Trung Quốc kiếm được nhiều lợi ích nhờ chiếm ưu thế trong liên minh chống Mỹ với Nga do khủng hoảng Ukraine.
Khủng hoảng Ukraine: Nga xích lại gần Trung Quốc
Tuyên bố về sự hợp tác quân sự gần gũi hơn giữa quân đội Nga và quân đội Trung Quốc là dấu hiệu đáng kinh ngạc về việc cuộc chiến địa chính trị đang nóng lên, khi mà cả Nga và Trung Quốc đang hướng đến việc chống lại nước Mỹ.
Nước Nga đang ở giữa cuộc khủng hoảng ở Ukraine rất muốn cho phương Tây thấy rằng nước này có một giải pháp thay thế và một đồng minh hùng mạnh mới đó là Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có một động lực mạnh mẽ để chống lại nước Mỹ. Sự bất b́nh gần đây của Trung Quốc đối với chính sách “xoay trục ở châu Á” của Mỹ - bao gồm việc đặt 60% lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái B́nh Dương.
Một yếu điểm của Trung Quốc trong cuộc chay đua giành quyền kiểm soát châu Á – Thái B́nh Dương với Mỹ đó là nước này không có đồng minh thực sự ở khu vực.
Ngược lại, Mỹ đă có thỏa thuận quốc pḥng với Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và có quan hệ mật thiết với nhiều nước Đông Nam Á.
Tuy nhiên, bằng cách đến gần hơn với nước Nga, Trung Quốc có vẻ như muốn thành lập một liên minh mới mẻ và đầy quyền lực của riêng họ.
|
Nga và Trung Quốc dự tính xây cầu vượt sông Amur, biên giới giữa 2 nước. |
Vẫn chưa rơ tính bền vững của mối quan hệ này là đến đâu. Nhưng hai trong số những tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Nga, ông Sergei Shoigu, đă nhận được khá nhiều sự chú ư.
Đầu tiên, tuyên bố của ông rằng Nga và Trung Quốc đang dự định thành lập một “hệ thống an ninh chung trong khu vực” cho thấy đây là một sự hợp tác khá tham vọng, tức là có thể sẽ đi xa hơn một vài cuộc tập trận hải quân chung thường niên. Thỏa thuận “An ninh chung” ngụ ư về một cam kết với việc tự vệ chung kiểu NATO.
Thứ hai, tuyên bố về việc Trung Quốc và Nga sẽ tham gia tập trận hải quân chung trên biển Địa Trung Hải vào năm sau cũng gây nhiều ngạc nhiên.
Mục tiêu của cả Trung Quốc và Nga trong toàn bộ chuyện này đă rơ. Hai nước đều rất bất b́nh với sự can thiệp quân sự trên toàn cầu của Mỹ. Thực tế là Hải quân Mỹ thường đi tuần ngoài khơi vùng biển Trung Quốc, trong khi các nước NATO đều đang chỉ trích vấn đề biên giới của Nga.
Bằng cách thực hiện cuộc tập trận hải quân ngay tại Địa Trung Hải - sân sau của phương Tây, Nga và Trung Quốc đều có vẻ sẽ như tham gia vào một cuộc đối đầu cố ư.
Liên minh Nga - Trung: Bắc Kinh được lợi ǵ?
Vẫn c̣n quá sớm để nói rằng khối Trung-Nga đang h́nh thành hiện đang hoàn toàn đối đầu với phương Tây. Ngược lại, Trung Quốc dường như đang khéo léo đứng ở cả 2 phe.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Nga được đưa ra
đến chỉ một tuần sau cuộc hội nghị khá hiệu quả và thân t́nh giữa chủ tịch Trung Quốc và Tổng thống Mỹ, dẫn đến một thỏa thuận quan trọng về biến đổi khí hậu.
Rơ ràng là cả Nga và Trung Quốc đều có chung những sự thù địch với Mỹ. Cả hai đều cảm thấy bị đe dọa liên tục bởi sự thúc đẩy dân chủ ở Mỹ. Cả hai đều không thích chính sách ngăn chặn của Mỹ và ư tưởng thế giới đơn cực. Đó là lí do mà cả 2 nước này đều đang dành rất nhiều ngân sách cho quốc pḥng nhằm rút ngắn khoảng cách về quân sự.
|
Tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc. |
Nhưng Nga yếu thế hơn Trung Quốc rất nhiều trong liên minh với Trung Quốc. Nền kinh tế Nga đang khó khăn, và quan hệ Nga-Mỹ cũng không quá tệ, điều khác hẳn với Trung Quốc. Do đó, Nga phải chịu thiệt trong việc thương lượng giá khí đốt trong thỏa thuận năng lượng với Trung Quốc hồi tháng 5. Trung Quốc cũng đang ép Nga bán vũ khí công nghệ cao mà Trung Quốc thèm muốn từ lâu.
Hơn nữa, Nga vẫn c̣n rất lo âu về sự ảnh hưởng lâu dài của sự phát triển của Trung Quốc. Miền Viễn Đông của Nga có rất nhiều tài nguyên, thưa dân và phần lớn vùng này đă từng là nơi sinh sống của người Trung Quốc từ thế kỉ 19.
Sự tái hợp nhất Nga-Trung chắc chắn là sẽ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng sẽ không bền vững về lâu dài.
Phong Đức