Hội nhập xứ người... - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 08-22-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,760
Thanks: 11
Thanked 13,473 Times in 10,763 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 179
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Hội nhập xứ người...

Song Thy thuộc thế hệ Việt kiều thứ hai, thứ ba sinh ra và lớn lên ở Đức. Cô bé nói tiếng Việt chưa thạo lắm, nhưng trông mộc mạc, nề nếp và rất nhiệt t́nh dẫn các cô các chú đoàn Việt Nam đi tham quan, đi siêu thị sau những giờ lên lớp.

Khi đă thân quen, có lần tôi hỏi đùa: “Con gái đă có người yêu chưa, có làm con dâu cô không, hay là thích lấy chồng Tây?”. - “Cháu lấy chồng Việt thôi, nhưng phải là người Việt ở đây, không lấy người ở trong nước sang đâu, v́ khác chúng cháu lắm”. Câu trả lời thẳng thắn làm tôi có chút chạnh ḷng, nhưng tôi hiểu cái “khác” ở đây là sự khác biệt về văn hóa - một trong những điều hóc búa nhất của bà con ta khi ra nước ngoài làm ăn, sinh sống. Làm thế nào để có thể sống được, hội nhập được, mà vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp?

Bài toán việc làm…

Song Thy sinh ra trong một gia đ́nh Việt kiều b́nh dân định cư ở Berlin, bố đi chở hàng thuê, mẹ đi trông trẻ thuê cho người Đức. Lao động phổ thông ở Đức, theo luật, được trả từ 8,5 đến 10 euro một giờ. Thy thương bố mẹ vất vả, phải lo tiền thuê nhà, tiền chi tiêu các khoản.

Bởi vậy cô học một lúc hai trường, học đại học về kinh tế, học cao đẳng về thuế. Mà học nghề ở đây là vừa học, vừa có thể đi làm, để nhanh chóng nắm bắt thực tiễn. Như thế vừa tiết kiệm được thời gian học, ra trường lại dễ xin việc làm hơn. “Chúng cháu luôn xác định, ḿnh quốc tịch Đức nhưng vẫn là người gốc Việt, muốn cạnh tranh xin việc trong thời buổi khó khăn này, chỉ có cách là phải học thật giỏi, phải cố gắng gấp đôi, gấp ba so với các bạn người Đức khác”.

Mỗi tuần, Thy đi học 2 ngày, đi làm 3 ngày ở Công ty thuế PwC, với mức lương 600 euro/tháng, cũng đủ cho cô thuê một pḥng trọ và tự nấu ăn. Những dịp có thêm việc, ví dụ dẫn đoàn ViệtNam đi thăm thú các nơi, cô được một công ty tư nhân trả cho 10 euro/giờ. Khác với Thy, bạn cô, Hồng Linh lại rất giỏi tiếng Việt. Bố mẹ đi lao động xuất khẩu, bố bị bệnh mất sớm, Linh về Việt Nam ở với ông bà một thời gian, rồi lại sang Đức với mẹ. Mẹ lập gia đ́nh mới, sinh thêm các em. Dù bố dượng đối xử tốt, nhưng Linh vẫn muốn tự lập sớm.

Cô cùng Thy dẫn đoàn chúng tôi đi chơi với mục đích học thêm tiếng Việt, cũng như có cơ hội làm quen với giới truyền thông ở Munich, v́ Linh đang học về truyền thông và quảng cáo ở Đại học Tổng hợp Leipzig. Linh kể lại, có một lần trên lớp, bà giáo đặt câu hỏi, không bạn nào trả lời được, Linh đứng dậy trả lời trôi chảy. Thế mà bà giáo già tỏ vẻ không hài ḷng: “Bây giờ đă đến lúc người nước ngoài đứng lên dậy người Đức rồi đấy!”.

