Không trộn bảy sắc cầu vồng, lấy đâu ra ánh sáng trắng cho mọi người!
Tôi không phải là cái người mang tên Amari TX, cái ông công dân ma của nước Mỹ, người nói tiếng Việt nhem nhẻm đến độ có thể làm ông bà nào thuộc loại đỏ nhất của báo Sài G̣n Giải Phóng cũng phải đỏ mặt thèm thuồng. Vậy nên tôi đề nghị các bạn ḿnh ở trang Bauxite Việt Nam hễ định cho tôi lên tiếng th́ hăy thứ lỗi cho tôi v́ công việc dịch thuật vất vả này. Nhưng tôi biết rằng các bạn thấu hiểu t́nh cảnh khốn khó của tôi, một công dân nước Việt mà lại nghèo nàn thảm hại vốn tiếng Việt, ấy vậy nhưng công dân ấy lại có nhiệm vụ phải tham gia vào công cuộc tranh luận dân chủ hiện thời.
Tôi không thay đổi: «họ» thay đổi
Mào đầu cho bài viết dài mà không hề lạc đề này, tôi tự cho phép chia sẻ với bạn đọc một đôi ba điều suy tư. Mấy hôm trước đây, trong khi theo dơi hết sức chăm chú những bài viết đóng góp vào cuộc thảo luận ầm ào gây ra bởi bản tuyên bố của của bạn tôi là anh Lê Hiếu Đằng, tôi phát hiện thấy trên trang Bauxite Việt Nam một lá thư ngắn của cô Đỗ Thị Minh Hạnh - tù nhân chính trị của chế độ hiện thời. Lá thư ngắn gọn giản dị, đầy kiềm chế và mang đậm cái chất thanh thản của những con người mà sự bất công, những trận đ̣n, những sự nhục mạ và cảnh biệt giam đă rèn đúc cho có được một cái mai che chắn tinh thần không sao phá vỡ nổi, một nghị lực, một ư chí quyết tâm và một sự sáng suốt không ǵ lay chuyển nổi. Càng đọc những hàng chữ viết đều hàng với những con chữ thật đẹp của người nữ học sinh chăm ngoan này, những hàng chữ không một lần tẩy xóa, tôi bỗng nghĩ đến những lá thư tôi viết trong bóng tối nhà giam AB4 thuộc «Trung Tâm Cải Huấn» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) Chí Ḥa tại Sài G̣n cách đây 40 năm. Được bí mật chuyển ra khỏi nhà tù như là những hành động phản kháng, những lá thư này của tôi cũng mang nội dung tương tự như thư của cô Hạnh.
Khi đó, những lá thư này của tôi đă được cơ quan trung ương Đảng CS Pháp công bố [1] cái Đảng ngày nay khá kín tiếng ấy. Những lá thư đó nói về những vụ chuyển tù nhân bất ngờ từ nhà tù này qua nhà tù khác để gia đ́nh họ bị mất dấu vết và cắt liên hệ của các tù nhân đó với những tù nhân khác, nói về những vụ đánh đập như mưa lên những tù nhân thuộc hạng dũng cảm hơn cả và bị cách ly song vẫn từ chối hợp tác với chính quyền, những kẻ «ngoan cố» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND), nói về những người tù không chịu chào cờ, không chịu đi làm … Những lá thư này nói về việc dùng tù h́nh sự để đàn áp tù chính trị, nói về những bệnh không được chữa chạy đối với những tù nhân biệt giam, nói về t́nh đoàn kết và giúp đỡ nhau của các tù chính trị…
Những lá thư này nói về quyết tâm của chúng tôi không chịu khuất phục, quyết ngẩng cao đầu. Các bạn «tà ru» [2] ơi, các bạn vẫn c̣n nhớ chứ? Các bạn c̣n nhớ những bài hát đă cất lên, «Giải phóng miền nam», «Kết đoàn» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND)… giữa khói lựu đạn cay, khi bị bọn «cảnh sát dă chiến» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) đánh đập khi bị đày ra Côn Đảo? «Vận nước đă đến rồi, B́nh minh chiếu khắp nơi… Nguyện xây non nước sáng tươi muôn đời»… «…Trong ánh dương xây đời mới trong dân chủ mới» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND).
