Trung Quốc bày tỏ những thái độ bất b́nh xung quanh việc Mỹ sắp sửa thực hiện hóa kế hoạch áp sát những đảo nhân tạo trái phép do Trung Quốc xây dựng. Theo đó t́nh h́nh giữa 2 nước có thể sẽ trở nên rất căng thẳng và các nước vẫn đang chờ đợi phản ứng của Trung Quốc khi Mỹ chính thức bắt đầu kế hoạch này, theo chuyên gia nhận định nếu Trung QUốc không bành chướng tại Biển Đông th́ Mỹ cũng sẽ không đến mức phải cứng rắn như vậy.
PV: Thưa Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, là một chuyên gia quân sự, ông có nhận định như thế nào về những diễn biến mới đây trên Biển Đông?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Ư đồ và âm mưu độc chiếm biển Đông thông qua hàng loạt hành động nhằm cụ thể hóa “Đường lưỡi ḅ” phi pháp của Trung Quốc (TQ) là điều mà dư luận quốc tế đều đă biết và nắm bắt được.
Chúng ta phải hiểu rằng, giờ đây vấn đề Biển Đông không chỉ nằm trong phạm vi khu vực mà là của cả thế giới. Là vấn đề chiến lược của các nước lớn, bao gồm cả Mỹ và TQ.
T́nh h́nh ở khu vực này trở nên căng thẳng và phức tạp như hiện giờ hoàn toàn là do TQ. Không phải ngẫu nhiên mà TQ ngốn hàng tỷ USD vào dự án bồi đắp trái phép đảo nhân tạo ở khu vực này.
Ẩn sau đó, là sự h́nh thành nên những căn cứ liên hợp giữa hải quân và không quân ở giữa ḷng Biển Đông. Từ đó, một vành đai an toàn trên biển mang tên TQ sẽ được bung ra và uy hiếp các nước nhỏ khác tại khu vực Đông Nam Á.
Tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông rơ ràng bị đe dọa nghiêm trọng.
PV: Tờ The Times of Asia hôm 21/10 đưa tin, Tổng thống Mỹ B. Obama đă đồng ư cho Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương đưa tàu chiến vào tuần tra tại khu vực 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo trên Biển Đông trong vài tuần tới, ông có b́nh luận ǵ về vấn đề này?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Trước hết, phải thấy rằng khái niệm “bảo vệ tự do hàng hải, hàng không” hiện đều được cả Mỹ và TQ sử dụng để nói về hành động của ḿnh.
Tuy nhiên, độ tin cậy và bản chất của các hành động mới đây mà TQ thể hiện có thực sự là để bảo vệ tự do hàng hải, hàng không hay không th́ chắc cộng đồng quốc tế đều đă biết.
Việc Tổng thống Mỹ B. Obama đă phê chuẩn để Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương của Mỹ điều tàu tuần tra quanh khu vực 12 hải lư cạnh các ḥn đảo nhân tạo phi pháp mà TQ bồi đắp theo tôi đánh giá là phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS 1982), mỗi quốc gia có quyền xác định lănh hải, là vùng biển cách xa bờ không vượt quá 12 hải lư. Nhưng lănh hải chỉ có giá trị đối với lănh thổ và hải đảo tự nhiên thuộc chủ quyền của nước đó.
C̣n những mỏm đá, băi đá ngầm ch́m dưới mặt biển khi thủy triều lên và các đảo nhân tạo thành lập trên những băi đá ngầm đó không phải là hải đảo và không được trao quyền quy định vùng lănh hải.
Mỹ đă tuyên bố như vậy th́ chắc chắn, họ đă sẵn sàng cho những hành động cứng rắn tiếp theo nhằm chế áp tham vọng bành trướng lănh thổ trên Biển Đông của TQ, bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không tại khu vực giàu tiềm năng này.
Một động thái mang tính thách thức đối với yêu sách chủ quyền phi lư của TQ trên Biển Đông của Mỹ sẽ khiến cho Bắc Kinh phải thận trọng.
PV: Ngoài đảo nhân tạo, Trung Quốc c̣n xây dựng thêm những ngọn hải đăng trái phép trên Biển Đông. Trước những diễn tiến mới này, Việt Nam chúng ta cần phải làm những ǵ thưa ông?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: TQ đă rất khéo lợi dụng một chi tiết rất nhỏ trong lịch sử ngành hàng hải thế giới, đó là những ngọn hải đăng.
Thời gian qua, họ đă cho xây dựng và đi vào hoạt động hai ngọn hải đăng trái phép ở Băi Châu Viên và Băi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bất chấp phản đối trước đó của cộng đồng quốc tế.
Mục đích chính của TQ chính là muốn tàu bè của các nước đi vào Biển Đông phải gián tiếp công nhận sự tồn tại hợp pháp của những ngọn hải đăng trái phép này là của họ, từ đó dần dần sẽ là sự thừa nhận đối với chủ quyền của TQ trên các đảo nhân tạo phi pháp kia.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, các thiết bị định vị điện tử trên tàu thuyền là khá phổ biến. Tuy nhiên, vai tṛ của những ngọn hải đăng khi tàu bè đi vào vùng gần bờ khỏi bị va vào các băi đá ngầm, đảm bảo cho an toàn hàng hải vẫn có những giá trị của nó.
Thông qua hàng loạt các tuyên bố ngang ngược cả trên bàn ngoại giao lẫn thực địa của TQ như vậy, tôi thiết nghĩ, Việt Nam chúng ta cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa.
Dựa trên cơ sở hiểu biết về Luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982 để đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của ḿnh.
Đồng thời, cần tỉnh táo nắm bắt t́nh h́nh và tranh thủ các điều kiện khách quan để t́m kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
vietbf @ sưu tầm