Đó chỉ là một trường hợp tương đối cá biệt, các bạn Đức cũng phản ứng với câu nói đó. Xă hội Đức rất văn minh, tuy nhiên, cả Thy và Linh đều xác định, phải giỏi nghề, giỏi tiếng Đức, thành thạo tiếng Anh, biết thêm một, hai ngoại ngữ và phải tích cực hoạt động xă hội, để có một cái CV (lư lịch) tốt th́ mới mong có việc làm. Lớn lên ở Đức, nói tiếng Đức như tiếng mẹ đẻ, thấm sâu cái tác phong công nghiệp, đúng giờ giấc, nguyên tắc và tự tin kiểu Đức, những cô bé này vẫn thích học thêm tiếng Việt và nghe chuyện tiếu lâm Việt Nam.

Đồng thời, đi với chúng tôi, các cô mới có dịp t́m hiểu trên mạng để có thể giới thiệu với đoàn về văn hóa Đức. Ngày thường đi học, đi làm từ sáng đến tối, lấy đâu thời gian mà t́m hiểu, thăm thú! Nào là Vườn Anh, Bảo tàng BMV, Công viên Olympia - nơi diễn ra Thế vận hội Munich năm 1972, rồi Nhà thờ Đức Bà và Cung điện Hoàng gia ở Munich.

Lần đầu tiên, các cô được chiêm ngưỡng kho báu vật Hoàng gia, những đại sảnh nguy nga lộng lẫy và nơi ngự trị của các vị vua, các vị công tước, tuyển hầu xứ Bavaria. Cũng nhờ dẫn đoàn đi, các cháu mới hiểu rơ thêm về lịch sử, kiến trúc cổ của Đức.

Xuất hiện từ thế kỷ 14, Cung điện Munich được mở rộng, phát triển qua nhiều thế kỷ, với sự pha trộn của phong cách Phục Hưng, Baroque, Rococo và Cổ điển. Khu dinh thự rộng lớn này, với 10 sân trong và 130 pḥng trưng bày, là lâu đài trong thành phố lớn nhất nước Đức và là một trong những bảo tàng nghệ thuật lớn nhất châu Âu.

Tuy sinh trưởng ở Đức, được hưởng thụ bầu không khí trong lành của những rừng cây giữa ḷng thành phố, được hưởng thành quả khoa học kỹ thuật hiện đại, được tiếp thu văn minh châu Âu, song con đường t́m kiếm việc làm, thực sự hội nhập với nền văn hóa bản địa của thế hệ Việt kiều thứ hai, thứ ba này cũng không phải là trải toàn hoa hồng. Ấy là chưa kể đến những người đi lao động xuất khẩu, những sinh viên Việt ở Đông Âu cũ đến Đức làm việc và sinh sống và những sinh viên du học tự túc.

Tôi gặp Thùy Ninh ở quầy thu ngân trong Tiệm ăn Tokyo, rộng trên dưới 200 mét vuông, trong một siêu thị lớn ở Munich. Sang đây học cao học về quản trị doanh nghiệp, năm đầu được bố mẹ chu cấp, những năm sau Ninh cố gắng tự lo. Cuối tuần, cô “chạy bồi” (làm bồi bàn) cho quán kem Ư. Rồi may mắn có người giới thiệu, dịp hè Ninh được làm bồi bàn cho một nhà hàng của người Việt ở thành phố Starnberg.

Chủ cửa hàng là anh Phạm Lâm Thao, cũng là dân học kinh tế, nên dễ đồng cảm. Anh Thao là du học sinh ở Bungaria, sang Đức từ năm 1991. Là người có tầm nh́n xa, anh Thao sang Nhật học cách mở hàng ăn kiểu Nhật, thế rồi từ cửa hàng ăn đầu tiên mà Ninh vào làm, bây giờ đă phát triển thành một chuỗi cửa hàng thuộc Công ty Tokyo. Từ bồi bàn, quen việc và biết việc, lại có bằng cấp, Ninh được thăng cấp lên làm thu ngân.