Dưới ánh sáng của những vụ bắt bớ, những vụ giam cầm các công dân hiền ḥa dũng cảm và có trách nhiệm, qua những cách đối xử bất nhân đối với nhiều anh chị em nhân danh cái chế độ mà chính chúng ta đă góp phần xây dựng, những lời lẽ này như từ quá khứ vang dội về và ngày lại ngày khiến tôi bị ám ảnh. Phải chăng đó là cái «B́nh minh» và cái «ánh dương» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) mà những cuộc đấu tranh ấy từng kêu gọi sự tự nguyện của chúng ta? Phải chăng đó là cái «dân chủ mới» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) mà chúng ta từng mơ tưởng? Phải chăng đó là kết quả của cái «Đoàn kết» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND), cả cộng sản và không cộng sản ḥa trộn với nhau đă khiến bọn cai ngục của chúng ta khiếp hăi?
Các bạn ơi, hăy nói với tôi đi rằng tôi đang gặp ác mộng, rằng những điều đó không có thực. Hăy nói đi, bảo tôi rằng những giá trị được chúng ta giương cao đă không bị tước bỏ, bị phản bội, bị bôi nhọ như vậy. Hẳn nhiên là sẽ không trung thực nếu so sánh con số tù chính trị thời đó với thời nay (ở miền Nam là hơn 200.000 trước năm 1975). Cũng sẽ không trung thực nếu so sánh các điều kiện giam cầm (tra tấn đánh đập hàng ngày, chuồng cọp, bắn bỏ và thủ tiêu mất tích…). Những ai coi ngày nay hệt như ngày trước là không trung thực và có ư đồ xấu. Nhưng ta cũng phải thừa nhận rằng có những yếu tố của chế độ hiện thời đang đi theo hướng cái triền dốc tụt đó trong bối cảnh quốc gia và quốc tế với những phương tiện thông tin đă ngăn chặn họ đi hết con đường mang những ư đồ đen tối của họ. Những cuộc tuyệt thực, những lá thư tuồn ra khỏi nhà tù (Xuân Lộc và các nơi khác), những bằng chứng của các gia đ́nh, đều cho thấy rất rơ rằng hiện tượng kia c̣n xa mới là hiện tượng riêng lẻ trong một xă hội được điều hành một ḿnh một cơi bởi Đảng cộng sản Việt Nam trong cái nước cộng ḥa «xă hội chủ nghĩa» Việt Nam mà tôi là công dân. Tôi những mong nhắc lại đây một sự thật đă được Lịch Sử dạy cho và hiếm khi thấy sự thật ấy được thanh minh: các nhà tù chính trị là căn bệnh của một chế độ đang hết thời, và những cội rễ của một xă hội mới được ra đời chính trong các nhà tù đó.
Tôi không phản bội: tôi bị bội phản
Chỉ từ một góc nh́n đó thôi, chỉ bằng một t́nh h́nh giam giữ tù chính trị như thế thôi, đă đủ để hoàn toàn biện minh cho cuộc tham gia hiện thời của tôi vào cuộc tranh luận về dân chủ và về tính chính danh của Đảng cộng sản trong tư thế kẻ duy nhất quyết định số phận của đất nước. Cách nay hơn ba năm, tôi có khiêm nhường tham gia vào cuộc tranh luận này mà không tránh né đưa ra vài ba ư tưởng mang tính công dân công bố trên Bauxite Việt Nam [3, 4, 5, 6]. Giờ đây, tôi vẫn giữ nguyên những ǵ là căn bản tôi đă nói khi đó. Đúng là cái Đảng cộng sản mà tôi chiêm ngưỡng đă làm tôi thất vọng đau đớn đến vô cùng. Khi nói điều này, không phải tôi đă phản bội những người cộng sản, chính họ đă phản bội lại tôi. Và tôi nói ra điều đó với nỗi đớn đau và vô cùng tiếc rẻ. Tôi nói về Đảng cộng sản Pháp mà tôi đă tham gia v́ nó đấu tranh chống chế độ thuộc địa và chống chủ nghĩa phát xít, v́ nó chiến đấu không nghiêng ngả sát cánh với nhân dân Việt Nam. Tôi cũng nói về Đảng cộng sản Việt Nam mà tôi chưa bao giờ tham gia song lại vô cùng chiêm ngưỡng.
