Công nghệ đă giúp ích rất nhiều cho con người, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách th́ công nghệ có thể là con dao hai lưỡi.
Công nghệ giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Bạn có thể tham gia các khóa học trực tuyến, sắp xếp các cuộc hẹn của ḿnh ngay trên máy tính. Bạn cũng thưởng thức những tập phim truyền h́nh trên chiếc ti vi HD có kết nối internet của ḿnh. Bạn cũng có thể trả các hóa đơn điện tử và tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc cũng như thời gian. Mọi thứ đều ổn, cho đến khi một ai đó rút hết hệ thống ngân hàng điện tử và những chiếc máy chiếm lĩnh thế giới này.
Nghe thật điên rồ. Có lẽ vậy. Những công nghệ dưới đây có thể đang giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn, tuy nhiên trong tương lai chúng lại là một mối lo đáng sợ nếu không được sử dụng đúng cách. Hăy đọc tiếp để xem những điều ǵ đang chờ đợi con người trong tương lai.
10. Những giọng nói trong siêu thị
Hăy thử tượng tượng bạn đang đến một cửa hàng quen thuộc gần nhà. Thay v́ được chào đón bằng một nụ cười thân thiện, bạn lại nghe thấy có những tiếng th́ thào thúc giục bạn mua sắm. Bạn quay xung quanh để t́m xem ai đang nói, nhưng chẳng có ai cả, những người mua sắm khác cũng chẳng có vẻ ǵ là sợ hăi cả. Bạn đang có vấn đề về tâm thần chăng? Không hề, đó chính là ngành công nghiệp quảng cáo.
Công ty Honosonics đă phát triển một công nghệ mang tên “hệ thống Audio Spotlight”. Nó sử dụng những chiếc loa cực nhỏ để tập trung âm thanh thành một chùm hẹp. Con người không thể nghe được sóng siêu âm v́ tần số của nó quá cao. Nhưng khi sóng siêu âm đi qua hệ thống “Audio Spotlight”, chúng sẽ bị bóp méo và làm cho tai con người có thể nghe được. Và nó rất thích hợp cho việc quảng cáo trong siêu thị. Nhưng để nghe được những âm thanh này, bạn phải đứng ở một vị trí thích hợp.
9. Hack DNA
Khi bản đồ bộ gen người được hoàn thành vào năm 2003, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới bắt đầu tiến hành phân tích hơn 3 tỷ cặp base trong bộ gen, để t́m nguyên nhân của các bệnh như Alzheimer hay một số loại ung thư phổ biến. Nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu. Các nhà sinh học không chỉ muốn t́m hiểu về các DNA, mà c̣n muốn tạo ra các DNA mới để có thể tạo ra cuộc cách mạng trong y học.
J. Craig Venter, người đă góp công trong việc hoàn thiện bản đồ gen người, đă đạt đến một cột mốc mới khi xây dựng được nhiễm sắc thể tự sao chép nhân tạo đầu tiên trên thế giới [nguồn: Hessel]. Ông gắn các DNA tổng hợp tự chế vào một tế bào vi khuẩn, quan sát sự phát triển và phân chia của chúng dựa trên các base được tạo ra từ máy tính (A, T, G, C). Bằng cách tính toán riêng của ḿnh, ông đă tạo ra "sự sống".
Kịch bản tốt đẹp nhất sẽ là việc các nhà sinh học t́m ra cách lập tŕnh các loại virus, vi khuẩn để đưa ra những phương pháp chữa trị có khả năng tùy chỉnh làm thu nhỏ khối u hay đảo ngược quá tŕnh sa sút trí tuệ. Ở một viễn cảnh đáng sợ khác, những kẻ khủng bố sinh học sẽ tạo ra các siêu vi sinh vật nhắm đến chúng ta ở cấp độ gene. Trong một bài báo năm 2012, The Atlantic tưởng tượng ra một dự án công nghệ, trong đó tổng thống của Hoa Kỳ bị ám sát bởi một đợt cúm rất dễ lây nhiễm, được thiết kế đặc hiệu để nhắm vào một điểm yếu nào đó trong mă gen di truyền của ông. Nếu không muốn DNA của bạn rơi vào tay kẻ thù, tốt nhất là nhớ mang bọc tóc và găng tay trước khi ra khỏi nhà.
8. Chiến tranh mạng
Bạn hăy tưởng tượng về một cuộc chiến tranh hoàn toàn xảy ra trên máy tính. Đó không phải là một cảnh quay trong bộ phim "War Games", chúng ta đang nói về một cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng điện tử của cả một quốc gia. Đó là hệ thống điều khiển các lực lượng phản ứng khẩn cấp, ngân hàng, thương mại điện tử, hệ thống điều khiển mạng lưới điện, nước, đường ống dẫn nhiên liệu điện tử, và thậm chí cả vũ khí quốc pḥng. Nếu được tổ chức tốt, chúng có thể gây những tổn hại nghiêm trọng, và đe dọa tới sinh mạng của người dân.
