Máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine đă không mang theo tên lửa không đối không quay trở về căn cứ trong ngày máy bay MH17 bị bắn. Tiết lộ với tờ báo
Komsomolskaya Pravda (Nga), phi công của Không quân Ukraine, người nhận ḿnh là nhân chứng của
vụ máy bay MH17, cho biết, vào ngày 17/7, 3 chiến đấu cơ Ukraine đă xuất kích từ một căn cứ không quân ở tỉnh miền đông Dnipropetrovsk. Tuy nhiên, một trong ba chiến đấu cơ này (khả năng đó là Su-25) đă mang theo tên lửa không đối không.
|
Ảnh minh họa.
|
“Sau một lúc, chỉ một trong chiếc này quay trở về căn cứ. Tuy nhiên, nó không c̣n mang theo các tên lửa được trang bị trong lần quay trở về trên. Phi công lái máy bay đó rất hoảng sợ”, viên phi công này nói. Anh ta nhấn mạnh rằng, chỉ chiếc Su-25 quay trở về mới được trang bị tên lửa không đối khống. Người lính này chắc chắn, đó không phải là tên lửa không đối đất.
Nhân chứng này nhớ rằng, người đồng đội đă phóng tên lửa đó đă nói “nhầm máy bay” và “máy bay đó đă xuất hiện sai vị trí vào một thời điểm không đúng” sau khi lái máy bay quay về căn cứ. Người nhân chứng đó không loại trừ khả năng, phi công lái Su-25 đă nhẫm
máy bay dân dụng MH17 đó với một máy bay phản lực quân sự.
“Khả năng đó hoàn toàn có thể. Do cách chuyên cơ dân dụng (tức MH17) ở vị trí khá xa, anh ấy (viên phi công lái Su-25) có thể nh́n nhầm máy bay”, nhân chứng nói.
Nguồn tin nhấn mạnh, các tên lửa ở chiếc Su-25 đó có thể nhắm vào một mục tiêu ở khoảng cách chừng 3-5 Km và đang di chuyển trên độ cao 7.000 mét.
“Khi mũi máy bay chứa radar được kéo lên, chiến đấu cơ sẽ khó có thể sửa lại mục tiêu. Khoảng cách của tên lửa đó với mục tiêu là hơn 10 Km”, theo nhân chứng đó.
Thanh Nga