Tầm quan trọng của kiều hối - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Tầm quan trọng của kiều hối
Kiều hối là ngoại tệ chuyển về Việt Nam do những người sinh sống ở nước ngoài như những người tị nạn Cộng Sản hay những người làm việc ở nước ngoài như những công nhân xuất khẩu lao động. Kiều hối giúp cải thiện mức sống của người dân và giữ một vai tṛ quan trọng đối với nền kinh tế sở tại.

Bài phân tách này sẽ lần lượt tŕnh bầy về một số vấn đề như số lượng kiều hối Việt Nam nhận được và tầm quan trọng của kiều hối trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, bài viết này cũng sẽ phân tách lư do giúp cho số lượng kiều hối gia tăng và việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam.

Số lượng kiều hối

Số lượng kiều hối tăng không ngừng trong hơn 10 năm qua, từ 1.3 tỉ Mỹ kim vào năm 2000 lên đến 11 tỉ Mỹ kim vào năm 2013, ngoại trừ năm 2009 bị sút giảm 11.5% so với năm trước do cuộc khủng hoảng tài chánh 2008-2009, theo báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới. Trong ba năm vừa qua, số lượng kiều hối vào Việt Nam tăng khoảng 1 tỉ Mỹ kim mổi năm. Theo một dự đoán của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài G̣n, kiều hối sẽ có thể gia tăng 20% trong năm 2014. [1] Hiện nay có 4.5 triệu người Việt đang sinh sống tại trên 100 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra có khoảng nửa triệu công nhân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản và Nam Triều Tiên, qua chương tŕnh xuất khẩu lao động.

Phần lớn số lượng kiều hối Việt Nam nhận được phát xuất từ Hoa Kỳ, Canada, và Pháp và chuyển về cho những người sanh sống ở thành thị, đặc biệt là Sài G̣n. [2] Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khoảng trên 50% số lượng kiều hối gửi về Việt Nam phát xuất từ Hoa Kỳ. [3] [4]

Phần đông công nhân xuất khẩu lao động xuất thân từ thôn quê. Do đó, số lượng kiều hối do công nhân gửi từ các nước Á châu về thôn quê tương đối ít so với số lượng kiều hối do Việt kiều chuyển từ các nước Tây phương về thành thị. Nhưng số lượng này có khuynh hướng gia tăng. Các vùng nhận kiều hối được mở rộng đến các tỉnh nhỏ và khu vực thôn quê nơi tập trung gia đ́nh có công nhân xuất khẩu lao động như Quảng Ninh, Thái B́nh, Thanh Hóa, Nghệ An, v.v.

Tầm quan trọng của kiều hối

Trong 12 nước có số lượng kiều hối từ 10 tỉ Mỹ kim trở lên vào năm 2013, Ấn Độ dẫn đầu với 70 tỉ Mỹ kim, tiếp theo là Trung Quốc với 60 tỉ Mỹ Kim, Philippines với 25 tỉ Mỹ Kim. Việt Nam đứng hạng 10 với 11 tỉ Mỹ kim, tương đương khoảng 7.1 % của tổng sản phẩm nội địa, bằng 1/3 số lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam vào năm 2013 (33 tỉ Mỹ kim), lớn hơn cả vốn đầu tư nước ngoài (10.5 tỉ Mỹ kim) và tiền viện trợ chinh thức để phát triển ODA thực (net Official Development Assistance) (4.1 tỉ Mỹ kim cho năm 2012). [5] Số lượng kiều hối xem ra nhập vào Việt Nam đều đặn hơn là vốn đầu tư nước ngoài. Kiều hối là một nguồn ngoại tệ quan trọng, một số tiền viện trợ lớn không phải hoàn lại và không phải chịu một chi phí nào cả.

Vào năm 2011, cán cân văng lai (current account balance) của Việt Nam từ t́nh trạng thiếu hụt lần đầu tiên trở nên trở nên thặng dư với con số khiêm nhường là 236 triệu Mỹ kim. Con số này đă tăng lên đến 2.6 tỉ Mỹ kim vào năm 2013. Một phần nhỏ nhờ vào thặng dư về cán cân thương mại (trade balance) 3.3 tỉ Mỹ kim, nhưng phần lớn hơn nhờ thặng dư về tài khoản chuyển nhượng văng lai ḍng (net current transfer) 9.1 tỉ Mỹ kim trong đó có 11 tỉ kiều hối chuyển vào Việt Nam. [6]





Số lượng ngoại tệ do kiều hối mang về rất cần thiết đối với Việt Nam để thanh toán hàng hóa nhập khẩu và các dịch vụ thương mại. Ngoài ra nó c̣n giúp ổn định tỷ giá (hối suất). Nếu ngoại tệ khan hiếm, đồng bạc Việt Nam sẽ mất giá, tỷ giá của VNĐ đối với ngoại tệ sẽ lên cao và làm tăng lạm phát.

