Báo chí Pháp ngày 1-9 đưa tin chính phủ Pháp sắp công bố tài liệu mật quốc pḥng về kho vũ khí hóa học của Syria.
Nội dung tài liệu mật
Tài liệu dài bốn trang do Tổng cục An ninh nước ngoài và Cục T́nh báo quân sự lập. Theo công bố độc quyền của báo Journal du Dimanche (Pháp), tài liệu sắp công bố gồm ba phần.
Phần đầu dài nhất mô tả quy mô chương tŕnh vũ khí hóa học của Syria. Tài liệu cho biết Syria sở hữu hơn 1.000 tấn tác nhân hóa học và chất xúc tác, trong đó có vài trăm tấn yperite (khí mù tạt), vài chục tấn VX và vài trăm tấn khí sarin.
Theo tài liệu, để phát tán chất độc hóa học, Syria sử dụng tên lửa Scud C (tầm bắn 500 km) và Scud B (tầm bắn 300 km), tên lửa M600 et SS21. Một cách tấn công khác là ném bom hoặc bắn pháo.
Tài liệu cho biết Syria lập đơn vị 450 phụ trách các chiến dịch nạp đạn hóa học và bảo vệ kho tàng. Đơn vị này chỉ gồm các binh sĩ thuộc ḍng Hồi giáo Alawis. Ban đầu Syria được Nga giúp đỡ sản xuất, sau đó tiến tới tự lực sản xuất. Các nhà máy được phân bố khắp Syria. Các hóa chất xúc tác được nhập khẩu thông qua các công ty b́nh phong.
Hàng trăm người biểu t́nh phản đối chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria ở London (Anh) ngày 31-8. Ảnh: REUTERS |
Phần cuối của tài liệu liên quan đến sự kiện Syria được cho là tấn công bằng khí độc hóa học -hôm 21-8. Tài liệu khẳng định quân đội Syria sử dụng pháo Grad để bắn đạn hóa học.
Obama tuyên chiến
Sáng 31-8 (giờ địa phương), tại Vườn Hồng trong Nhà Trắng, Tổng thống Obama trịnh trọng tuyên bố quyết định tấn công tấn công Syria và quyết định sẽ được tiến hành sau khi Quốc hội phê chuẩn.
Ông cho biết trước khi quyết định ông đă thảo luận với các thủ lĩnh hai đảng Dân chủ và Cộng ḥa ở Thượng viện và Hạ viện. Ông khẳng định dù Quốc hội không phê chuẩn th́ quyết định tấn công Syria cũng không thay đổi.
Ông khẳng định chiến dịch tấn công Syria không phải là chiến dịch quy mô rộng, không đổ quân, chiến dịch có thời gian và quy mô hạn chế. Ông cho rằng vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria đă đe dọa Israel, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ là các đồng minh của Mỹ.
Thượng viện Mỹ thông báo Ủy ban Đối ngoại Thượng viện sẽ tổ chức điều trần về dự thảo nghị quyết vào tuần tới. Chủ tịch Hạ viện John Boehner thông báo Hạ viện sẽ bắt đầu thảo luận dự thảo nghị quyết vào ngày 9-9.
Đêm 31-8, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố trên trang Twitter ủng hộ quyết định của Tổng thống Obama.
Tấn công không cần Quốc hội
Hiến pháp Mỹ trao cho Quốc hội quyền tuyên chiến nhưng lần cuối cùng Quốc hội thực hiện quyền tuyên chiến là thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh Việt Nam, Quốc hội Mỹ đă thông qua một nghị quyết gọi là Nghị quyết về quyền hạn chiến tranh để buộc tổng thống phải được Quốc hội bỏ phiếu cho phép th́ mới có quyền tuyên bố chiến tranh kéo dài hơn 60 ngày.
Trên thực tế, tổng thống thường lấy danh nghĩa tổng tư lệnh để quyết định can thiệp quân sự ở nước ngoài. Tháng 12-1995, Tổng thống Bill Clinton đă ra lệnh triển khai 20.000 quân để ủng hộ chiến dịch của NATO ở Bosnia-Herzegovina sau hiệp ước ḥa b́nh Dayton. Năm 1999, Bill Clinton chỉ đạo không kích ở Nam Tư (cũ) trong chiến tranh Kosovo trong suốt 78 ngày mà không cần Quốc hội.
Các chiến dịch đổ quân của Mỹ ở Somalia (năm 1992), Haiti (năm 1994), các chiến dịch tấn công bằng tên lửa hành tŕnh ở Afghanistan và Sudan (năm 1998) đều do tổng thống tự quyết định. Gần đây nhất là tháng 3-2011, Tổng thống Obama nhân danh nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ để ra lệnh tấn công Libya.
V́ sao Obama muốn đánh?
10 năm trước, Tổng thống George W. Bush đă chỉ thị tấn công Iraq mà không chờ Quốc hội phê chuẩn. Nay, như các cố vấn của Tổng thống Obama giải thích, ông Obama cần Quốc hội thông qua nghị quyết tấn công Syria bởi ông không muốn lôi kéo nước Mỹ vào t́nh trạng chiến tranh triền miên như lúc ông công bố chiến lược chống khủng bố hôm 23-5.
Giáo sư sử học Julian Zelizer ở Đại học Princeton (Mỹ) nhận định trong vận động tranh cử năm 2008, ông Obama đă từng nhấn mạnh đến vai tṛ của Quốc hội trong các quyết định về quân sự. Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn để ngỏ cửa ra khi khẳng định sẽ không từ bỏ quyền hành động đơn phương nếu Quốc hội không phê chuẩn.
Một lư giải nữa như báo Le Monde (Pháp) ghi nhận, trong bối cảnh công luận Mỹ đang chia rẽ về quyết định tấn công Syria, Tổng thống Obama cần ư kiến Quốc hội để lấy đó làm chỗ dựa chính trị.
HOÀNG DUY - Pháp Luật