Chế độ tập trung đến tuyệt đối đang nghiền nát nền dân chủ, chân lư mang duy nhất một gương mặt được người ta chưng cất cho cả những người «lănh đạo» lẫn những công dân b́nh thường, những cuộc đấu đá nội bộ, cái lối vào Đảng chỉ để kiếm chác, tính không khoan dung, thói nghi ngờ nhau, lối nói năng suy nghĩ thô thiển xơ cứng, sự thiếu năng lực, lối giữ im lặng vào hùa với những tội ác phản lại chính cái hệ ư thức được tuyên ngôn to tát hoặc có khả năng làm suy yếu «tính Đảng», sự từ bỏ trong thực tế những giá trị của những thay đổi xă hội vừa mới nhen, tất cả những thứ đó đă khiến tôi xa cách với Đảng cộng sản Pháp.
Tất cả những điều này hội lại, thêm vào đó là sự bạo hành ngày một gia tăng nhằm giết chết nền tự do để «xử lư» những cuộc phản đối hoặc những đối kháng ḥa b́nh, sự không có khả năng bảo vệ độc lập quốc gia và bảo vệ các công dân ngư dân chống lại bọn xâm lược Tàu, tệ tham nhũng có hệ thống bắt rễ vào cấp cao nhất, sự phản bội những hy sinh đă qua và sự đàn áp bằng bạo lực những người chống đối, tất cả những điều này đă khiến tôi xa cách với Đảng cộng sản Việt Nam đang ngoan cố đi theo một con đường đáng lo ngại phản lại dân tộc, phản lại dân chủ, cực kỳ tư bản chủ nghĩa, theo đuôi Bắc Kinh.
Nói như vậy song tôi vẫn giữ lại trong hai đảng này những người bạn chân chính, những chiến sĩ tranh đấu chân t́nh «cộng sản nhưng mà tốt», vô số bè bạn mà tôi kính trọng, và với một số người, th́ tôi hoàn toàn yêu thương. Với tư cách một người bạn thực thụ, tôi không bao giờ che giấu họ những ǵ tôi nghĩ trong ḷng: chế độ hiện thời của Việt Nam đang đi theo con đường độc tài bạo lực, được khuyến khích và được củng cố bởi một chiếc răng phương Bắc lạnh lẽo đang sợ cái môi mở ra. Ta chỉ c̣n con đường đứng lên chống lại cái khuynh hướng chỉ dẫn dắt tới hoang tàn và chết chóc đó. Vâng, các ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận đă đúng, những người bạn cộng sản thất vọng ấy, những con người đă bị bộ máy của họ làm cho thành vô hiệu, các anh hẳn sẽ hoàn toàn có chỗ đứng trong một Đảng khác – bất kể tên đảng đó là đảng ǵ – hoặc trong một mặt trận của công dân đấu tranh đ̣i thay đổi.
Thế nhưng, muốn xây dựng các công cụ chính trị nhằm thay đổi xă hội ấy, cần tránh không bị rơi vào chế độ một vị thần, cần phải chứng tỏ là có sự thăng bằng và biết phân biệt. Nói ngắn gọn: cần biết hồ nghi các mô h́nh có sẵn.