Mặc dầu ngoại tệ có giá trị hơn đồng Việt Nam, nhưng không phải những người nhận đều lănh ngoại tệ. Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam cho biết, tỉ lệ kiều hối chuyển sang VNĐ tại ngân hàng này lên đến 25% trong 2013, một phần v́ tỷ giá của VNĐ ổn định.

Lư do giúp cho kiều hối gia tăng

Một yếu tố giúp cho sự gia tăng kiều hối là số người Việt vẫn tiếp tục ra nước ngoài qua chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh và qua chương tŕnh xuất khẩu lao động. Số công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài từ khoảng 30,000 người vào năm 2000 đă lên đến 500,000 người vào năm 2013. Kể từ năm 2015, công nhân trong các nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations – ASEAN) có thể tự do đi lại và làm việc ở trong vùng, do đó sẽ làm số kiều hối tăng lên. [7]

Một yếu tố quan trọng khác là sau nhiều năm đầu thử nghiệm Việt Nam đă rút tỉa ra một chính sách cởi mở nhắm thu hút kiều hối bao gồm một số biện pháp cần thiết như không hạn chế số lượng kiều hối, cho phép nhận và trả bằng ngoại tệ. Người nhận không bị bắt buộc phải gửi vào chương mục tiết kiệm hay bán ngoại tệ cho ngân hàng và không phải trả thuế thu nhập trên số kiều hối. Ngoài ra, sự chênh lệch về lăi suất áp dụng đối với tiền Việt Nam và ngoại tệ ở Việt Nam cũng là một yếu tố thu hút kiều hối.

Yếu tố thứ ba là người Việt ở nước ngoài về thăm Việt Nam, mua nhà ở hay đầu tư được dễ dàng hơn trước. Dịch vụ chuyển tiền phát triển rộng răi ở trong nước cũng như ở hải ngoại với nhiều công ty và chi nhánh chuyển tiền với sự cộng tác của các ngân hàng, một phần nhờ chánh sách cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia vào việc chuyển tiền. Thủ tục chuyển tiền khá giản di và nhanh chóng. Thông thường chỉ trong ṿng 24 giờ là người ở Việt Nam nhận được tiền kể cả ở vùng quê. Chi phí chuyển tiền qua công ty thương mại và ngân hàng tiếp tục giảm do cạnh tranh rất cao. Thí dụ lệ phí chuyển 100 Mỹ kim từ Hoa Kỳ qua một công ty chuyển tiền ở vùng Virginia về Việt Nam là 2 Mỹ kim và từ 300 Mỹ kim lệ phí là 1.5 Mỹ kim cho mỗi 100 Mỹ kim.

Kiều hối được sử dụng như thế nào?

Theo cuộc nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường và Daniel Mont xuất bản vào 2012 đă đề cập đến ở trên, phần lớn kiều hối chuyển vào Việt Nam được dùng vào việc mua bán nhà, đất, trả nợ và tiết kiệm. Một phần nhỏ được dùng để mua những sản phẩm công nghiệp. Ngoài ra, cuộc nghiên cứu t́m thấy rằng kiều hối không được dùng vào việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng ngày và ảnh hưởng đối với giảm nghèo về mặt tiêu thụ rất giới hạn, ít nhất trong ngắn hạn.

Một cuộc nghiên cứu khác của Vân Phượng Hoàng và Elisabetta Magnani thuộc University of New South Wales xuất bản vào 2012 cũng có một kết luận tương tự rằng số lượng kiều hối từ nước ngoài do Việt kiều gửi về không có ảnh hưởng đến việc phát triển thương mại. Trái lại, những số tiền của công nhân sống ở Việt Nam nhưng xa gia đ́nh hay làm việc ở nước ngoài trong chương tŕnh xuất khẩu lao động gửi về quê quán đă giúp cho thân nhân xây dựng cơ sở làm ăn. [8]



H́nh (CAMSA): Công nhân bị bóc lột ở Jordan trở về Việt Nam.H́nh (CAMSA): Công nhân bị bóc lột ở Jordan trở về Việt Nam.

Một phúc tŕnh của Ủy Ban Giám Sát Tài Chánh Quốc Gia dựa trên việc khảo sát 4,000 hộ nhận kiều hối vào năm 2011 cho thấy 52% lượng kiều hối được đầu tư vào bất động sản. Tiếp theo là tiết kiệm và tiêu dùng. Theo thống kê của chi nhánh Ngân Hàng Nhà Nước tại Sài G̣n, số lượng kiều hối đầu tư vào bất động sản đă giảm xuống 23% vào năm 2012 và 21% trong 10 tháng của năm 2013. Ngược lại, tỉ lệ kiều hối đầu tư vào lănh vực kinh doanh gia tăng. [9]

Kết luận

Kiều hối là một nguồn ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, so với những nguồn tài chánh khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp và tiền viện trợ. Kiều hối chứng tỏ là một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Nó giúp cân bằng cán cân văng lai, tăng cường ngoại tệ dự trữ, và giúp cải thiện đời sống của người nhận.

