Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-15-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,518
Thanks: 11
Thanked 13,429 Times in 10,726 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 178
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Thái Bình Dương tương lai trong tay Mỹ?

Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ.

Trong 4 năm nhiệm kỳ thứ nhất, chính quyền Obama đã tiến hành chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại mạnh mẽ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những biểu hiện của chính sách này là khá rõ ràng, khi Mỹ đã tăng cường sự hiện diện tại khu vực, tích cực tham gia các thể chế đa phương. Chính vì vậy, xu hướng của chính sách này trong tương lai và những tác động của nó tới cấu trúc khu vực là điều được các nước châu Á vô cùng quan tâm.

Trong khoảng thời gian nhiệm kỳ II của chính quyền Obama, chiều hướng chính sách "tái cân bằng" của Mỹ sẽ bị chi phối bởi vai trò của giới hoạch định chính sách trong quá trình xác định khu vực ưu tiên và vấn đề tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung Quốc.

Tương lai trong tay ai

Về xác định khu vực ưu tiên, việc Quốc hội Mỹ ngày càng kiểm soát chặt chẽ việc chi tiêu ngân sách, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng cho thấy nguồn lực không cho phép Mỹ căng sức và cam kết quá mức ở tất cả các khu vực trên thế giới. Vì vậy, bên cạnh việc hiện đại hóa quân sự và cắt giảm số lượng binh lính, chính quyền Obama phải sắp xếp lại ưu tiên đối ngoại nói chung trong đó có ưu tiên dành cho các khu vực. Theo đó, chính quyền Obama sẽ giảm bớt sự hiện diện và cam kết ở Trung Đông - là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Mỹ và tăng cường ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trong các cơ quan hoạch định chính sách, Quốc hội cũng có những tác động nhất định tới quá trình xác định khu vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại. Hiện nay, trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội Mỹ đang quan tâm tới ít nhất là ba vấn đề, bao gồm chi tiêu ngân sách, các vấn đề pháp lý và lựa chọn chiến lược sắp tới của nước Mỹ.

Theo đó, đầu tiên, chính quyền Obama phải giải trình việc sử dụng ngân sách như thế nào để có thể triển khai chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương có hiệu quả trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu cho quốc phòng. Thứ hai, các cơ quan liên quan phải điều chỉnh luật như thế nào cho phù hợp với những cơ chế Mỹ đang triển khai. Điển hình như nếu đàm phán TPP thành công, chính sách thương mại hiện hành sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với các thỏa thuận thương mại mới. Thứ ba, chính quyền Obama phải xem xét phân bổ các nguồn lực hiện tại trong việc đáp ứng các mục tiêu chính sách mà không làm ảnh hưởng tới các mục tiêu chiến lược tại các khu vực khác trên thế giới.

Mặc dù vẫn còn những khó khăn trong nội bộ giới hoạch định phải giải quyết, Tổng thống Obama vẫn sẽ tiếp tục ưu tiên các chính sách cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vì, khu vực Tây Thái Bình Dương gồm nhiều các nước vừa và nhỏ là các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, còn tiềm ẩn các cơ hội hợp tác, đầu tư. Các nước này sẽ giúp Obama đạt được các lợi ích về kinh tế, an ninh và ảnh hưởng; đồng thời, giải quyết các vấn đề trong nước như thất nghiệp, nợ công.

Một yếu tố tác động tới tương lai chính sách tái cân bằng của Mỹ chính là tương quan lực lượng giữa Mỹ - Trung. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sự phân bổ quyền lực thế giới cho thấy sức mạnh Mỹ đã suy yếu tương đối trong khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Trong khi, mục tiêu xuyên suốt của Mỹ là duy trì vị thế số 1 toàn cầu về sức mạnh và ảnh hưởng. Chính yếu tố này đã thúc đẩy chính quyền Obama kết nối các "nan hoa" ở châu Á - Thái Bình Dương với "đầu trục" Mỹ, nhằm ngăn chặn những yếu tố bất lợi do chênh lệch trong tương quan lực lượng với Trung Quốc gây ra.
Trong tương quan lực lượng Mỹ - Trung về kinh tế, chính phủ Mỹ trong hơn một thập niên qua luôn trong tình trạng nợ kinh niên, cụ thể 5.600 tỷ USD năm 2000, 7.930 tỷ USD năm 2005, 13.560 tỷ USD năm 2010, và năm 2012 là 16.066 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc sau hơn 30 năm phát triển đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và có nguồn dữ trữ ngoại tệ khổng lồ là 1.500 tỷ USD năm 2008. Theo nhiều dự báo của Mỹ và quốc tế, trong tương lai, tương quan lực lượng sẽ tiếp tục theo chiều hướng bất lợi cho Mỹ và có lợi cho Trung Quốc. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2041.