Tôi muốn nói lại lần nữa cùng các bạn ḿnh những người đang lấy roi vụt ông Marx hoặc, khi có dịp, th́ đối xử với ông như với một ông già lẩm cẩm nói năng những điều cũ mèm, (tôi muốn nói rằng) tệ nạn bóc lột, ở bất cứ đâu, nhất hạng là ở các xă hội phương Tây, đối với một số lượng người đau khổ ngày càng gia tăng, là điều không thể chấp nhận nổi nữa, không c̣n là điều đạo đức nữa, không c̣n thơm tho ǵ nữa. Tuy nhiên, nh́n từ bên ngoài và nh́n bằng con mắt những ai chưa từng bị nạn bóc lột đó dập vùi, với những ai vẫn c̣n có phương tiện sinh sống phần nào trong phẩm giá, th́ sự bóc lột đó có vẻ như vẫn c̣n «dịu hơn», «dân chủ hơn». Xin đừng bao giờ quên rằng trong các xă hội tật bệnh của một chủ nghĩa tư bản ăn không biết no biết chán này, nếu như tất cả của cải dường như là trong tầm tay của vô số người càng ngày càng nhiều trên đường phố của Hy Lạp, của Tây Ban Nha, của Italia, của Pháp, của Hoa Kỳ…, th́ những của cải ấy liền biến mất ngay khi ta ch́a tay ra định nhặt, chúng nằm đó mà tay ta không sao với tới, như một tṛ khiêu khích không sao chịu nổi, như cái cánh mũi trơ tráo bên kia lớp kính. Chưa từng khi nào ta thấy như ngày nay vô vàn con người hoang mang bị hạ nhục và bị vứt ra vỉa hè sống cuộc đời ăn nhờ từ thiện hoặc nhờ bới các sọt rác … Khi phát triển mạnh nỗi tuyệt vọng và đắng cay v́ bị xă hội vứt bỏ, khi nạn phân biệt chủng tộc và tội phạm gia tăng, khi có ngày càng nhiều nạn tự vẫn khi đang lao động v́ xí nghiệp và hăng buôn đóng cửa, khi những tiếng súng nổ vang tại các nơi cấp cứu của bệnh viện do thiếu giường nằm và thiếu nhân viên đón tiếp những người bệnh tuyệt vọng, khi có nhiều triệu người lao động sống dưới ngưỡng nghèo túng tối thiểu, khi tỷ lệ thất nghiệp bốc cao, khi con người chết vào mùa đông lúc đi t́m hơi ấm ở nơi cửa cống v́ không nhà ở...
Khi những người giàu được vỗ béo v́ cảnh khủng hoảng lại vẫn luôn luôn giàu phất măi lên, và khi người nghèo luôn luôn càng ngày càng nghèo hơn. Khi tại một trong những xứ sở «dân chủ» kia, vị tổng thống nước cộng ḥa, chẳng thèm hỏi ư kiến cái đa số đă bầu ông lên để củng cố ḥa b́nh, dân chủ và thế quyền, chỉ một ḿnh ông ta ra quyết định trút bom lên nhân dân Syrie đă cạn kiệt máu, gián tiếp nối tay cho những người Hồi giáo cực đoan đang muốn thế chỗ tên độc tài Assad. Làm ơn đừng khoe khoang với tôi về những mô h́nh đó.
Cho dù thật là điều đáng tiếc phải nói hết ra, song đó là thực tại, dù thực tại đó không làm vừa ḷng những ai đang lấy roi vụt ông Marx. Cuộc cướp phá tư bản chủ nghĩa toàn cầu hóa mà ông Marx đă mô tả với tầm nh́n đúng đắn từ bao lâu rồi, về giai đoạn sức mạnh của tất cả các nhà ngân hàng lưu manh đang làm giàu với sự trụ đỡ của các Nhà nước sẵn sàng phục vụ cho chúng quả là điều không thể chấp nhận, bất nhân, và cần phải chống lại ở khắp nơi. Cái cung cách đó không thể coi là một h́nh mẫu cho được. Đó là một vấn đề giản dị đặt ra thuộc về nhân phẩm. Tôi xin nhắc lại và xin nhấn đi nhấn lại điều đó: chúng ta cần phải biết nghi ngờ những sơ đồ cùng những điều xơ cứng và viển vông như thế. Lịch sử đă tiêm chủng cho chúng ta chống lại các mô h́nh như thế.
