Khi giới thiệu máy mới, hăng công bố giá khoảng 600 – 650 USD nhưng người dùng Việt Nam không dám mơ chuyện đó.
Trong tháng 10, hàng loạt smartphone cao cấp chính hăng vừa cập bến thị trường Việt Nam. Sony Xperia Z3 được chào bán với giá 16,99 triệu đồng, Samsung Galaxy Note 4 là 17,99 triệu đồng. Người dùng Việt Nam không tỏ ra lạ lẫm với mức chào bán nói trên của các thương hiệu lớn bởi họ đă quen với việc phải trả giá cao hơn nhiều so với giá công bố của hăng tại thị trường quốc tế (thường ở mức 600 – 650 USD).
Loạt smartphone cao cấp mới về nước có giá khá cao.
“Khi giới thiệu máy mới, hăng công bố giá khoảng 600 – 650 USD nhưng người dùng Việt Nam không dám mơ chuyện đó” – anh Trần Mạnh Hiệp, quản trị diễn đàn công nghệ Tinh Tế cho hay. Không chỉ Việt Nam mà người dùng tại một số thị trường khác cũng chịu t́nh trạng tương tự.
Theo anh Hiệp, đây là một sự bất công bởi Việt Nam là một thị trường không hề nhỏ. "Nếu các hăng sản xuất chiến đấu v́ mục tiêu lâu dài, hơn là hớt váng thị trường th́ người dùng trong nước sẽ được hưởng mức giá bán hấp dẫn hơn rất nhiều. Các hăng sản xuất như Sony, HTC, Samsung chưa tôn trọng người mua hàng tại Việt Nam. Họ coi trọng hơn việc đánh đu giá bán, đánh đu thương hiệu thay v́ coi trọng người bỏ tiền ra mua sản phẩm”, anh Trần Mạnh Hiệp chia sẻ trên trang mạng xă hội Facebook.
“Chẳng hạn, Sony luôn so sánh giá với sản phẩm của Samsung. Họ cho ḿnh là thương hiệu cao cấp hơn nên không chịu bán điện thoại giá rẻ hơn nếu 2 model đó cùng cấp. Nếu họ định giá chiếc Xperia Z3 Compact ở mức 12 triệu, đây sẽ là một mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, khi biết Samsung bán Galaxy Alpha 14 triệu, họ cũng nâng giá lên thành 14 triệu. Đó là v́ Sony cho rằng Xperia Z3 Compact tốt hơn. Ư đồ kinh doanh của họ lớn quá, thay v́ nghĩ đến người mua máy. Họ phải mua máy đắt hơn nhiều so với thị trường nước ngoài”.
Anh Trần Mạnh Hiệp - quản trị diễn đàn Tinh Tế cho rằng, người dùng smartphone tại Việt Nam cần phải được hưởng mức giá tốt hơn.
Anh Hiệp cho biết, tại Việt Nam hiện chỉ có Nokia là hăng làm tốt việc này. Nhờ chính sách bán máy giá tốt, không chênh lệch giữa các thị trường, tại Việt Nam gần như không c̣n máy Nokia xách tay.
“Tôi thấy bất công khi cùng một chiếc máy, tôi phải trả giá cao hơn thị trường quốc tế đến 200 USD. Việc hăng bán máy với giá cao cũng tạo điều kiện cho thị trường smartphone xách tay – vốn có nhiều những sản phẩm không rơ nguồn gốc, hàng dựng, kém chất lượng – phát triển. Khi không bán được hàng, họ lại tổ chức những đợt giảm giá khủng, tạo cảm giác cho máy xuống giá nhiều”.
“Người dùng Việt Nam chưa được tôn trọng” – anh Hiệp một lần nữa nhấn mạnh.
Thành Duy/ZING