Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá! - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-15-2013   #1
megaup
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 43,284
Thanks: 1
Thanked 1,014 Times in 489 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 60
megaup Reputation Uy Tín Level 6
megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6megaup Reputation Uy Tín Level 6
Default Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá!

Việc khai thác thủy điện để có nguồn năng lượng là tốt v́ đây là nguồn năng lượng tái sinh. Tuy nhiên, sự dễ dăi trong quy hoạch, quản lư, giám sát các dự án thủy điện đă bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả

Lời nguyền tài nguyên có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ngẫm suy thật chuẩn xác v́ đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại với môi trường sinh thái tự nhiên. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, sự tiếp tay của những phần tử thoái hóa trong chính quyền th́ việc phát triển thủy điện tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, chính là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đặc biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội.
Tiềm năng thủy điện sắp cạn
Chúng ta đều biết điện sử dụng bằng điện sản xuất cộng điện nhập khẩu trừ đi điện tiết kiệm. Phương tŕnh này đơn giản nhưng không phải là bài toán dễ giải. Thủy điện là nguồn điện rẻ, sạch, có khả năng tái tạo nên các quốc gia có tiềm năng về thủy thế, nguồn nước đều ưu tiên coi trọng thủy điện. Tuy nhiên, nh́n tổng thể bài toán cơ cấu nguồn điện năng của nước ta th́ thủy điện chiếm tỉ lệ quá cao trong tổng sơ đồ điện. Thủy điện đ̣i hỏi đầu tư rất lớn nhưng tác động đến môi trường cũng không nhỏ, phải di dân tái định cư, thay đổi ḍng chảy tự nhiên, môi trường sinh thái động thực vật, đa dạng sinh học, đặc biệt tàn phá rừng.