Những người «mác-xit tùy thời» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND)
Trong cùng mạch tư duy ấy, tôi cũng muốn nói đôi lời với những nhà lư luận giả danh mác-xít, mà tôi gọi tên là bọn «mác-xít tùy thời», những nhà mác-xít vô giá trị, những nhà lư luận mác-xít luôn luôn nh́n chiều gió mà xoay buồm, khi là gió Đông kiểu Mao và khi là gió Tây kiểu tân tư bản chủ nghĩa, kiểu «thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa», với những nhà báo rởm, những cây bút kiếm ăn bằng cách nhúng ng̣i bút của ḿnh vào bát súp của nhà cầm quyền, những kẻ đang được chính quyền hiện tại xua ra chống lại ông Lê Hiếu Đằng và các bạn ông để làm giảm thanh danh họ, bôi nhọ họ, chửi bới họ, biến họ thành ma thành quỷ và đe dọa họ. Tôi nói với bọn này rằng: thôi đi, hăy ngừng những tṛ hề nhạt của các ông đi! Tôi hỏi họ: Trong cái nước Việt Nam hiện thời đang la to là đi lên chủ nghĩa xă hội, số phận của họ ra sao, những người «vô sản» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) không có sự bảo vệ thực sự của Công đoàn độc lập và của quyền năng chính trị? Số phận họ ra sao, những «bần cố nông» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) bị lấy mất đất đai, bị đánh đập, bị bỏ tù, số phận họ phó mặc cho bọn ăn thịt người đang đầu cơ đất đai và bọn «cướp ngày» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) đang bao che cho chúng?
Trong khi đang «nở rộ» những Vinashin, những Vinalines và những thứ Vina khác nữa…, đâu là công tác quản lư dân chủ của «những đại phương tiện sản xuất và trao đổi»? Đâu là cuộc đấu tranh «có tính cộng sản» chống lại sự «tích tụ và tập trung tư bản» một khi, cái phần nổi của tảng băng, cái phần cao ngạo nhất của những xe hơi Rolls Royce trên các đường phố Hà Nội và Sài G̣n đang đọ sức với những bộ quần áo rách rưới thảm thê nhất? Những xe Rolls Royce «siêu tư bản» hay là những bộ quần áo rách rưới «quá vô sản» ấy, «giai cấp» (3 chỗ tiếng Việt trong nguyên văn – ND) nào hưởng lợi nhiều hơn cả trong chế độ «xă hội chủ nghĩa»? Giai cấp nào phô ra và giai cấp nào che giấu đi để minh họa đầy kiêu hănh cho sự gia tăng GDP của ḿnh? Nhà nước «xă hội chủ nghĩa» định giở tṛ ǵ khi trong t́nh trạng nghèo khó toàn quốc lại nói tới việc xây những cây cầu cho trẻ nhỏ vượt thác đến trường hoặc nuốt hàng tỷ đô-la cho một đường sắt cao tốc Bắc Nam có giá vé ngăn người ta mua và chỉ có lợi cho chủ nghĩa bành trướng nước ngoài? Đâu rồi cái quyền cơ bản cho tất cả mọi người, nhất là cho người nghèo, được hưởng giáo dục, được chăm sóc y tế, được lao động? Nhà nước «xă hội chủ nghĩa» liệu có «xă hội hóa» (tiếng Việt trong nguyên văn – ND) – một cách diễn tả chuyện «tư nhân hóa bừa băi» mới trâng tráo làm sao – những khu vực sống c̣n của đời sống xă hội. Nhà nước đă từ bỏ các trách nhiệm thiêng liêng đấy thôi khi tịch thu những quyền cơ bản, hợp hiến của những kẻ tay trắng để thả họ vào cảnh khốn cùng hoặc cho cảnh sống nhục mạ bằng từ thiện.
