Mạng người và ma túy phía sau viên ngọc thạch Myanmar - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mạng người và ma túy phía sau viên ngọc thạch Myanmar
Cậu thiếu niên 16 tuổi Sang Aung Bau Hkum t́m đến Myitkyina, trung tâm giao dịch đá quư của Myanmar, với giấc mơ phát tài từ những viên ngọc thạch. Một tháng sau, cậu nghiện heroin.

Các lái buôn đang kiểm tra chất lượng ngọc thạch tại chợ bán buôn ở Myitkyina, thủ phủ bang Khachin. Ảnh: New York Times

Ba năm sau ngày đến Myitkyina, Sang Aung Bau Hkum cuối cùng cũng t́m thấy thứ mà cậu hằng mơ ước: một viên ngọc thạch xanh mướt như màu lá ngày hè. Với 6.000 USD mà một lái buôn Trung Quốc trả giá, cậu mua xe máy, điện thoại di động và đánh bạc.

"Chỗ tiền c̣n lại đều chảy vào tĩnh mạch của tôi hết rồi", Sang Aung Bau Hkum vỗ vỗ vào bắp tay trái của ḿnh. "Các ông chủ người Trung Quốc biết chúng tôi nghiện ma túy, nhưng họ mặc kệ, bởi trong đầu họ chỉ có ngọc thạch".

Dưới tác động từ nhu cầu không ngừng gia tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, ngành khai thác ngọc thạch tại Myanmar phát triển mạnh mẽ. Đây vốn được cho là động lực để quốc gia nghèo khó bậc nhất thế giới này phồn vinh phát triển, nhưng sự thực là phần lớn nguồn thu từ ngọc thạch chảy vào túi của số ít người, trong đó có thủ lĩnh lực lượng phản loạn và các lái buôn Trung Quốc. Những lô hàng ngọc thạch trị giá hàng tỷ USD được những người này tuồn vào thị trường nội địa Trung Quốc.

T́nh trạng tham nhũng nghiêm trọng này không chỉ tước đoạt hàng tỷ USD tiền thuế mà chính phủ có thể dùng vào kiến thiết, mà c̣n cung cấp nguồn tài chính cho các cuộc xung đột sắc tộc đẫm máu, cũng như dẫn đến tệ nạn ma túy và căn bệnh AIDS tràn lan tại bang Khachin.

Tham nhũng và xung đột sắc tộc

Nguồn tài nguyên ngọc thạch của Myanmar nằm tại vùng núi bang Khachin, khu vực nằm ở phía bắc giáp ranh với Trung Quốc. Đây là quê hương của tộc người Khachin, với đa phần dân số theo đạo Thiên chúa. Nguyện vọng hàng chục năm nay của tộc người này là giành thêm nhiều hơn nữa quyền tự chủ từ chính phủ trung ương.

Myitkyina là thủ phủ của bang Khachin và cũng là trạm trung chuyển của tuyến đường dẫn đến các mỏ ngọc thạch. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là nơi có trữ lượng ngọc thạch chất lượng cao lớn nhất thế giới.

Giao tranh giữa phiến quân Khachin và chính quyền trung ương diễn ra liên miên. Đồ họa: Economist

Khu mỏ Hpakant là cấm địa với người nước ngoài. Chính quyền địa phương cho biết đây là nơi vẫn diễn ra xung đột giữa quân đội và quân phản loạn, nhưng trên thực tế, nằm sâu trong khu mỏ này là một thị trường giao dịch ngọc thạch và ma túy nhộn nhịp. Những người nước ngoài duy nhất có thể vượt qua trạm kiểm soát của quân đội là các thương nhân Trung Quốc.

Gần như không có thông tin nào về t́nh h́nh vận hành tại khu mỏ được tiết lộ ra ngoài, như có bao nhiêu công ty đang khai thác tại đây hay có bao nhiêu người Trung Quốc đầu tư vốn vào đây. Luật pháp Myanmar quy định cấm hoạt động với các công ty nước ngoài, nhưng giới thương nhân đá quư, quan chức ngoại giao và các tổ chức phi chính phủ cho biết ngành khai thác ngọc thạch ở đây chủ yếu dựa vào nguồn đầu tư từ Trung Quốc.

Thị trường ngọc thạch tại Khachin bắt đầu h́nh thành từ năm 1961, cũng là năm cuộc bạo loạn sắc tộc nổ ra tại đây. Mâu thuẫn giữa phe phản loạn và chính phủ trung ương không chỉ xoay quanh vấn đề quyền tự quyết, mà c̣n liên quan đến nguồn lợi kinh tế khổng lồ.

Cùng với sự cất cánh của nền kinh tế Trung Quốc những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, thị trường ngọc thạch Myanmar phát triển mạnh mẽ nhờ ḍng tiền đầu tư của các thương nhân Trung Quốc. Hiệp định đ́nh chiến giữa chính phủ và phiến quân đă chuyển giao quyền khống chế những khu mỏ giá trị nhất vào tay chính quyền quân sự và các lái buôn Trung Quốc.

Tuy nhiên, nguồn lợi khổng lồ từ thương mại ngọc thạch khiến hai bên phá vỡ thỏa thuận đ́nh chiến vào năm 2011. Hàng trăm ngh́n người dân Khachin phải lưu tán v́ xung đột quân sự.

Đối với lực lượng Quân độc lập Khachin, phe phản loạn chống chính phủ, ngọc thạch là một trong những nguồn thu quan trọng nhất. Dau Hka, một thủ lĩnh cấp cao của tổ chức này, cho biết các doanh nghiệp khai thác phải nộp tiền quyên góp định kỳ, tương đương với một nửa dự toán kinh doanh. "Khoản quyên góp này không hoàn toàn hợp pháp", người này nói.