Trận lũ quét kinh hoàng gây thiệt hại lớn ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai vào đầu tháng 9-2013 có nguyên nhân từ phá rừng đầu nguồn làm thủy điện
Ảnh:VĂN DUẨN
Nguồn năng lượng điện ở Việt Nam từ trước đến bây giờ vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn nhiên liệu chính là than đá, khí (nhiệt điện) và nước mặt ở các ḍng sông (thủy điện), trong đó nguồn thủy điện luôn duy tŕ tỉ trọng lớn khoảng 40% trong cơ cấu nguồn điện ở Việt Nam từ trước đến nay. Tiềm năng lư thuyết thủy điện Việt Nam khoảng 75.000 MW, tiềm năng kỹ thuật khoảng 31.000 MW và tiềm năng kinh tế - kỹ thuật khoảng 20.000 MW.
Năm 2001, công suất max hệ thống khoảng 6.000 MW nhưng đến năm 2009 con số này đă là khoảng 14.000 MW (trung b́nh tăng 1.000 MW/năm với tỉ lệ tăng khoảng 12%/năm), trong đó thủy điện chiếm 6.500 MW. Hiện tại, công suất thủy điện trong hệ thống khoảng 11.000 MW. Dự báo đến các năm 2020 và 2030, tổng công suất hệ thống là khoảng 75.000 MW và 150.000 MW, trong đó thủy điện tương ứng là 17.000 MW (23%) và 18.000 MW (12%).
Như vậy, rơ ràng là trong giai đoạn 2001-2010, một thập niên bùng nổ thủy điện, gần như tiềm năng kinh tế - kỹ thuật nguồn thủy điện đă được khai thác rất lớn. Trong những năm tiếp sau 2010, chỉ c̣n một vài dự án lớn như Sơn La 2.400 MW, Lai Châu 1.200 MW cùng một số thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2.100 MW sẽ được khai thác đến năm 2015 là gần như hết tiềm năng thủy điện Việt Nam. Chỉ c̣n lại một ít dự án thủy điện tích năng sẽ được tiếp tục khai thác sau năm 2020.
Mặc dù vai tṛ nguồn thủy điện trong cơ cấu nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng việc đầu tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với quy hoạch tổng sơ đồ điện, từ trước đến nay đă qua 7 kỳ quy hoạch và nhiều lần hiệu chỉnh quy hoạch, việc quy hoạch chủ yếu dựa trên tiêu chí tối ưu chi phí đầu tư và vận hành hệ thống điện, theo nhu cầu năng lượng của quốc gia song lại không chú trọng tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường. Chi phí cho một kỳ quy hoạch tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (5 năm/lần) rất hạn chế nên khó đáp ứng cho việc đánh giá tác động môi trường từ các dự án nguồn, trong đó có thủy điện. Việc đánh giá tác động môi trường lại được “lồng ghép” cho quy hoạch từng dự án cụ thể hoặc đánh giá chung chung khi lập quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch cấp tỉnh nên chất lượng rất hạn chế.
Đối với quy hoạch thủy điện theo lưu vực sông, chỉ một số ít có quy hoạch cụ thể và cũng chỉ có các dự án trên 30 MW mới được xem xét. Một số lưu vực trước đây khi lập quy hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thuê tư vấn nước ngoài lập với chi phí đáng kể th́ vấn đề môi trường được đánh giá khá chi tiết và có khuyến cáo cụ thể khi xếp hạng ưu tiên khai thác, hay nói cách khác là các dự án được xếp hạng theo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Đối với quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ th́ được cấp tỉnh phê duyệt, nội dung nghiên cứu quy hoạch cũng chưa chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường.
Con người gánh trọn hậu quả
Các tác động của thủy điện th́ ai cũng nh́n thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia, nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để cung cấp năng lượng là tốt v́ đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt Nam là con người, kể cả người thực hiện, chủ đầu tư và người quản lư. Có một lỗ hổng trong quy tŕnh quản lư nên việc quản lư, cấp phép và giám sát môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận trách nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích thích, vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và h́nh thái hạ lưu sông… là kết cục tất yếu của một quá tŕnh lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”.
Nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại môi trường quá mức từ các dự án thủy điện là do chúng ta chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khai thác tổng thể theo sự tiến bộ về nhận thức của xă hội, nghĩa là chỉ có tiêu chí kinh tế - kỹ thuật mà chưa có tiêu chí kinh tế - môi trường - kỹ thuật. Dự án để được triển khai phải có tên trong quy hoạch (tổng sơ đồ điện quốc gia và quy hoạch thủy điện tỉnh). Trong thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có chất lượng chưa tốt do hạn chế ở khâu kinh phí, nguồn nhân lực (kể cả những người lập báo cáo lẫn hội đồng xét duyệt). Chính sự dễ dăi, thậm chí lơi lỏng trong giám sát, đă bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả.
Bộ Công Thương và các tỉnh, thành vừa “trảm” hàng trăm dự án thủy điện vừa và nhỏ, điều này càng chứng tỏ công tác quy hoạch thủy điện lợi bất cập hại. Nh́n xa hơn, ngay cả các công tŕnh thủy điện lớn đă xây dựng như hồ Tuyên Quang 5 ngày vừa qua phải xả qua tràn mà không xả phát điện do không bán được điện. Hồ Sơn La, hồ Ḥa B́nh cũng phải phát điện hạn chế mặc dù nước đầy hồ rất lăng phí. Năm nay, không có lũ lớn nhưng mưa dài ngày, lượng nước đổ vào các hồ chứa thừa mứa, đúng là “trời cho” nhưng lại không biết sử dụng hiệu quả.
Năm nay, thủy điện “được mùa”, khó bán nhưng dân vẫn hứng chịu giá cao. Các công tŕnh thủy điện nhỏ đă xây dựng cũng đang ngắc ngoải v́ lỗ vốn như hồ Cấm Sơn (Thái Nguyên), thủy điện sông Mực (Thanh Hóa)… Hàng loạt đại gia cũng đua nhau bán lại thủy điện nhỏ, điều ấy không có ǵ lạ!
Mạnh ai nấy làm
Trong khai thác tài nguyên nước, mặt lợi và hại luôn đan xen nhau, đó là tính 2 mặt của quy luật phát triển. Hiện nay đă có Luật Tài nguyên nước nhưng lại tiếp tục cho soạn thảo Luật Thủy lợi, vừa chồng chéo vừa thừa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, trong đó có quy hoạch cấp nước, tiêu nước, pḥng chống thiên tai (không có quy hoạch về môi trường). Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quy hoạch tổng hợp lưu vực sông có nghĩa là nghiên cứu phân bổ nguồn nước hợp lư. Hai bên mạnh ai nấy làm, không có sự phối hợp, ăn khớp với nhau. Cho đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phê duyệt được quy hoạch tổng thể nào do chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu nên không tạo được khung định hướng chung, nhất là giải quyết mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước. Trên thực tế, đă xảy ra các mâu thuẫn sử dụng nước ở Vu Gia - Thu Bồn, chuyển nước của công tŕnh DakMi 4 và Đà Nẵng, các công tŕnh ở An Khê, Gia Lai...


Thủy điện sông Ba Hạ (tỉnh Phú Yên) bất ngờ xả lũ gây khốn đốn cho người dân ở hạ du
Ảnh: HỒNG ÁNH


Tô Văn Trường
megaup_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	5LU2_643f8.jpg
Views:	3
Size:	42.6 KB
ID:	516123
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07007 seconds with 12 queries