Hôm nay 22/10, nhiều trại tạm trú dành cho người xin tị nạn đă được cảnh sát Đức giải nguy khỏi âm mưu phóng hỏa v́ họ đă ngăn chặn thành công âm mưu phóng hỏa. Kẻ âm mưu phóng hỏa là 13 đối tượng thuộc phong trào cực tả t́nh nghi lên kế hoạch phóng hỏa hai địa điểm tạm trú dành cho người tị nạn. Hiện nay Đức phải huy động một lượng lớn cảnh sát canh pḥng cho các trại tị nạn.
Trước đó, ngày 21/10, trong một cuộc đột kích, 11 thành viên của các phong trào cực hữu và các băng nhóm tội phạm cũng đă bị cảnh sát tại đây bắt giữ do có âm mưu tấn công người nhập cư.
Nhiều vụ tấn công nơi ở tạm của người tị nạn đă diễn ra tại châu Âu
Theo Văn pḥng cảnh sát pḥng chống tội phạm liên bang Đức, chỉ trong ṿng 3 tháng 7,8 và 9, số vụ tấn công nhằm vào các trung tâm dành cho người xin tị nạn đă lên đến 285 vụ, cao hơn con số 198 vụ của cả năm 2014.
Các vụ tấn công phản đối người nhập cư không chỉ gia tăng về số lượng mà c̣n thay đổi về cách thức hành động. Nhiều báo cáo của các tổ chức giám sát nhân quyền và nhập cư trong những tháng gần đây cho thấy t́nh trạng người di cư bị tấn công ngay từ khi c̣n lênh đênh trên những con thuyền từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp bắt đầu xuất hiện.
Những đối tượng bịt mặt di chuyển trên tàu cao tốc, tấn công các thuyền cao su chở người di cư rồi lấy đi động cơ của những chiếc thuyền này. C̣n tại Thụy Điển, ngày 21/10 xảy ra vụ tấn công bằng kiếm nhằm vào một ngôi trường có rất nhiều trẻ nhập cư mới nhập học, khiến một giáo viên và một học sinh thiệt mạng.
Trong khi đó, ḍng người di cư đổ về châu Âu vẫn không hề có dấu hiệu giảm đi khiến cho nhiều quốc gia thuộc châu lục này rơi vào t́nh trạng quá tải. Hy Lạp đă phải kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ bổ sung 330 triệu euro (374 triệu USD) trong năm 2016 để giải quyết các vấn đề liên quan tới người di cư.
Số người di cư dồn về Slovenia, điểm nóng nhập cư mới ở Nam Âu, cứ 24 giờ lại xác lập một kỷ lục mới. Đức, điểm đến lư tưởng của người di cư do những chính sách cởi mở từ chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel, dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 1 triệu yêu cầu xin tị nạn trong năm 2015.
Hơn 600.000 người, chủ yếu từ các quốc gia có xung đột, bạo lực như Syria, Iraq và Afghanistan đă bất chấp nguy hiểm tính mạng vượt biển Địa Trung Hải để t́m đường tới "lục địa già". Trong số này, 3.000 người đă bỏ mạng hoặc mất tích trên biển.
Therealtz © VietBF