Vâng, thưa các ngài giáo sư «mác-xit tùy thời», tôi thật buồn phiền phải nói với các ngài điều này: trong cái nước Việt Nam gọi là «xă hội chủ nghĩa» này, và trong bối cảnh một thế giới hiện đại nơi con người đă đặt chân lên Mặt trăng và tiến gần đến sao Hỏa, sự bóc lột mang tính cách «siêu tư bản chủ nghĩa» đôi khi lại c̣n bạo hành hơn và khó chịu hơn t́nh trạng ấy vào thời phong kiến hoặc thuộc địa! Nếu Marx đă có thể nh́n rơ thấy cái xă hội mà các ngài và các đồng chí Tàu của các ngài đă tạo ra nhân danh Marx, nếu Marx có thể trông thấy rơ cách thức các ngài làm biến chất và bất nhân hóa tầm nh́n thế giới của ông, hẳn ông sẽ quay lại nấm mồ của ḿnh ngay lập tức.
Bởi lẽ, cái chủ nghĩa Marx mà các ngài đang khạc ra không phải là một giáo điều hạn hẹp nhằm phục vụ một nhóm hoặc một đảng. Hoàn toàn ngược lại. Đó là một công cụ phân tích sáng suốt và cởi mở trong nhiều công cụ khác nữa đối với xă hội tư bản chủ nghĩa vào một giai đoạn phát triển nhất định, với một tầm nh́n của Marx về sự tiến hóa của xă hội đó. Đó chỉ là một công cụ khả dĩ có được để làm thay đổi cái xă hội bất công kia sang chỗ phục vụ tất cả những ai tạo ra của cải xă hội. Chủ nghĩa Marx về cơ bản là một chủ nghĩa nhân bản, chống lại Luật rừng nghiền nát Con Người và biến con người thành hàng hóa. Đó là một công cụ đề kháng và giải phỏng, song bằng cách rút hết tinh túy nhân bản của nó, các ngài đă biến chủ nghĩa Marx đó thành một công cụ nô dịch và lệ thuộc. Khi các thế lực của những bọn đại độc quyền tài chính đang đẩy hành tinh chúng ta vào một cuộc khùng hoảng sâu xa, toàn cầu, cách phân tích của Marx vẫn tỏ ra đúng đắn về căn bản, ngay cả khi nó cần được cập nhật v́ có những thay đổi khoa học, kỹ thuật và xă hội. Nhưng những ǵ các ngài đă làm đâu có phải là cập nhật, mà đó chỉ là biếm họa một cách bệnh hoạn khiến gương mặt chủ nghĩa Marx bị biến dạng đi.
Nhu cầu cấp bách phải hành động
Nói như vậy, cuốn «Tư bản» không phải là Kinh thánh, cũng không phải là một đoạn văn bắt buộc phải đọc để xây dựng cái mới và cái mang màu sắc riêng, để xây dựng một xă hội dân sự mang tính chất Việt Nam trong một Nhà nước pháp quyền. Không phải bằng cách giảng đạo, mà bằng cách cụ thể hóa trong hành động. Chẳng cần thiết phải là đại lư thuyết gia của chủ nghĩa Marx mới có thể bảo vệ đất nước nhờ một đạo quân công dân trung thành với quốc gia dân tộc chứ không bị tịch thu bởi một bè hay một đảng; mới có thể đem lại cho các công dân quyền của họ được giáo dục, được chăm sóc sức khỏe, quyền lao đọng, quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin; để có thể bảo vệ an ninh của các công dân bởi một đội ngũ cảnh sát sạch dưới sự giám sát thường trực của những tổ chức công dân; để có thể điều hành sự phát triển kinh tế theo nhịp điệu của những khả năng khoa học, kỹ thuật, nhân loại hiện đang có trên thế giới đồng thời vẫn bảo tồn được các nền văn hóa dân tộc và môi trường v́ lợi ích của đại đa số nhân dân; để có thể tập trung và duy tŕ sự chú tâm vào những người nghèo khổ hơn cả và tất cả những người đang tạo ra các của cải xă hội, cả của cải vật chất hoặc phi vật chất. Tất cả những điều vừa kể cần được diễn ra dưới ánh sáng của các quyết định và sự kiểm soát mang tính dân chủ, trong một cuộc hợp tác quốc tế lành mạnh, tức là đôi bên cùng có lợi, một công trường đẹp và huy hoàng mà hẳn là Marx sẽ vui mừng được chứng kiến. Marx và cả Chúa trời nữa, cho những ai tin vào Chúa. Một công trường ở đó tất cả các thành phần xă hội, tất cả các ḍng tư tưởng, tất cả các sáng kiến đều có chỗ đứng của ḿnh, v́ thế giới không phải là một bộ đồng phục xam xám mà là một sự ḥa trộn của những đa sắc màu. Chỉ cần chúng ta cùng xắn tay áo lên. Yes, we can! (tiếng Anh trong nguyên văn – «Vâng, chúng ta có thể (làm điều đó) – ND).
