Dan Tynan là nhà báo công nghệ kỳ cựu, hiện làm việc cho Yahoo News. Tynan có hai con, một trai và một gái. Mời bạn theo dơi những ḍng tâm sự của ông về "công nghệ làm cha" đầy vất vả...
Trong nhà ḿnh, tôi lắp đặt bộ cảm ứng tại nhiều nơi và nhận thông tin phát từ những bộ cảm ứng trên điện thoại. Trên cổ dề của chú chó Hoover ngu ngơ của tôi có bộ cảm ứng Tagg GPS tracker. Mỗi khi Hoover vượt qua hàng rào điện tử để đi thăm bè bạn hàng xóm bốn chân của nó, tôi đều nhận được tin nhắn tự động trên điện thoại. Trên trang mạng Tagg, tôi dễ dàng biết được Hoover đang chu du những nơi nào.
Đối với con trai 17 tuổi của ḿnh, dĩ nhiên tôi không thể... đeo cổ dề cho nó (mặc dù rất muốn!). Tôi phải chọn cách khác: gắn bộ cảm ứng Audiovox Car Connection trong chiếc xe hơi cũ kỹ của nó. Nhờ vậy, tôi luôn nhận được tin nhắn tự động mỗi khi con tôi rời khỏi nhà hoặc về đến nhà, mỗi khi con tôi đến trường hoặc rời trường.
Việc theo dơi con tôi trên Facebook không dễ dàng như vậy. Tôi cho rằng trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ về Facebook, và mạng xă hội nói chung, thường có hai điều sai.
Điều sai thứ nhất: bạn nghĩ rằng có thể cấm con ḿnh dùng Facebook, nếu muốn. Nếu bọn trẻ muốn dùng Facebook, chúng sẽ hiện diện trên Facebook. Chúng luôn luôn t́m được cách, trừ khi bạn nhốt chúng trong pḥng riêng và cắt điện.
Điều sai thứ hai: bạn cho rằng con ḿnh có thể dùng Facebook thoải mái, không cần giám sát. Cũng như bạn không thể trao ch́a khóa xe cho đứa con 13 tuổi của ḿnh và bảo nó đi mua đồ ở siêu thị thay ḿnh, bạn không nên để đứa con ở tuổi thiếu niên mặc sức tung hoành trên Facebook. Bạn phải ở bên cạnh chúng trên Facebook, bất kể chúng có thích hay không (thường là chúng không thích!). Bạn cần biết rằng việc giao tiếp trên mạng xă hội có thể gây nguy hiểm cho con ḿnh và hướng dẫn chúng vượt qua những mối đe dọa.
Trước tiên là chuyện bắt nạt. Tin tức hàng ngày đầy rẫy chuyện đau ḷng về những đứa trẻ tự tử sau khi bị bêu riếu trên mạng xă hội. Chuyện bắt nạt trên mạng xă hội cũng gần phổ biến như ngoài đời thực. Ngay cả khi bạn là friend của con ḿnh ở Facebook, có thể bạn không hay biết về chuyện bắt nạt v́ việc quấy rối thường được thực hiện qua tin nhắn riêng. Vượt qua chuyện này không dễ. Nếu con bạn nói cho bạn biết chuyện bị bắt nạt, bạn phải tự nhủ rằng việc con bạn chịu thổ lộ với bạn là điều may mắn. Bạn tṛ chuyện với con một cách b́nh tĩnh để t́m giải pháp, hướng dẫn con block những kẻ quấy rối trên Facebook, dặn con không tiết lộ mật khẩu Facebook cho bất kỳ ai, kể cả bạn thân.
Thứ hai là chuyện tiếp xúc với người lạ. Làm quen với người lạ trên Facebook rất dễ dàng, do vậy con bạn có khả năng bị kẻ xấu dụ dỗ. Bạn nên luôn để ư đến những bạn mới của con. Bạn cần hướng dẫn con thiết lập quy định về quyền riêng tư trên Facebook để chỉ các bạn thực sự của nó mới được phép thấy những post của nó, càng ít để lộ thông tin cá nhân (họ tên thực, nơi ở,...) càng tốt. Nếu con bạn muốn hẹn gặp người nào đó quen qua Facebook, bạn phải có mặt trong cuộc gặp đó (và dẫn theo con chó được huấn luyện tốt trong việc khống chế kẻ tấn công!).
Thứ ba là chuyện chia sẻ sai lầm. Bạn cần dặn con đừng bao giờ đưa lên Facebook những ǵ mà chúng không dám cho ông bà của chúng xem. Những post bậy bạ dễ lan truyền nhanh, ảnh hưởng đến thanh danh của chúng, tác động xấu đến tương lai của chúng. Nếu con bạn lỡ đưa lên Facebook những lời, những h́nh xấu xa và nếu không có cách ǵ khắc phục, bạn cần bàn với con về việc đổi tên tài khoản, dùng biệt hiệu nào đó thay tên thực, hoặc thậm chí xóa tài khoản.