Những sinh viên như cô biết ơn những ông chủ Việt như anh Thao, v́ nhờ làm việc ở đây dịp nghỉ hè và nghỉ đông, Ninh kiếm được khoảng 6000 euro, đủ trang trải ăn, ở cho một năm đi học. Bây giờ tốt nghiệp rồi, th́ bản hợp đồng lao động dài hạn và hợp đồng nhà ở mà Công ty Tokyo kư kết với Ninh sẽ là một điều kiện căn bản, để cô có thể đăng kư hộ khẩu và làm việc dài hạn ở Đức.

Anh Phạm Lâm Thao (bên phải) và em trai.

Đă từng vất vả t́m việc làm, Thao thấu hiểu và thông cảm với khó khăn của sinh viên Việt. Vốn là du học sinh với học bổng Nhà nước, nghĩa là thuộc đội ngũ những học sinh xuất sắc, lại đă quen với môi trường châu Âu suốt 5 năm học. Vậy mà sang Đức với hai bàn tay trắng, lúc đầu Thao cũng bỡ ngỡ lắm. Ba tháng liền, Thao lăn vào học tiếng Đức, học ngày học đêm.

Phải giỏi tiếng bản địa th́ mới tồn tại và ḥa nhập được. “Ngay việc đi làm giấy tờ cũng phải cố mà tự lo, chứ bạn bè ai cũng bận rộn kiếm sống, nhờ đi phiên dịch ngại lắm”. Ngày ấy xin việc dễ hơn bây giờ, nhưng muốn làm ở các hăng lớn cũng không hề đơn giản, phải có CV (lư lịch) tốt, có bằng cấp chuẩn, phải vượt qua được cửa ải phỏng vấn và 6 tháng thử việc. Nhờ năng động và quyết tâm, Thao đă được nhận vào làm cho Công ty ghế ô tô của Hăng xe hơi Audi, rồi sau đó là Hăng BMV nổi tiếng.

Vốn là dân tài chính có đầu óc nhanh nhạy, lại không bằng ḷng với mức lương tùng tiệm, Thao bỏ hăng, huy động vốn mở công ty, nhận thầu phân phát báo và tờ rơi quảng cáo cho toàn bộ tiểu bang Bavaria với hơn 12 triệu dân. Tích góp vốn dần dần, rồi huy động mọi nguồn lực, Thao chuyển sang mở hàng ăn và các cơ sở làm đẹp.

Cách đi này của anh khác với mô h́nh doanh nghiệp nhỏ gia đ́nh của nhiều người Việt trên đất Đức. Muốn làm được như vậy, Thao tâm sự, “phải nắm vững luật lệ của người Đức, t́m hiểu nhu cầu thị trường và đi dần từng bước chắc chắn”. Đặt các tiệm ăn ở các siêu thị lớn với mức thuê khá chóng mặt – khoảng 10.000 euro/tháng/tiệm, đồng nghĩa với việc là ḿnh phải điều hành thật sự chuyên nghiệp và bài bản mới hút được khách và trụ vững. Ở Công ty của Thao có đủ cả bộ phận quản lư nhân lực, kỹ thuật, an toàn thực phẩm và kế toán tài chính...

Để cho chắc chắn, anh kéo cậu em trai tốt nghiệp Đại học Bách khoa ngành Công nghệ sinh học sang giúp ḿnh. Sang Đức, Phạm Ngọc Thạch c̣n phải đi học thêm 4 năm về công nghệ thực phẩm nữa, để có thể cùng anh trai quản lư tốt các nhà hàng. Là nhà hàng kiểu Nhật với những băng chuyền sushi nguội các loại, nhưng anh em Thao c̣n sáng tạo, bổ sung thêm món nóng của Nhật và Thái cho đa dạng. Nhằm thu hút khách trong thời buổi khủng hoảng kinh tế, Thao động viên nhân viên phục vụ thật nhanh buổi trưa để hút khách làm việc ở các văn pḥng, và linh động đưa ra những gói khuyến mại, như chương tŕnh “ăn thoải mái, giá giảm 40%”...

