợ chồng không được phép sinh thêm con. Nói đúng hơn, nó đã khiến những sinh hoạt phí thường ngày tại các thành phố leo thang - nhưng nơi mà chính sách một con chủ yếu được áp đặt. Theo Leta Hong Fincher, tác giả của một cuốn sách về sự mất cân bằng về giới tính trong dân số ở Trung Quốc, nhận định:
"Rất nhiều những cặp vợ chồng trẻ nói rằng họ không muốn có con vì chi phí sống tại các thành phố đã trở nên quá đắt đỏ."
Được biết, tỷ lệ sinh con của phụ nữ Trung Quốc chỉ ở mức 1.4 trong số những phụ nữ trẻ. Con số này cho thấy tỷ lệ sinh của Trung Quốc đang trong tình trạng thấp đến mức báo động. Quốc gia này cần phải tăng con số lên đến 2.1 để bù đắp lại sự mất cân bằng về giới tính cũng như sự suy giảm của dân số.
Chi phí sống không phải là vấn đề duy nhất mà chính sách một con gây nên. Dĩ nhiên dân số Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030, năm mà Trung Quốc được dự đoán sẽ có đến 1.45 tỷ dân. Nhưng thực chất, dân số Trung Quốc tăng không phải vì số trẻ em ra đời tăng, mà là vì số người lớn tuổi ngày càng sống thọ hơn. Theo thống kê chính thức, dân số ở độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt cao điểm vào năm 2012, tức 1 tỷ người. Và trong năm nay con số này chỉ còn lại 930 triệu người lao động. Cho đến năm 2025 thì lực lượng lao động của Trung Quốc sẽ giảm dần 10 triệu người mỗi năm. Điều này có nghĩa là Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với sự bất lợi so với những nước láng giềng.
Một vấn đề khác đã phát sinh trong xã hội Trung Quốc chính là sự cách biệt lớn về giới tính của dân số. Tính đến 2020, số đàn ông sẽ nhiều hơn số phụ nữ từ 30 đến 35 triệu người. Đây là một dấu hiệu đáng cảnh báo đối với xã hội cũng như nền kinh tế Trung Quốc.
Phải mất hơn hai thập niên nữa thì chính sách dân số mới của Trung Quốc mới "phát huy tác dụng" của nó. Thêm nữa, trừ khi chi phí để nuôi một đứa trẻ giảm xuống, nếu không chính sách hai con cũng không thể thay đổi được một xã hội coi trọng con trai hơn con gái của Trung Quốc. Cho đến nay, những kỹ thuật lựa chọn giới tính thai nhi vẫn được phổ biến rất rộng rãi trong xã hội Trung Quốc.
Nói như vậy không phải để chứng minh rằng chính sách hai con không phải là một thành công của Chủ tịch Tập Cận Bình. Để thay đổi chính sách cũ, ông Tập đã phải vượt qua được Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình - một bộ máy quan liêu được tổ chức rất chặt chẽ. Được biết, cơ quan này của chính quyền Bắc Kinh đã thu về hàng triệu Mỹ Kim từ việc phạt tiền những gia đình đã vi phạm chính sách một con. Cơ quan này còn buộc phụ nữ phải triệt sản hay phá thai nếu họ sinh thêm con thứ hai. Chính những việc làm quá đáng đã khiến người dân Trung Quốc rất oán giận cơ quan này.
Linh Lan (Theo QZ.com)