Một bước đi đầu tiên dũng cảm và sáng suốt mở ra con đường cho mọi khả năng
Lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận chính là đă đáp ứng được nhu cầu cấp bách đó. Động cơ của lời kêu gọi này là một quyền lợi vô cùng cao hơn cái quyền lợi tạm bợ của cái Đảng đang suy thoái, cái đảng bá quyền và bạ cái ǵ cũng cấm đoán: là quyền lợi của quốc gia của hơn 100 triệu người Việt Nam ở trong và ngoài nước. Lời kêu gọi đó không chống lại một đảng chính trị mà v́ tiến bộ xă hội, kinh tế và chính trị trong công cuộc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Lời kêu gọi đó không hủy hoại sự b́nh ổn chính trị mà ngược lại nó mang tính xây dựng khi đề xuất tính chính danh của một chế độ đa nguyên đă có trong xă hội và việc bóp nghẹt nó sẽ đe dọa dẫn đến sự mất b́nh ổn của đất nước, khi đề xuất một lực lượng kiểm soát và tư vấn độc lập để chống lại nạn tham nhũng, tệ cướp bóc và những lăng phí lặp đi lặp lại. Lời kêu gọi đó mang tinh thần yêu nước trong bản chất v́ nó đáp ứng nhu cầu ánh sáng và dưỡng khí cần thiết cho sự phát triển một nước Việt Nam thanh xuân, ḥa b́nh và thực sự độc lập, một nước Việt Nam kiêu hùng v́ nền văn hóa trải nhiều ngàn năm, đầy những tài năng, giàu năng lượng người, giàu nguồn lực tự nhiên, khát khao đổi mới và thông tin, và đủ khả năng thấy ḿnh trở thành một trong những ngọn đèn pha của Đông Nam châu Á. Lời kêu gọi này mang tinh thần đoàn kết thống nhất vào một thời điểm nhân dân Việt Nam đang cần đến sự gắn bó và đoàn kết cả bên trong cũng như bên ngoài đất nước. Sau hết, lời kêu gọi này thật là dũng cảm, v́ ông Đằng, người chẳng v́ tiền bạc (ông không có tiền trả viện phí), tuổi như thế và sức khỏe như thế ông cũng chẳng là con người thèm khát quyền hành, song ông đă có gan nói to lên những ǵ mọi người khác chỉ dám nghĩ thầm trong bụng suốt bao nhiêu năm trời nay. Hệ quả là, ông đă h́nh dung tỏ tường chuyện thế nào cũng xảy ra đàn áp. Ông không ngồi yên vị cùng phía với bên có lợi, như đồng chí Sáu Quang-không-thay-đổi. Ông đă ra đường với những người biểu t́nh đầu tiên vào buổi sáng ngày 05/06/2011 và, tôi có thể chứng thực điều đó, đối diện với ông Đua và ông Sáu Quang-không-thay-đổi để nói với hai ông này rằng «sự b́nh ổn chính trị» không thể tồn tại nếu thiều sự kính trọng chủ quyền quốc gia. Tại đây, tôi xin bày tỏ với anh Lê Hiếu Đằng toàn bộ ḷng tôn kính của tôi, toàn bộ niềm tin cậy của tôi, cùng những lời chúc cho anh mau lành bệnh.