Để có thể làm ăn lâu bền ở Đức, Thao tích cực làm việc thiện, tranh thủ dựa vào cộng động người Việt và nhiệt t́nh góp sức xây dựng cộng đồng ấy. Không chỉ giúp nhiều thanh niên, sinh viên Việt ở Đức có việc làm, có chỗ ở ổn định, trưởng thành và giỏi tiếng Việt hơn khi làm việc trong môi trường công ty với hầu hết nhân viên là người Việt. Phạm Lâm Thao c̣n gắn kết họ lại với nhau bằng các hoạt động văn hóa tập thể như tổ chức dă ngoại, hội họp và tổ chức văn nghệ, tổ chức ngày 1/6, đón Trung thu, Noel và đón Tết Âm lịch v.v.

Văn hóa Việt và văn hóa Âu ḥa trộn nhuần nhuyễn trong các hoạt động này. Không những thế, Phạm Lâm Thao c̣n tích cực đóng góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở quê nhà, đóng góp cho những ngôi chùa Việt ở Đức, như chùa Tâm Giác, Phổ Bảo; tổ chức trại hè, hỗ trợ một phần tài chính cho lớp học tiếng Việt của các cháu nhỏ ở Munich; tài trợ cho nhiều hoạt động văn hóa của Hội sinh viên toàn nước Đức cũng như từng đóng vai tṛ Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu người Việt toàn châu Âu. Phạm Lâm Thao tâm niệm, văn hóa là chất kết dính hỗ trợ công ty anh và cộng đồng bà con Việt làm ăn, đồng thời cũng nâng cao vị thế của người Việt trên đất Đức.

Gập ghềnh nẻo xa, nhớ quê nhà...

Ở Đức hiện nay có khoảng 125.000 người Việt sống hợp pháp và mang quốc tịch Việt Nam, thêm vào đó là mấy vạn người đă nhập quốc tịch Đức, và c̣n lại mấy vạn người sống không có giấy tờ. Phần lớn trong số đó là người đi học tập và lao động xuất khẩu ở Đông Đức rồi ở lại Berlin,Leipzig.

Họ đă phải lặn lội, bươn chải, lo miếng cơm manh áo, mở hàng ăn, tiệm làm đẹp, buôn bán nhỏ, giàu có th́ thành lập trung tâm thương mại. Có một bộ phận là người tị nạn sau năm 1975, hoặc là đi theo con đường “lâm nhân” từ miền Trung sang những năm gần đây. Không ít bà con ḿnh đang phải sống trong góc tối với những gam màu u ám.

Chỉ có một số ít Việt kiều, ví dụ như sinh viên du học ở Đông Âu, Đông Đức trước đây và sinh viên thế hệ thứ hai, thứ ba, sinh trưởng ở Đức là có đủ điều kiện làm việc trong các hăng, các công ty Đức. Con đường sống và hội nhập của phần đông bà con ḿnh gập ghềnh, trắc trở, nhưng tấm ḷng của họ vẫn thơm thảo hướng về quê nhà.

Anh Mai Xuân Sang (giữa) gặp gỡ tác giả và những người bạn tại Đức.

Tôi gặp vợ chồng anh Mai Xuân Sang trong một quán bia nổi tiếng ở khu phố cổ Munich. Bà con Việt kiều ḿnh cứ gặp đoàn khách ở nhà sang là mừng rỡ lắm. Anh Sang hào hứng giới thiệu: sang Đức không uống bia Đức là coi như chưa đến Đức, lễ hội bia là một nét độc đáo của văn hóa Đức.

