Mỹ sẽ triển khai lắp camera ngay trên người của các cảnh sát, nhằm ghi lại mọi hành vi của nhà chức trách, giúp giảm thiểu những vụ việc phàn nàn về cư xử của cảnh sát cũng như để xoa dịu phẫn nộ của người dân trong các vụ cảnh sát bắn chết người dân vừa qua.
Trong một tuyên bố hôm 1/12, Nhà Trắng cam kết sẽ chi 263 triệu USD trong quỹ liên bang mới vào việc đào tạo và trang bị "body camera" cho các cảnh sát. Trong số tiền này, sẽ có 75 triệu USD được trích ra để dành riêng trang bị 50.000 camera cho các quan chức thực thi pháp luật trên toàn nước Mỹ. Phần c̣n lại sẽ chi vào việc đào tạo cảnh sát sử dụng các thiết bị bán quân sự như súng trường tấn công và xe bọc thép. Hầu hết các thiết bị này hiện nay đă được các sở cảnh sát địa phương mua về rất nhiều, theo chương tŕnh sẵn sàng chiến đấu của Bộ An ninh nội địa Mỹ. Phần quỹ c̣n lại sẽ để hỗ trợ các chương tŕnh nhằm xây dựng niềm tin giữa các cơ quan cảnh sát địa phương và cộng đồng mà họ phục vụ.
Về loại camera mà giới chức trách Mỹ hướng tới, đó là loại camera được thiết kế để ghi lại mọi hoạt động của cảnh sát. Mỹ cho rằng cần trang bị loại camera này sau các vụ biểu t́nh tại Ferguson. Các cuộc biểu t́nh bắt đầu diễn ra sau khi Michael Brown, một thiếu niên không được trang bị vũ khí ǵ, bị cảnh sát ở Ferguson giết chết. Các nhà lănh đạo địa phương đă vin vào video quay được về cái chết của Brown làm bằng chứng cho thấy những hành vi sai trái của cảnh sát. Vụ việc gây phẫn nộ buộc Bộ Tư pháp phải vào cuộc điều tra.
Gần đây hơn, một đoạn video được chia sẻ rộng răi về việc cảnh sát ở Cleveland bắn chét một cậu bé tên là Tamir Rice 12 tuổi càng làm dấy lên nhu cầu phải quay lại mọi hành vi, hoạt động của các cảnh sát. Tuần trước, bố mẹ của Michael Brown tuyên bố một chiến dịch "nhằm đảm bảo mọi cảnh sát làm việc trên đường phố ở toàn nước Mỹ phải mang camera theo bên người".
Theo The Verge, 50.000 camera mà quỹ liên bang mới chi ra để trang bị cho cảnh sát sẽ chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của hơn 750.000 cảnh sát mà nước Mỹ hiện có. Đề xuất camera cũng gặp rắc rối với các điều luật tại các bang như Washington. Ngoài ra, việc trang bị "body camera" này, nghĩa là hàng ngày sẽ có hàng trăm giờ camera được quay lại, và vấn đề lại gặp khó khăn cả về tính riêng tư lẫn những khâu hậu cần.
Tuy vậy, nhiều sở cảnh sát tại Mỹ cũng đă xem xét lắp camera ngay trên cơ thể cảnh sát. Ngày 1/10 vừa qua, cảnh sát Washington D.C bắt đầu một chương tŕnh thí điểm trong 6 tháng, cài camera trên vai của nhiều cảnh sát địa phương, và các quan chức hy vọng chương tŕnh này sẽ giảm bớt tới 80% phàn nàn của công chúng về cảnh sát. Có điều, chương tŕnh này không hề rẻ: mất tới 1 triệu USD để mua và lưu dữ liệu camera. Nhưng nhiều sở cảnh sát khác vẫn quyết định sẽ áp dụng chính sách về camera để xoa dịu phẫn nộ của người dân.
Hoàng Lan
Theo The Verge