Năm 2013, Giám đốc FBI James Comey dự đoán rằng các cuộc tấn công mạng sẽ vượt qua các cuộc khủng bố truyền thống, trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia. Năm 2008, Georgia nghi ngờ Nga “tấn công từ chối dịch vụ” (Nga đă phủ nhận nghi ngờ này). Năm 2013, Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên tấn công mạng. Các hackers đă chiến đấu với Lầu Năm Góc và một số tổ chức khủng bố bị nghi ngờ đă đào tạo đặc vụ để tiến hành các cuộc tấn công máy tính. Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn được một cuộc tấn công mạng? Cách đơn giản nhất là giáo dục mọi người kiến thức về virus máy tính, trojan, và sử dụng phần mềm chống virus được cập nhật thường xuyên.
Cuộc tấn công thực ra có thể sẽ là công cụ hữu ích giúp chống lại các máy tính đă học được cách nghĩ cho bản thân chúng và biết cách tiêu diệt nhân loại. Đó là công cụ trong khoa học viễn tưởng, nhưng tại sao một số người tin rằng điều này có thể xảy ra? Hăy đọc tiếp để hiểu rơ hơn.
7. “Điểm kỳ dị công nghệ” (The Technological Singularity)
Trí thông minh nhân tạo đă tiến được một chặng đường dài kể từ khi máy tính đầu tiên ra đời. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa ở bên bờ thẳm, khi máy móc trở thành bá chủ và con người phải chiến đấu để sinh tồn. Ít nhất là chưa.
Năm 1993, Vernor Vinge giáo sư toán học của Đại học bang San Diego, đă đề xuất một ư tưởng mới mà ông gọi là điểm kỳ dị - một lúc nào đó các máy tính sẽ có thể tự nhận thức được thông qua trí thông minh tiên tiến và các điểm chung giữa người và máy tính sẽ giúp loài người tiến hóa. Tiến bộ sinh học có thể trở nên rất tinh vi đến mức các bác sĩ thậm chí có thể thiết kế ra trí thông minh của con người. Và trí thông minh nhân tạo cũng có thể cho phép máy móc chiếm lấy thế giới.
Không ǵ bảo đảm rằng điều đó sẽ xảy ra, và những giới hạn công nghệ có thể ngăn chặn nó. Tuy nhiên, ư tưởng về việc, một ngày nào đó máy móc cho rằng chúng ta không c̣n phù hợp với chúng và cần bị hủy diệt có thể làm nhiều người phải lạnh gáy.
6. Google Glass
Google Glass – một thiết bị công nghệ cao, được tích hợp camera và một cửa sổ hiển thị nhỏ, đă thay đổi hoàn toàn vấn đề giám sát. Chúng ta có thể giám sát mọi mối nguy hiểm đang ŕnh rập, không phải với máy ảnh gián điệp ở mọi nơi như kiểu phát xít, thay vào đó là một đội quân chuyên viên máy tính ghi lại mọi h́nh ảnh mà họ bắt gặp, dù chỉ là một cái gật đầu hay là một cái nháy mắt.
Bên cạnh đó th́ vấn đề riêng tư cũng là một mối lo ngại lớn đối với sản phẩm mới này. Chẳng ai có thể ngăn được người dùng Glass bật camera trong tàu điện ngầm, pḥng khám hay pḥng thay đồ…Một số ṣng bạc ở Mỹ, các quán bar, các rạp chiếu phim đă ra lệnh cấm Glass [nguồn: Stern]. Tuy nhiên Google cho rằng không có ǵ phải lo lắng cả. Ví dụ: khi người dùng muốn chụp ảnh, họ sẽ phải nh́n chằm chằm vào cái ḿnh muốn chụp, và nháy mắt. C̣n khi muốn quay video th́ Glass sẽ phát ra một tia sáng nhỏ để báo hiệu.
Một mối lo ngại nữa là khi Glass kết hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng và công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Một số nhà phát triển ứng dụng rất hào hứng với Glass, nó có thể nhận ra khuôn mặt của một người lạ, và rồi dễ dàng lấy được các thông tin cá nhân từ các trang Facebook của họ. Mặc dù Google bác bỏ ư tưởng của nhận dạng khuôn mặt trên Glass, nhưng công ty này đă đăng kư độc quyền công nghệ Eye-tracking, nó sẽ ghi lại các h́nh ảnh quảng cáo mà bạn nh́n trong thế giới thực, và các nhà quảng cáo phải trả phí cho nó, theo kiểu nh́n bao nhiêu trả bấy nhiêu.
Trithuctre / howstuffworks