Trong khi các bằng chứng pháp lư về cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông đều phi lư và gây nhức nhối trong cộng đồng khoa học quốc tế th́ các bằng chứng lịch sử, nếu có, cũng kém thuyết phục, Giáo sư Mohan Malik thuộc Trung tâm châu Á – Thái B́nh Dương về Nghiên cứu An ninh Honolulu b́nh luận trên tờ Diplomat ngày 30/8.

Đường lưỡi ḅ - Yêu sách chủ quyền phi lư của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo Giáo sư Mohan Malik, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bao trùm tới hơn 80% diện tích Biển Đông dựa vào yêu sách “yếu tố lịch sử” đang đi ngược lại với UNCLOS mà chính nước đă phê chuẩn năm 1996. Hay nói cách khác, các tuyên bố ngang ngược từ quan chức trong chính quyền Bắc Kinh nhận các đảo, đá và các rạn san hô trên Biển Đông là “lănh thổ từ thời xa xưa” của Trung Quốc; hay việc nước này in cả “đường lưỡi ḅ” phi pháp lên hộ chiếu và bản đồ mới đây đă trái với tinh thần của UNCLOS về việc bác bỏ các yêu sách “dựa trên lịch sử”.
Do đó, mặc dù Trung Quốc trắng trợn yêu sách hơn 80% Biển Đông là “vùng nước lịch sử” của họ, th́ theo cách đó, Mexico cũng được độc quyền chiếm vịnh Mexico, hay Iran đ̣i Vịnh Ba Tư, và Ấn Độ lấn Ấn Độ Dương y như vậy. “Như vậy chẳng có chủ quyền ǵ cả”, ông khẳng định.
Giáo sư Mohan Malik cũng cho rằng chủ quyền và ranh giới trên biển hay các yêu sách lănh thổ chồng lấn cần phải được giải quyết thông qua việc vận dụng luật pháp quốc tế hay nhờ tới sự can thiệp của Ṭa án Quốc tế hay Ṭa án Quốc tế về Luật biển theo đúng Phụ lục VII của UNCLOS. Song, Bắc Kinh liên tiếp từ chối tham gia phiên ṭa mà Manila khởi xướng, thậm chí c̣n gán cho Philippines h́nh ảnh xấu trước cộng đồng quốc tế khi nước này tiến hành việc được giới học giả cho là văn minh.

Ảnh: Rappler
Xét về “bằng chứng pháp lư”, rất nhiều chuyên gia pháp lư quốc tế đă đánh giá việc Trung Quốc tự cho ḿnh cái quyền đồng ư cho các nước khác đi ngang qua Biển Đông là không hợp lệ và phi pháp. Trong khi đó, khi xét tới “bằng chứng lịch sử”, nếu có đi chăng nữa, cũng kém thuyết phục, ông Mohan Malik khẳng định trên Diplomat.
Trên thực tế, có rất nhiều mâu thuẫn trong việc Trung Quốc sử dụng lịch sử để biện minh cho yêu sách của nước này trên Biển Đông. Trong số đó có việc viện dẫn tới sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc Mỹ và một số quốc gia châu Âu trong thế kỷ XVIII và XIX. Rơ hơn, trên AFP hồi cuối năm 2012, Giáo sư Cổ Khánh Quốc thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh c̣n ngang ngược cho rằng: “Mỹ có đảo Guam, rất xa Mỹ, ở châu Á, trong khi người Pháp lại có các đảo ở Nam Thái B́nh Dương, do đó, chẳng có điều ǵ mới ở đây cả”!?
Nhưng khi đă nói tới lịch sử, giáo sư Mohan Malik cho biết: các đế chế tại châu Á thời xưa có đặc điểm là có các đường biên giới không xác định, không được bảo vệ, và thường thay đổi, hay nói cách khác, không có đế chế nào của khu vực trước đây đă thực thi chủ quyền. Quan trọng hơn, điểm mâu thuẫn nằm ngay trong quan điểm về chủ quyền trên bộ và trên biển của nước này. Trong khi tranh chấp lănh thổ trên bộ với các quốc gia láng giềng, trong đó có Ấn Độ, Bắc Kinh luôn khẳng định ranh giới trên bộ của họ chưa bao giờ được phân định, cắm mốc rơ ràng, th́ khi nói tới các đảo, băi ngầm và các rạn san hô trên các vùng biển, Trung Quốc lại tuyên bố ngược lại.