Về quân sự - an ninh, mặc dù Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về tiềm lực quân sự, nhưng những đầu tư mạnh mẽ cho quốc phòng của Trung Quốc đang thu hẹp dần khoảng cách tiềm lực sức mạnh với Mỹ. Năm 2010, Mỹ chi tiêu cho quốc phòng lớn gấp 9 lần của Trung Quốc (Mỹ: 692,8 tỷ USD, Trung Quốc: 76,4 tỷ USD). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, Mỹ phải liên tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng, thì Trung Quốc ngược lại. Ví dụ vào tháng 3 năm 2011, Bắc Kinh đã tuyên bố mức tăng 12,7%, nâng chi tiêu cho quốc phòng lên mức 91,5 tỷ USD.

Xét trên các khía cạnh khác như khả năng tác chiến toàn cầu và răn đe hạt nhân, Mỹ vẫn tỏ ra vượt trội so với Trung Quốc, song những động thái cứng rắn của Trung Quốc ở khu vực Đông Á khiến Mỹ không thể để lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các đồng minh ở khu vực bị đe dọa. Vì vậy, trong thời gian tới, song song với giải quyết các điểm nóng trên thế giới như Syria, Iran, Bắc Triều Tiên; Mỹ sẽ tiếp tục triển khai và làm sâu sắc thêm nội hàm của chính sách tái cân bằng.

Tương tác đa chiều

Cấu trúc khu vực có thể hiểu là tổng thể những tổ chức, thể chế, cơ chế, những dàn xếp, tiến trình,...nhằm duy trì hòa bình, ổn định của khu vực. Cấu trúc khu vực thường bao gồm 2 bộ phận chủ yếu là các dàn xếp song phương và các thể chế đa phương được xây dựng trên 2 lĩnh vực chính là chính trị - an ninh và kinh tế.

Với cách hiểu chung nhất về cấu trúc khu vực như trên, có thể thấy những triển khai "xoay trục" của Mỹ trên bình diện song phương và đa phương đã, đang và sẽ có những tác động sâu sắc tới cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong số các bộ phận cấu thành cấu trúc khu vực, các dàn xếp an ninh song phương giữ vai trò chủ đạo. Liên minh Mỹ - Nhật khẳng định vai trò trụ cột trong việc ứng phó với các thách thức an ninh ở khu vực Đông Bắc Á. Liên minh Mỹ - Hàn không ngừng được thắt chặt sau những động thái hạt nhân của Triều Tiên. Liên minh Mỹ - Philippines được làm sống lại sau những căng thẳng tại biển Đông năm 2011. Quan hệ Mỹ - Ấn được nâng cấp lên đối tác chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu của hai nước trong bối cảnh mới, được ví như mối quan hệ "định hình thế kỷ XXI".

Bên cạnh hình thái "trục - nan hoa", giữa các đồng minh của Mỹ đã có sự phối hợp với nhau như Mỹ-Nhật-Úc, Mỹ-Ấn-Nhật hay Mỹ-Nhật-Philippines. Các liên minh do Mỹ lãnh đạo có xu hướng kiên kết với nhau thành một mạng lưới phòng thủ đa phương. Chính Mỹ cũng khuyến khích các nước đồng minh năng động để chia sẻ trách nhiệm với Mỹ trong hoàn cảnh sức mạnh Mỹ đang suy giảm tương đối.

Các thể chế an ninh đa phương đang chứng kiến nhiều xáo trộn do chính sách xoay trục của Mỹ. Sự tham gia tích cực của Mỹ vào EAS kể từ 2011 có thể khiến hợp tác EAS tiến triển nhanh, trở thành một diễn đàn chủ chốt ở châu Á - Thái Bình Dương. Khi đó, nhiều khả năng EAS sẽ thay thế vị trí của ARF và ADMM+ trong hợp tác chính trị - an ninh ở khu vực.

Về cấu trúc kinh tế khu vực, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự thúc đẩy của Mỹ đang cạnh tranh tầm ảnh hưởng với các khu vực mậu dịch tự do ASEAN+1. Tuy chỉ hình thành bên lề APEC, nhưng nếu đàm phán giữa các nước tham gia Hiệp định thuận lợi, TPP với sự tham gia của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, Hàn,... hoàn toàn có khả năng vươn lên trở thành cơ chế tự do hóa kinh tế chủ đạo ở châu Á - Thái Bình Dương.

Như vậy, với thực tế chính sách xoay trục/tái cân bằng của Mỹ ít nhất vẫn sẽ được tiếp tục trong nhiệm kỳ II của Obama, những tác động của chính sách này tới cấu trúc khu vực sẽ còn phức tạp. Điều này đòi hỏi các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương phải có biện pháp phù hợp để ứng phó với những thách thức to lớn, nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực.

Theo Bùi Quốc Khánh
Tuanvietnam
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	tau_3b4d2.jpg
Views:	20
Size:	112.0 KB
ID:	492538
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:45.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07140 seconds with 12 queries