Kinh tế Mỹ đang phục hồi rất tốt và sẽ giữ đà này trong những năm sắp tới. Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế được đăng trên nhật báo La Croix với ḍng tựa là một câu hỏi: "Tăng trưởng của Mỹ có lâu dài hay không?"
Theo số liệu chính thức, trong quư III vừa qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tăng 5%, mức cao nhất trong 11 năm qua. Trong khi đó hồi quư I, tăng trưởng của Mỹ đă ở dưới mức 0%. Tuy nhiên, quư II bắt đầu khởi sắc và quư III đă đạt được kết quả cao như vậy.
Trong 11 tháng đầu năm nay, nền kinh tế Mỹ đă kiến tạo được 2,65 triệu việc làm, thị trường chứng khoán Phố Wall cũng liên tục lập "đỉnh" với chỉ số Standard & Poor's 500 tăng gần 13% trong năm. Nguyên nhân đầu tiên cho sự thành công đó là sức tiêu thụ của các hộ gia đ́nh tại Mỹ đă tăng lên nhờ vào giá xăng dầu giảm mạnh, lăi suất ngân hàng thấp, thất nghiệp giảm. Hiện tại, thất nghiệp ở Mỹ ở mức 5,8%, thấp hơn nhiều so với mức trên 10% của Pháp. Dự báo năm tới thất nghiệp tại Mỹ tiếp tục giảm, lương tiếp tục tăng. Nguyên nhân thứ hai là sự năng động của các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ hiện ít nợ nần và đă có lăi như giai đoạn trước khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào năm 2008.
Tuy nhiên, có phải như vậy là không có ǵ đáng lo ngại? Bài viết trả lời cho câu hỏi này với hai điểm bất ổn. Bất ổn thứ nhất là từ Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Trong năm 2015, nếu Fed tăng lăi suất cho vay như dự định vào giữa năm, hai ngành chiến lược là bất động sản và ô tô sẽ bị ảnh hưởng, bởi hai ngành này chỉ hoạt động tốt nếu như thuận lợi trong tiếp cận tín dụng.
Bất ổn thứ hai nằm ở lưỡng viện Quốc hội Mỹ bởi lưỡng viện này đă lọt hết vào tay đảng Cộng ḥa. Và như vậy, mọi chính sách tăng chi tiêu công để kích thích tăng trưởng của Tổng thống Barack Obama thuộc đảng Dân Chủ sẽ bị gây khó dễ. Tuy nhiên, bài viết cho rằng, đà tái tăng trưởng của kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục. Năm 2014 có thể sẽ đạt 2,5% và năm 2015 là 2,9%.
Kinh tế Mỹ phát triển sẽ tạo động lực cho kinh tế thế giới. Thế nhưng, bài viết cũng cảnh báo không nên kỳ vọng quá nhiều vào viễn cảnh đó, nhất là đối với châu Âu - những nền kinh tế mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào mức cầu nội địa và sự năng động của các nước láng giềng.
tm
|