Việt Nam cần phải tiếp tục duy tŕ chánh sách cởi mở về kiều hối. Cải thiện chính sách xuất khẩu lao động là một ưu tiên để có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc tuyển dụng nhân công ra nước ngoài và giảm lệ phí tham gia chương tŕnh xuất khẩu lao động. Việt Nam cần tiếp tục gửi công nhân đi nhiều nước khác nhau, thay v́ một vài nước, để tránh những biến động địa phương bất ngờ.

Công nhân làm việc ở nước ngoài cần phải được bảo vệ đầy đủ chống lại sự bóc lột của giới chủ nhân. Nhiều trường hợp như vậy đă xẩy ra trong quá khứ trước sự làm ngơ của các sứ quán Việt Nam hoặc tệ hơn với sự tiếp tay của các viên chức này như trong trường hợp 1,600 công nhân Việt Nam ở Malaysia và gần 200 công nhân Việt ở Jordan vào 2008. Gần đây hơn vào đầu năm 2013 tại Nga, 15 nữ công nhân Việt Nam bị lường gạt và bán vào ổ măi dâm với sự tiếp tay của một công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam và nhân viên của Ṭa Đại Sứ của Việt Nam tại thủ đô Moskova.[10] Vậy nhà nước có trách nhiệm phải kiểm tra những công ty xuất khẩu lao động và phải có biện pháp trừng phạt nặng nề những kẻ chủ mưu ám hại ngay cả người đồng hương thân cô thế cô ở xứ người.

Việc sử dụng kiều hối ở Việt Nam chưa được thỏa đáng. Việt Nam cần phải hoạch định một chính sách để khuyền khích việc sử dụng kiều hối vào những dự án đầu tư sản xuất ngắn hạn và dài hạn và vào công việc kinh doanh thay v́ vào thị trường địa ốc và tiêu thụ.

Tiềm năng đầu tư của người Việt ở nước ngoài rất đáng kể. Để khai thác được tiềm năng này, nhà nước Việt Nam không những phải cải tổ môi trường kinh doanh ở trong nước để có sự b́nh đẳng, minh bạch, và tự do thông tin đa chiều mà c̣n phải loại bỏ tệ nạn tham nhũng. Cải tổ chính trị cần phải thực hiện song song với cải tổ kinh tế. Có tự do dân chủ mới có thể tận diệt được tham nhũng và giảm thiểu những lăng phí tài nguyên quốc gia như hiện nay. Trong chính trị cũng cần có cạnh tranh như trong thị trường kiều hối và trong kinh tế nói chung mới có sự trong sạch và tiến bộ.

[1] Thùy Vinh, “Kiều Hối Năm 2014 Dự Báo Tăng 20%.” Báo Đầu Tư, 27-1-2014.

[2] Nguyen Viet Cuong, Daniel Mont, “Economic Impacts of International Migration and Remittances on Vietnam’s Development,” Emerald Group Publishing, United Kingdom, 2012.

[3] Hải Nguyễn, “Kiều Hối Là Ǵ?,” www.truclamyentu.info.

[4] Pfau Wade Donald & Giang Long Thanh, “The Growing Role of International Remittances in the Vietnamese Economy: Evidence from the Vietnam (Household) Living Standard Surveys,” 2010.

[5] Tuổi Trẻ, “ODA năm 2013 đạt trên 7 tỷ USD.” 18-10-2013.

[6] Theo thống kê của Ngân Hàng Phát Triển Á châu (Asian Development Bank – ADB).

[7] Hà Thu & Anh Quân, “Việt Nam thuộc top nhận kiều hối nhiều nhất thế giới,” VNExpress, 15-4-2014.

[8] Van Phuong Hoang, Elisabetta Magnani, “Remittances and Household Business Start-Ups in Vietnam: Evidence from Vietnam Household Living Standard Surveys,” Uiversity of New South Wales, Sydney, 2012.

[9] Tô Hà, “Kiều Hối Tăng Mạnh, Chuyển Động,” Người Lao Động, 24-1-2014.

[10] CAMSA, “Để giải cứu nạn nhân ở Nga,” Mạch Sống, 7-4-2013.

VOA
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 06-28-2014
Reputation: 344139


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 124,680
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	88.jpg
Views:	0
Size:	19.3 KB
ID:	630887
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,356 Times in 5,323 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 159 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Old 06-28-2014   #2
all123
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
all123's Avatar
 
Join Date: May 2014
Posts: 1,550
Thanks: 13
Thanked 2,076 Times in 466 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 6 Post(s)
Rep Power: 12
all123 Reputation Uy Tín Level 1all123 Reputation Uy Tín Level 1
Default

2013 ==> 11 tỉ USD của nổi c̣n cũa ch́m th́ chắc chắn ngan bằng hay nhiều hơn v́ cũa ch́m th́ đở phải trả dịch vụ hay qua mặt nhà nước v́ nhiều lí do
all123_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:18.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08633 seconds with 12 queries