Sau một cuộc chiến kéo dài cả trăm năm, cuối cùng đă áp đặt được một nền ḥa b́nh cho Việt Nam, với những hy sinh vô tận, với trí thông ḿnh và ḷng kiên tŕ, nhân dân Việt Nam đă vượt qua cái ngưỡng giải phóng đầu tiên trên con đường dài để tiến tới trở thành một quốc gia mang tầm vóc lớn: chặng đường giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Giờ đây Việt Nam đang đứng trước một chặng đường mới không kém phức tạp so với chặng trước, giai đoạn nó c̣n phải băng bó những vết thương chưa lành, giữ ǵn những thành tựu độc lập quốc gia đang bị đe dọa và tiến hành tốt đẹp sự phát triển đất nước bằng con đường dân chủ, con đường duy nhất đi theo được, và bằng sự hợp tác quốc tế. Mặc dù có vai tṛ không ai chối căi, song Đảng cộng sản Việt Nam đă không một ḿnh thắng cuộc trong trận chiến giải phóng và thống nhất đất nước. C̣n xa mới là như vậy. Có những lực lượng khác của dân tộc cũng chen vai thích cánh với đảng cộng sản trong cuộc chiến để rồi sau đó bị nuốt gọn hoặc bị dập tắt. Cũng như vậy, đàng cộng sản Việt Nam không một ḿnh một ngựa đánh thắng trong trận chiến phát triển kinh tế và xă hội. T́nh h́nh hiện thời cho thấy điều ngược lại. Thật là điên rồ nếu cứ bướng bỉnh đi theo con đường độc đảng được điều 4 Hiến pháp đưa lên ngôi và đem áp đặt trong cuộc sống thực bằng các lực lượng quân sự và sự đàn áp của cảnh sát. Lập trường đó chẳng vinh quang ǵ và thế nào th́ cũng không giữ vững được. Không có sự ḥa trộn của bảy sắc cầu vồng, làm ǵ có ánh sáng trắng cho bất kỳ ai.
André Menras Hồ Cương Quyết
Phạm Toàn dịch
____________________ _________
(1) Báo l’Humanité ngày 29/06/1972
(2) Tù ra
(3) «Con người cần có ô-xy ánh sáng và không gian» BVN ngày 04/08/2010.
(4) «Giấc mơ dân chủ: giấc mơ vĩnh cửu và cuộc chiến đấu hàng ngày» – BVN ngày 10/08/2010
(5) «Dân chủ: vài chuyện nhỏ chung quanh một vấn đề lớn» – BVN ngày 22/11/2010. Trong bài này cũng nêu vấn đề về một bài viết của ông Lê Hiếu Đằng qua đó tôi bày tỏ hoàn toàn đồng t́nh về vấn đề này.
(6) «Đại Hội XI ĐCSVN: «Cẫn như vũ?» - BVN ngày 02/01/2011
Di long vong doc hoai ma khong hieu noi cai giong gi Noi thi noi thang me no ra Bi du do hay bi gat hoac la bi bat ep ma di theo Hay them muon hu danh vinh quang ao tuong Bi gio moi dam noi ra cung khong muon Co con hon khong Nhung lam on noi phai giong nhu CS tuyen truyen nha NOI THANG NOI THAT va NOI MAI
h́nh như thằng tây mắm ruốc này ngày xưa treo cờ việt cộng bị chính phủ miền nam trục xuất khi việt cộng chiến được miền nan pho cho nó là anh hùng bây giờ về việt nam nằm vùng cho cộng sản ????? không biết phải thằng mắm ruốc này không ???
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.