Bào Đất Việt dẫn nguồn từ Bộ Quốc pḥng Mỹ, tờ Lợi ích quốc gia (National Interest) cho biết máy bay chiến đấu động cơ phản lực Sukhoi T-50 mới linh hoạt và mạnh mẽ hơn nhiều máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo.
Theo phân tích của một số chuyên gia thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ, sức mạnh vượt trội nhất của T-50 trước F-35 là sự cơ động và khả năng tàng h́nh cực mạnh.
Ngoài ra, T-50 c̣n được trang bị hệ thống hỏa lực không đối không và không đối đất cực mạnh, trong đó bao gồm tên lửa không đối không R77 và hai quả bom chống hạm 1.500 kg. Đặc biệt, Sukhoi T-50 c̣n được trang bị 2 khẩu pháo 30 mm GSh-30-1, có thể bắn 1.800 viên đạn/phút.
Sự yếu kém của F-35 khiến Mỹ phải lên kế hoạch phát triển máy bay thế hệ 6 nhằm đối trọng với T-50 thuộc thế hệ 5.
Thông tin này được trang National Interest (Mỹ) dẫn lời chuyên gia quân sự Dave Majumdar đăng tải ngày 14/4 cho biết, cụ thể tiêm kích F/A-XX được nghiên cứu và sản xuất chỉ với mục đích duy nhất nhằm khắc chế các dòng máy bay chiến đấu T-50 của Nga và J-20 của Trung Quốc.
Tiêm kích F-35.
Nước ngoài bóc mẽ
Không chỉ có Mỹ, các chuyên gia quốc pḥng Nga cũng đă nhiều lần chỉ ra sự yếu kém của F-35 trước T-50 khi phân tích kết quả các cuộc thử nghiệm được công khai.
Mới đây, Trung tướng Viktor Bondarev thuộc Không quân Nga đă có so sánh giữa tiêm kích T-50 với F-35 và đưa ra kết luận, T-50 vượt trội ở mọi chỉ số.
Đây cũng là kết quả phân tích được tờ Daily Beast hồi đầu năm 2015 đăng tải, sự vượt trội lớn nhất giữa T-50 và F-35 là khả năng tàng h́nh.
Theo phân tích của Daily Beast, 70% vỏ của máy bay T-50 được làm bằng chất liệu composite, có thể giảm khả năng bị radar kẻ thù phát hiện. Diện tích tán xạ hiệu quả của thân máy bay T-50 được thể hiện ở diện tích radar phản xạ, đây là tham số quan trọng nhất, chỉ 0,5m2.
Điều này có nghĩa là nếu nh́n vào radar th́ T-50 chỉ bé như một quả bóng chày. Để làm được điều này, ngoài chất liệu composite, T-50 được trang bị công nghệ tàng h́nh độc đáo của người Nga - công nghệ plasma.
Ngoài ra h́nh dạng của thân máy bay và cánh máy bay không chỉ có thể làm cho T-50 thực hiện bay góc AOA, mà c̣n có thể bảo đảm yêu cầu của tính năng siêu cơ động của máy bay.
Tàng h́nh cơ T-50.
Không chỉ nổi trội nhờ tính năng tàng h́nh, T-50 c̣n được coi là tiêm kích tàng h́nh thông minh. Theo Daily Beast, T-50 là máy bay rất thông minh nhờ có 2 máy tính có nhiều vi xử lư được kết nối với giao diện sợi quang học, băng thông 1G/giây.
Hệ thống trinh sát điện tử có thể thu được tín hiệu qua radio, radar, cảm biến quang học và cảm biến khác để h́nh thành bức tranh tổng thể những ǵ diễn ra trên không, trên mặt đất.
T-50 sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS kết hợp GLONASS. Nó có thể đồng thời sử dụng 2 loại hệ thống dẫn đường vệ tinh tiêu chuẩn, cũng có thể không sử dụng dẫn đường vệ tinh, mà chỉ sử dụng dẫn đường quán tính, giống như tên lửa đạn đạo.
T-50 sử dụng hệ thống la bàn và đồng hồ tốc độ để đo tốc độ góc bay của máy bay, ngoài ra T-50 c̣n được trang bị hệ thống điện tử tính toán phương vị hiện tại.
Hệ thống kiểm soát bay hoàn toàn mới có thể đảm nhận nhiệm vụ lái, để phi công của T-50 tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Phi công sử dụng 3 thiết bị hiển thị đa năng để nhận thông tin ảnh, ngoài ra c̣n có thiết bị hiển thị trên kính chắn, mũ bảo hiểm có chỉ dẫn mục tiêu và thiết bị thông tin bằng âm thanh.
Trong khi đó, đối thủ của T-50 là F-35 dù được quảng bá là mẫu mực trong ḍng tiêm kích thế hệ 5, tuy nhiên nó liên tiếp "hiện nguyên h́nh" trước hệ thống radar của cả Nga và Trung Quốc.
Theo phân tích của tạp chí Jane's hôm 30/4, những hạn chế của F-35 được công khai, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng h́nh trước một số hệ thống radar mới của Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra, ḍng máy bay thế hệ 5 này c̣n mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống radar trên (khả năng giúp F-35 “biến mất” vào nền nhiễu địa vật, môi trường).
Theo chuyên gia Bill Sweetman, tại triển lăm hàng không tại Moscow tổ chức hồi tháng 8/2013, ông này đă có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống radar chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga.
Ḍng radar tần số cao này có thừa đủ khả năng “vạch mặt” F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể. V́ vậy, dù F-35 là chiến đấu cơ tàng h́nh nhưng người Mỹ vẫn phải cần tới “sự hỗ trợ” của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm nếu muốn F-35 sống sót trên chiến trường.