Nếu Munich có loại bia Augustiner độc đáo, chỉ sản xuất phục vụ riêng cư dân thành phố này, th́ nước Đức có hơn 5000 loại bia với hơn 1500 nhà máy lớn nhỏ, trong đó nhà máy sản xuất bia Oettinger đứng hàng đầu với sản lượng 600 triệu lít/năm. Lễ hội bia Oktoberfest của Munich từ lâu đă nổi danh khắp thế giới. Tổ chức vào hai tuần cuối tháng 9 hàng năm, đây là dịp để mọi người gặp gỡ, thưởng thức các vũ điệu, các món ăn và đặc biệt là các loại bia.

Năm 2011, Lễ hội bia này có gần 7 triệu người tham gia và tiêu thụ hết 7,5 triệu lít bia. Trong đó có tới 2,5 triệu lít bia Hefeweizen - hay c̣n gọi là bia béo, bia lắc, v́ trước khi rót ra cốc người ta phải lắc chai thật mạnh. Đay là loại bia sản xuất bằng lúa ḿ, có mùi vị thơm ngậy đặc biệt. Người Bavaria nói: “Chưa uống bia Hefeweizen th́ coi như chưa uống bia Đức” !

Đă 25 năm sinh sống ở Đức, anh Sang coi đây là quê hương thứ hai của ḿnh. Bởi vậy anh đă rất tự hào khi giới thiệu về văn hóa bia của người Đức. Nhưng để tồn tại và hội nhập được với nền văn hóa này, con đường anh đi gập ghềnh và hun hút kéo dài, tưởng chừng như vô tận. Ở nhà là nghệ sĩ nghiệp dư đi hát cho Quân khu 1, anh Sang đi xuất khẩu lao động năm 1988 rồi ở lại Đức lập nghiệp.

Mai Xuân Sang không bao giờ quên được những ngày đầu vất vả cực nhục ấy. Trời mùa đông lạnh -10 đến -20 độ C, những người Việt như anh ṃ mẫm dậy sớm, ra chợ bày hàng hóa dưới sàn, đứng cả ngày dưới tuyết, mong thu về từng đồng xu lăi. Người Việt ḿnh lúc mới sang Tây, chẳng hiểu ǵ phong tục, luật lệ, kỷ cương Tây. Đi lao động trong nhà máy, anh đă thấm thía sự khác biệt này. Bà con ḿnh phần lớn có tác phong nông nghiệp, giờ giấc th́ cao su, nơi công cộng th́ nói rơ to...

Ngay cái cách ăn uống cũng khác. Người Đức thuộc loại uống nhiều bia nhất trên thế giới, mỗi năm trung b́nh tiêu thụ hết trên 100 lít bia/người, nhưng đó là trong lễ hội, ngoài giờ làm việc. Luật Lao động của Đức quy định, người lao động uống bia trong giờ làm việc có thể bị sa thải.

Vừa vật lộn kiếm sống, vừa t́m hiểu để ḥa nhập với cuộc sống xứ người, 10 năm sau khi sang Đức, anh Sang đă có giấy tờ định cư lâu dài. Anh đón vợ sang, hai vợ chồng góp nhặt, tiết kiệm mở một quán ăn nhỏ (Imbis), rồi bán đi, thuê mặt bằng ở nơi gần trung tâm, phát triển lên thành tiệm ăn Mai Châu Azia Bistro, chuyên bán đồ ăn Việt.

Không giàu có, nhưng vợ chồng anh rất thuận ḥa và tập trung lo cho các con ăn học. Hai cháu lớn đă tốt nghiệp đại học. Cô bé út Mai Thị Minh Châu học rất giỏi, và là người Việt đầu tiên ởMunich thi đỗ vào Trường chuyên Maximilian - ngôi trường trung học đă đào tạo nên hai nhân tài đoạt giải Nobel. Châu thường xuyên dành điểm tuyệt đối ở hầu hết các môn học trong ngôi trường này.

