Số liệu thống kê chính thức không có, xác nhận hay phủ nhận đúng sai cũng không bên liên quan nào tiến hành. V́ thế, thông tin và lập luận vừa được một thành viên của Toà án liên bang Đức công bố mang giá trị của riêng nó.
Ṭa này là toà cao cấp nhất trong hệ thống tư pháp hành chính, dân sự và h́nh sự ở nước Đức. Cao cấp hơn nó chỉ c̣n có Toà án hiến pháp liên bang mà toà này không xét xử chuyện lẻ tẻ, chỉ chuyên xét chuyện ǵ đó có phù hợp với hiến pháp hiện hành hay không. Câu chuyện ở đây là xử nhầm, phán sai ở nước Đức. Thẩm phán Ralf Eschelbach ở Toà án Liên bang Đức vừa cho biết một phần tư trong tổng số các phán quyết của toà án ở nước này là sai, là xử nhầm người hoặc phán sai. Đối với một hệ thống pháp lư và tư pháp được coi là có truyền thống lâu đời và rất phát triển như ở nước Đức th́ những thông tin này chẳng khác ǵ một vụ nổ bom tấn. Ông Eschelbach c̣n đi xa hơn trong điều tra và đánh giá của ḿnh để cho rằng “Nhân chứng là rủi ro lớn nhất đối với sự thật”. Gần 75% trong số xử nhầm và phán sai có nguyên nhân ở nhân chứng. Nhân chứng nhận diện thủ phạm sai hoặc đơn giản là khai sai sự thật trước toà.
Ông Eschelbach phơi bày t́nh trạng đúng là chẳng hay ho ǵ đối với ngành tư pháp nước Đức. Vị thẩm phán này thật có trách nhiệm khi phát đi thông điệp cảnh báo tất cả các bên liên quan. Điều này có ư nghĩa tích cực đặc biệt bởi phải nhận thức thực tế và có thái độ cầu thị th́ mới ngăn ngừa được xử nhầm và phán sai. Hệ luỵ của xử nhầm và phán sai đối với toà án chỉ là tổn hại uy danh chút chút và bồi thường tiền, nhưng đối với người bị hại th́ vô cùng tai hại. Nhiều khi cả cuộc đời của họ bị huỷ hoại. Nhưng ông Eschelbach cũng biện bạch tránh tội cho toà khi đổ lỗi cho nhân chứng. Nhân chứng đă sai th́ toà xử sao đúng được. Ông ta hưởng lộc của ngành tư pháp th́ cũng phải “rào cây tư pháp” chứ.
VietBF ©Sưu tập