Từ một loại chất thải của hai dự án bauxite ở Tây Nguyên, bùn đỏ lại đang trở thành một thứ nguyên liệu để sản xuất sắt thép trong nước.
|
Bùn đỏ đang được một nhà máy tại đây sản xuất chế tạo ra sắt thép. (Ảnh Nguyễn Dũng) |
Đề cập đến thông tin về 2 dự án bauxite vào chiều 24/6, ĐBQH Nguyễn Văn Phúc, Phó chủ nhiệm UBKT cho biết, báo cáo giám sát chuyên đề đối với 2 dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ mới đây đă thể hiện khái quát nhất về việc đánh giá kết quả của đoàn giám sát, nêu ra những mặt được, chưa được và những nguyên nhân cũng như yêu cầu đối với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai hai dự án thí điểm này.
Kết quả giám sát của UBKT cho thấy, 2 dự án này đă có tác dụng đối với t́nh h́nh phát triển kinh tế - xă hội ở 2 địa phương và địa bàn Tây Nguyên, có chuyển dịch tích cực về kinh tế; không chỉ rút ngắn thời gian lỗ kế hoạch xuống 1-2 năm so với dự định ban đầu khoảng 4-5 năm...
Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cũng nói thêm rằng, điều đáng mừng là hai dự án bauxite đă xử lư được vấn đề bùn đỏ. V́ trong bùn đỏ đó có chứa nhiều sắt thép nên đă trở thành nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sắt thép.
Hiện đă có một nhà máy sản xuất sắt thép từ chất thải bùn đỏ. Dự án này cũng đang trong quá tŕnh nghiên cứu, xem hiệu quả, tuy nhiên kết quả này cũng góp phần làm giảm áp lực về môi trường từ loại phế liệu bùn đỏ này.
Trước đó, đánh giá về việc này tại phiên họp thường vụ mới đây, các đại biểu cũng cho rằng, việc phát hiện và sản xuất thành công sắt từ bùn đỏ góp phần chủ động về nguồn kim loại màu cho đất nước, làm tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên đại biểu cũng đề nghị cần rà soát, đánh giá lại trữ lượng các mỏ sắt cũng như các loại khoáng sản quư khác, xem ngoài sắt c̣n có những nguồn nguyên liệu quư nào nữa không.
Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế phải được đánh giá một cách toàn diện, lâu dài và phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế-xă hội của Tây Nguyên, gắn với an ninh quốc pḥng, môi trường văn hóa cũng như môi trường sống…
Thành Nam
Infonet