Anh Sang cho rằng, sở dĩ các cháu học giỏi là do nề nếp, do giáo dục gia đ́nh. Cô bé út của anh chị sinh ra ở Đức, nhưng nói tiếng Việt giỏi, v́ cả gia đ́nh đều chú ư dạy cháu tiếng Việt. Lũ trẻ lớn lên, tất nhiên, phải hướng chúng ḥa hợp với xă hội Đức, nhưng anh chị Sang cũng quan tâm dạy con về lễ nghĩa truyền thống.

Ví dụ như không đưa tăm một tay, không được thích ǵ làm nấy - đ̣i hỏi tự do cá nhân theo kiểu Âu châu. Bản thân vợ chồng anh Sang vẫn sống theo nếp nhà, rất chung thủy và yêu quư nhau. Không học theo lối sống quá hiện đại của phương Tây, không bồ bịch, ly dị như trào lưu của một số người Việt mới sang Tây. Theo anh, sự đầm ấm trong gia đ́nh là yếu tố quan trọng động viên con học tập.

Không giàu có ǵ, nhưng khi cuộc sống tạm ổn, anh chị Sang chắt bóp tiền ủng hộ chương tŕnh “Trái tim cho em”. Ủng hộ chung, rồi ủng hộ riêng, giúp được các cháu nghèo ở vùng sâu, vùng xa mổ tim là anh chị mừng lắm. Cũng là từ vùng quê nghèo ra đi, cũng trải qua cái nghèo ở quê nhà và trên đất khách, anh chị Sang muốn được góp phần nhỏ bé cho quê hương.

Là Trưởng ban Tổ chức Giải “Sao Mai điểm hẹn” năm 2013 ở Munich, anh Sang nuôi mơ ước sẽ cùng với bà con ḿnh, cùng các nghệ sĩ Hùng “râu”, Vinh xiếc... tổ chức được nhiều chương tŕnh văn nghệ, lấy tiền gửi về Việt Nam ủng hộ chương tŕnh “Trái tim cho em”. Tiền bạc đóng góp chưa tính nhiều, tính ít, nhưng tấm ḷng, t́nh cảm hướng về quê hương của bà con Việt kiều ḿnh là rộng lớn, bao la. Đó chính là nét đẹp “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” của văn hóa Việt - vẫn được giữ ǵn nơi mảnh đất châu Âu xa xôi.

Khúc vĩ thanh

Hai tuần đi học của đoàn cán bộ VTV chúng tôi đă kết thúc. Tạm biệt Munich, tạm biệt mùa hè nước Đức với những hàng cây phong, cây dẻ, những hàng sồi xanh mướt. Những lâu đài, cung điện của những thế kỷ vàng son thuở trước và những siêu thị, những nhà ga tàu điện ngầm... hiện đại, văn minh.

Hai tuần trên đất Đức giúp tôi hiểu rơ thêm sự gian nan, vất vả và ư chí vươn lên của bà con người Việt. Vươn lên để tự khẳng định ḿnh, để hội nhập mà vẫn cố gắng giữ ǵn những nét đẹp tinh thần của văn hóa Việt. Để hội nhập xứ người, bà con ḿnh phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba so với những người dân bản địa. Nhưng để những Song Thy, Hồng Linh, Minh Châu... sinh trưởng trên đất Đức, mà vẫn yêu quư và hướng về những nét đẹp của cội nguồn văn hóa Việt – việc làm ấy khó khăn gấp bội phần. Nó đ̣i hỏi tất cả chúng ta, phải cùng nhau tận tâm góp sức.

Tôi trở về Hà Nội với lời hẹn- sẽ có một ngày đưa Song Thy, Hồng Linh đi chơi Hồ Tây, đi thăm các làng nghề gắn bó với đất Thăng Long ngàn năm tuổi... Để cảm tạ các em đă giúp tôi làm quen với lịch sử và văn hóa Giéc - manh trong một mùa hè xanh - rực rỡ nắng trời Âu.

Munich - Hà Nội, tháng 7/2013

Nguồn: Phan Quỳnh Anh/ antgct.cand
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	13
Size:	35.1 KB
ID:	506013
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12249 seconds with 12 queries