Chuyện rắc rối liên quan đến Facebook đến với tôi khi con trai tôi 13 tuổi. Nó bắt đầu bằng một cuộc gọi điện thoại. Một người bạn của tôi gọi cho tôi, báo rằng status của con trai tôi trên Facebook "có vấn đề". Bạo lực, thô tục, xúc phạm? Có cả ba yếu tố ấy khi tôi kiểm tra. Đó là lời của một bài rap mà tôi chợt nghe nó hát ngày hôm đó. Dường như chính nó đặt lời cho bài rap đó.
Thực ra, đó không phải là lần quậy phá đầu tiên trên Facebook của con trai tôi. Năm học lớp 8, con trai tôi mượn điện thoại của cô giáo trong giờ chơi. Nó vào tài khoản Facebook của cô và thay đổi status của cô thành "Đă mất". Tṛ đùa đó đă khiến ông bà của cô giáo sống ở Đức hoảng hốt và lập tức gọi cho cô để biết chắc cô vẫn b́nh an.
Một lần khác, con trai tôi viết comment bất nhă trên trang của một người bạn ở Facebook. Tôi không c̣n nhớ rơ nó viết ǵ nhưng lần ấy tôi quyết định không bỏ qua. Tuy nhiên, tôi đă phạm một sai lầm lớn: nhắc nhở con ngay trong phần comment, yêu cầu nó xóa lời lẽ đó. Lẽ ra tôi không nên làm điều đó trước mắt bạn bè của nó.
Sau chuyện đó, lần kế tiếp vào Facebook, tôi thấy con tôi không xem tôi là friend nữa. Tôi đă nói chuyện với nó, khẳng định rằng điều đó vi phạm quy tắc mà chúng tôi đă thỏa thuận: nếu nó muốn dùng Facebook ở nhà, phải cho bố mẹ là friend của nó. Con trai tôi miễn cưỡng cho chúng tôi trở lại là friend. Tuần kế tiếp, tôi vào Facebook kiểm tra và lại thấy tôi không c̣n là friend của con trai nữa. Tôi gặp con, nhắc lại quy tắc: nếu tôi không là friend th́ không có Facebook, không có máy tính, không có ǵ hết. Nó cho tôi thành friend như trước, nhưng càu nhàu, hờn giận.
Hai tuần sau, khi gia đ́nh tôi dùng bữa tối xong, con trai tôi điềm tĩnh giải thích với chúng tôi rằng nó phải xóa bỏ tài khoản Facebook cũ v́ tài khoản đó đă "hư hỏng". Nó sẽ lập tài khoản Facebook mới và gửi cho chúng tôi lời mời kết bạn từ tài khoản mới. Nh́n vẻ chững chạc của con trai, chúng tôi tự nhủ: "Đứa con trai nhỏ của ḿnh đă trưởng thành".
Vài ngày sau, khi vào pḥng làm việc của ḿnh ở nhà, tôi thấy máy tính của ḿnh đang bật, đang mở Facebook. Tài khoản Facebook đang mở không phải của tôi, mà là của con trai. Nhưng đó là tài khoản cũ, tức tài khoản đă "hư hỏng". Ở đó tôi thấy con ḿnh nhắn tin cho các bạn: "Đừng liên lạc với tớ ở tài khoản mới, tớ lập tài khoản đó chỉ để đánh lừa bố mẹ ngờ nghệch của tớ". Hóa ra con trai tôi đă dạy cho tôi một bài học về mạng xă hội!
Khi con gái tôi đủ lớn để tham gia Facebook, chúng tôi có kinh nghiệm hơn, tṛ chuyện với con về các vấn đề liên quan đến Facebook trước khi nó tạo tài khoản. Chúng tôi đề nghị con gái không dùng tên thật, ngày sinh thật, nơi ở thật (vâng, tôi biết Mark Zuckerberg hoàn toàn không thích chuyện này!). Chúng tôi nêu rơ quy tắc: đừng post những ǵ mà con không dám cho bà nội Nana xem. Con gái tôi miễn cưỡng đồng ư cho chúng tôi và bà Nana là friend của nó trên Facebook, nhưng đặt điều kiện rằng chúng tôi phải tự giấu ḿnh càng nhiều càng tốt. Chúng tôi được phép xem, nhưng không được post hoặc comment trên trang của nó. Chúng tôi cũng không được like. Ít ra, cho đến nay, chưa có cuộc gọi phàn nàn nào về con gái tôi. Chưa có ông bà người Đức nào đó phải hốt hoảng!
Con gái tôi và anh của nó, nay 14 tuổi và 17 tuổi, đều đă nắm vững quy tắc ứng xử trên Facebook. Nhưng chúng không c̣n dùng Facebook thường xuyên nữa. Chúng cảm thấy chán v́ bị người lớn theo dơi và chuyển qua Tumblr, SnapChat, Kik, Vine và những mạng xă hội khác nữa. Đó là điều đáng tiếc v́ dù sao Facebook vẫn là môi trường khá an toàn cho giao tiếp xă hội, là nơi bạn có thể bảo vệ con ḿnh một cách hiệu quả. Mỗi mạng xă hội mới mà con bạn tham gia đặt ra cho bạn những thách thức mới.
NGỌC GIAO lược dịch
Theo echip