Một lái buôn Trung Quốc tiết lộ, phiến quân c̣n hợp tác với các công ty Trung Quốc vận chuyển lậu ngọc thạch vào nước này qua đường rừng. "Họ sẽ gọi điện thông báo trước, rồi chúng tôi sẽ cho xe đến nhận hàng", người này cho biết. "H́nh thức thanh toán là tiền trao cháo múc".

Mike Davis thuộc Tổ chức chống tham nhũng Global Witness cho rằng các doanh nghiệp thân quân đội được cấp cho những khu mỏ tốt nhất. Một số quan chức quân sự cũng tham gia vào đường dây buôn lậu sang thị trường Trung Quốc, thông qua việc thao túng thị trường và thu phí bảo hộ.

Chuyên gia David Dapice thuộc Đại học Harvard cho hay một nửa số ngọc thạch được khai thác được tuồn vào chợ đen, khiến chính phủ Myanmar tổn thất hàng tỷ USD mỗi năm. "Nhưng, bi kịch lớn hơn cả là tệ nạn ma túy tràn lan trong giới trẻ Kachin", ông nói

Tệ nạn ma túy tràn lan

Hai thanh niên người Khachin sau khi chích xong ma túy. Ảnh: New York Times

Mấy chục năm về trước, ma túy c̣n là thứ hàng hóa hiếm thấy tại Khachin. Nhưng, tốc độ tăng trưởng không ngừng của ngành khai thác ngọc thạch đă thay đổi điều này. Lực lượng công nhân khai thác đổ về các mỏ ngọc thạch trở thành thị trường tiêu thụ ma túy lớn.

"Ma túy ở đây chẳng khác ǵ rau ngoài chợ", Ze Hkaung Lazum, một công nhân 27 tuổi, cho biết. Giá mỗi liều ma túy dao động từ 4 đến 8 USD. Công nhân ngồi chích ma túy ngay bên vệ đường, bên cạnh là hàng đống đầu kim tiêm cũ.

Một số công nhân cho hay bản thân cần ma túy mới hoàn thành được khối lượng công việc nặng nề mà các ông chủ Myanmar và Trung Quốc giao cho. "Anh cứ thử ngày nào cũng cầm cuốc sắt đào mỏ là thế nào. Ma túy giúp tôi có sức làm việc 24 tiếng", một công nhân 24 nói.

Theo tính toán của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 30% người chích ma túy tại thủ phủ Myitkyina nhiễm HIV. C̣n các tổ chức phi chính phủ tại đây ước đoán, đại đa số thanh niên Khachin mắc nghiện ma túy.

"Ma túy đă hủy cuộc đời tôi, đă hủy con đường học hành của tôi", Mung Hkwang, một thanh niên địa phương 21, chia sẻ. Thanh niên này sau đă chết v́ sử dụng ma túy quá liều.

Bàn tay của lái buôn Trung Quốc

"Các thương nhân Trung Quốc đă đặt ḷng tham lên trên số phận người dân địa phương và phương thức khai thác ngọc", David Mathieson, nghiên cứu viên cao cấp của Tổ chức quan sát nhân quyền, b́nh luận.

Từ hàng ngàn năm qua, ngọc được coi là thứ vật chất linh thiêng với người Trung Quốc. Truyền thuyết kể lại rằng trước khi Khổng Tử ra đời có con kỳ lân đến hiến sách ngọc, ghi lại vận mệnh một đời của vị Thánh nhân này. Cho đến tận bây giờ, không ít người dân Trung Quốc tin rằng ngọc có tác dụng trừ tà trị bệnh.

"Từ cổ chí kim, ngọc với người Trung Quốc là tượng trưng cho sự nho nhă", cô Chi Phi Na, một công chức Trung Quốc 34 tuổi, cho biết. Cô là khách hàng thường xuyên của Công ty ngọc Vân Nam.

Theo tính toán của Hiệp hội ngọc và đá quư trang sức Trung Quốc, tổng lượng tiêu thu ngọc của nước này một năm đạt tới 5 tỷ USD. Hơn một nửa trong số đó là ngọc thạch Myanmar.

Ông Dương Hậu Lan, đại sứ Trung Quốc tại Myanmar, thừa nhận rằng một số người Trung Quốc đă vi phạm luật pháp nước sở tại và Bắc Kinh cũng đang nỗ lực trấn áp t́nh trạng này.

"Một số thương nhân v́ lợi ích mà đă có những hoạt động phạm pháp, vượt biên để khai thác và buôn lậu ngọc thạch", ông Dương cho biết. "Hai nước đă tăng cường hợp tác trong quản lư biên giới và điều tra rửa tiền. Nhưng, những hoạt động thương mại phi pháp này cũng giống như ma túy, khó có thể tận trừ".

Đức Dương (theo New York Times)
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 12-06-2014
Reputation: 368936


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,191
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ruby-31-2567-1417832044_180x108.jpg
Views:	0
Size:	23.2 KB
ID:	702090 Click image for larger version

Name:	20141129-JADE-slide-FFXE-artic-3637-4590-1417769995.jpg
Views:	0
Size:	201.4 KB
ID:	702091 Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	122.8 KB
ID:	702094 Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	294.5 KB
ID:	702095
vuitoichat is_online_now
Thanks: 11
Thanked 13,382 Times in 10,687 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 178 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:41.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06067 seconds with 12 queries