Ảnh minh họa: DNAIndia
Hơn nữa, các yêu sách của Trung Quốc đối với Đài Loan và Biển Đông dựa trên cơ sở là cả hai khu vực đều là bộ phận của đế chế Măn Châu. Nhưng thực tế cho thấy trong các bản đồ nhà Thanh hay Măn Châu, chính đảo Hải Nam mới là cực nam xa nhất của Trung Quốc, chứ không phải quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo ông Mohan Malik, Bắc Kinh luôn đặt cược rất cao vào “yếu tố lịch sử” trong các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt mục tiêu của chính sách đối ngoại, nhất là để bắt các quốc gia khác nhượng bộ lănh thổ và ngoại giao. Trong cuốn “When China Rules the World – Khi Trung Quốc thống trị thế giới”, tác giả Martin Jacques nhấn mạnh rằng: nếu không được kiểm soát, sự kiêu căng đế quốc hay sự vận dụng quá nhiều “con bài lịch sử” sẽ có thể dẫn tới những hậu quả khó lường trên khu vực.
Nói tiếp về yếu tố lịch sử, nếu các yêu sách của Bắc Kinh biện minh được trên cơ sở lịch sử th́ Việt Nam hay Philippines cũng dựa trên lịch sử để biện minh được, ông Mohan Malik khẳng định. Một ví dụ cho điều này đó là: Đài Loan ban đầu được định cư bởi con cháu những người Malay-Polynesian, nên yêu sách đối với Đài Loan sẽ thuyết phục hơn nhiều so với Trung Quốc theo cách mà nước này đang vận dụng. Nhà phân tích lịch sử châu Á Philip Bowring nhận định: “Việc Trung Quốc ghi chép lịch sử lâu đời không làm mất hiệu lực lịch sử các quốc gia khác, thể hiện qua các hiện vật, ngôn ngữ, ḍng giống và các quan hệ di truyền, các bằng chứng về giao thương và đi lại”.
Bên cạnh đó, khi nhắc tới truyền thống đi biển trong các yêu sách của ḿnh, Bắc Kinh thường nhắc tới cuộc thám hiểm của Trịnh Ḥa tới Ấn Độ Dương và Châu Phi đầu thế kỷ XV. Nhưng ông Philip Bowring cho biết trong lĩnh vực hàng hải, người Trung Quốc là “kẻ đi sau”. Chính những người Malay-Polynesian mới là bậc thầy trong thám hiểm đại dương. Ngay cả các tàu thuyền mà các nhà tu phật giáo Trung Quốc như Pháp Hiền tới Sri Lanka hay Ấn Độ vào thế kỷ V cũng do người Malay-Polynesian sở hữu và điều khiển.
Cuối cùng, cái gọi là “yêu sách lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Đông không phải là “hàng thế kỷ”. Nó chỉ bắt đầu từ năm 1947, khi Quốc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch vạch ra “đường 11 đoạn” trên Biển Đông. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chiến thắng năm 1949, họ đă chỉnh lại thành “đường 9 đoạn” sau khi xóa hai đoạn ở Vịnh Bắc Bộ năm 1953. Năm 2005, một bản đồ băi cạn Scarborough do Hải quân Trung Quốc công bố cũng chỉ là một bản sao dữ liệu một bản đồ Hải quân Mỹ.

“Đường lưỡi ḅ” phi pháp mà Trung Quốc vạch ra trên Biển Đông.
“Chấp nhận đường lưỡi ḅ là một sự chối bỏ về bản sắc và lịch sử thật sự của tổ tiên người Việt Nam, Philippines, và Malaysia”, nhà b́nh luận Jay Batongbacal thuộc trường Đại học luật Philippines nhận định.
Tóm lại, theo giáo sư Mohan Malik, “vấn đề lịch sử” là rất phức tạp và không thể giải thích một cách dễ dăi. Ngay cả khi các yêu sách lịch sử có giá trị nào đó, th́ Mông Cổ c̣n có thể yêu sách tất cả các khu vực tại châu Á, v́ họ đă từng chinh phục các vùng đất của châu lục này.
Chấp nhận phiên bản lịch sử của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc chối bỏ lịch sử của các nước khác. Hơn nữa, do có sáu bên yêu sách ở Biển Đông, nên các tranh chấp tại khu vực là những tranh chấp đa phương đ̣i hỏi phân xử qua trọng tài quốc tế. Vậy nên, việc Bắc Kinh một mực đ̣i theo cách tiếp cận song phương và những tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh căi đối với Biển Đông” (có nguồn gốc vào cuối thập niên 1940 – chứ không phải trong lịch sử xa xưa) đang đặt ra một thách thức đối với tất cả các quốc gia láng giềng, giáo sư Mohan Malik nhận định trên Diplomat.
Nguồn: Chí Đăng/Songmoi