Lo ngại sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng cũng như để bảo vệ an ninh cho khu vực châu Á- Thái B́nh Dương Mỹ đang tiến hành tái cân bằng chiến lược, cụ thể là tăng cường sự hiện diện hải quân Mỹ tại châu Á ở mức độ cao hơn.
Siêu chiến hạm của Mỹ sẽ tới châu Á "ḱm chân" Trung Quốc
Việc tái cân bằng chiến lược của Washington ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương là "thực tế" khi Mỹ quyết định tăng cường sự hiện diện hải quân Mỹ tại châu Á ở mức độ cao hơn, Mỹ đă điều thêm 3 tàu khu trục tàng h́nh đến vùng biển trong khu vực, Bộ trưởng hải quân Mỹ cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Seoul, Bộ trưởng hải quân Mỹ Ray Mabus cũng lưu ư rằng Đô đốc Harry Harris ứng cử viên cho chức vụ Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, muốn thực hiện chiến lược được gọi là AirSea Battle (Tác chiến không hải kết hợp), để đối phó với những thách thức an ninh đang phát triển trong khu vực.
"Một trong những điều tổng thống nói và chúng tôi đang làm là cân bằng lại lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương. Một trong những điều tôi tự hào là được thấy sự gia tăng sức mạnh của hải quân tại đây (Hàn Quốc). Chúng tôi không chỉ gia tăng số lượng tàu chiến mà c̣n gia tăng chất lượng thật sự của hải quân", Mabus cho biết.
"Hải quân Mỹ sẽ có một hạm đội hơn 300 tàu vào cuối thập kỷ này, và 60% những chiếc tàu này sẽ được ở khu vực Thái B́nh Dương, so với 50% hiện nay và chúng tôi đang chuyển các nền tảng hiện đại nhất của chúng tôi đến châu Á", Mabus nói thêm.
Nhận định của Mabus cho thấy quyết định của Mỹ trong giải quyết các vấn đề an ninh tiềm tàng như đối phó với lực lượng Hải quân Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh hay chương tŕnh hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Người đứng đầu hải quân Mỹ liệt kê các khí tài mới của hải quân Mỹ đă và sẽ được triển khai tới châu Á, ông cũng tái khẳng định cam kết bảo đảm an ninh trong khu vực của Mỹ.
Hàng loạt khí tài sẽ được triển khai bao gồm 8 tàu khu trục được đưa tới Nhật Bản năm 2017. Bốn tàu tuần duyên được triển khai tới Singapore vào năm 2017. Máy bay P8 chống ngầm, máy bay do thám mới cho Nhật Bản. Một nhóm tàu đổ bộ, Phi đội F-35 cũng được triển khai đến Nhật. Cuối cùng là 3 tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt tàng h́nh cũng được đem tới Nhật.
Mỹ đă phát triển khái niệm hoạt động mới để ngăn chặn khả năng quân sự từ đối thủ tiềm tàng nhất là chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (mật danh A2/AD) của Trung Quốc được xem như là mối đe dọa đến sự thống trị tuyệt đối của hải quân Mỹ trên khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.
Sử dụng khái niệm mới là "tác chiến không hải kết hợp" Mỹ tin tưởng có thể tung ra những đ̣n chí mạng từ không trung, biển cả, ngoài không gian và cả tác chiến điện tử xuyên thủng chiến lược pḥng thủ A2/AD của Trung Quốc.
Trung Quốc đă nhận thức ḿnh là mục tiêu chính của khái niệm "tác chiến không hải kết hợp", v́ chiến lược của Mỹ có thể gây phá sản chiến lược A2/AD của Trung Quốc. Mỹ sử dụng một loạt khí tài tiên tiến hơn, độ chính xác cực cao, tầm bắn cực xa, tốc độ triển khai nhanh chóng khiến mọi hệ thống pḥng thủ của Trung Quốc không kịp trở tay nếu có chiến tranh xảy ra giữa hai nước.
Chiến thuật "tác chiến không hải kết hợp" gợi nhớ tới chiến thuật "tác chiến không bộ kết hợp" của quân lực Mỹ trong những năm 1980 tới 1990. Chiến thuật mà Mỹ đă áp dụng thành công trong các cuộc chiến tại Trung Đông sử dụng kết hợp sự vượt trội tuyệt đối của không quân Mỹ hỗ trợ lực lượng bộ binh trong các cuộc tấn công.
Hải quân Mỹ gia tăng sự hiện diện tại khu vực châu Á - Thái B́nh Dương c̣n nhằm để răn đe các tuyên bố chủ quyền phi lư của Trung Quốc tại biển Đông mà Mỹ cho là nguy hại trực tiếp tới an ninh và an ninh hàng hải trong khu vực. Biển Đông là nơi 2/3 hàng hóa của thế giới đi qua nên việc căng thẳng an ninh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của Mỹ và đồng minh.
Ngoài nhấn mạnh mối nguy hiểm tiềm tàng là Trung Quốc th́ chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ không quên nhắc tới mối nguy hại từ chương tŕnh tên lửa và hạt nhân gây tranh căi của Triều Tiên. Mỹ cam kết sẽ bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc trước mọi mối nguy hại từ Triều Tiên nếu có.
Thiên Hà (theo koreaherald)
MTG