Tận cùng khổ nhục của người vượt biên sang Trung Quốc làm thuê - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-13-2013   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Tận cùng khổ nhục của người vượt biên sang Trung Quốc làm thuê

Đa số người vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê không biết ḿnh làm thuê cho ai, không biết ḿnh làm việc ở đâu. Rất nhiều người trong số họ bị “quỵt” tiền công trắng trợn, phải chịu cảnh đói, khát…

Tả tơi lúc trở về
Một ngày giữa tháng 6/2013, đúng lúc vụ cấy vào giai đoạn khẩn trương nhất, chúng tôi về Si Ma Cai. Trên cánh đồng, anh Lèng Văn Chinh, dân tộc Nùng, sinh năm 1969 ở thôn Đội 1, xă Nàn Sán đang cùng mấy anh em họ hàng cuốc bờ, làm ruộng. Nhớ lại hơn 3 tháng sang Trung Quốc làm thuê, mắt anh nông dân to khoẻ này lại đỏ hoe…

Từ trái qua phải: Thào Seo Nhà, Hoàng Seo Hồ và Giàng Seo Sán thường xuyên đem bài học nhớ đời của ḿnh kể cho mọi người nghe.
Tiếng Kinh không sơi, anh kể rằng một người chú họ ở Xín Mần (Hà Giang) bảo sang Trung Quốc làm thuê với tiền công 60 nhân dân tệ/ngày. Xuôi tai, tháng Tư âm lịch năm 2012, anh để vợ và 3 con ở nhà, bắt đầu cuộc hành tŕnh mà không biết rằng có lẽ sẽ là những ngày đen tối nhất cuộc đời ḿnh.
Từ Nàn Sán, anh và 2 người cùng xă đi xe ca về Lùng Ph́nh (Bắc Hà), rồi lên xe máy do ông chú cử sang đón về Xín Mần. Từ đây, 3 nông dân Nàn Sán cùng 11 người ở Sín Mần lên ô tô đi tiếp. 21h, cả đoàn đến biên giới, vượt biên và ông chú bàn giao tất cả 14 người cho 2 người Trung Quốc. Sau 3 ngày nghỉ tại khu vực biên giới phía Trung Quốc, sang ngày thứ tư, cả đoàn lên đường vào sâu nội địa Trung Quốc, thêm 3 ngày, 3 đêm, ước tính khoảng 2.000 cây số mới tới nơi và bắt tay ngay vào làm việc.
Kể lại chuyến đi đó, anh Chinh không biết ḿnh vượt biên sang Trung Quốc ở chỗ nào, đi qua những đâu, không biết mặt ông chủ mà chỉ biết “cai” quản lư ḿnh hàng ngày và nơi ḿnh làm thuê có tên là “Chiêu Lùng” hay “Chiu Lùng” ǵ đó thuộc tỉnh Quảng Đông.
14 người được chia làm 2 tốp phát nương trồng bạch đàn. Làm việc quần quật từ sáng đến tối, công việc nặng nhọc quá, nên nhiều người, trong đó có anh Chinh đ̣i về, nhưng “cai” bảo chưa xong việc nên chưa cho về. Chừng 3 tháng sau, ngày càng có nhiều người khóc lóc đ̣i về, “cai” đành phải cho anh Chinh và 3 người nữa (đều là người ở Hà Giang) về trước.
“Cai” và 4 người lên ô tô đi hơn 1 ngày, khoảng 21h đêm th́ cả đoàn xuống xe. Mắt trước mắt sau, “cai” lặn mất tăm, bỏ mặc 4 người bơ vơ. Anh Chinh hỏi thăm th́ được biết đấy là châu Văn Sơn (Trung Quốc). Lạ lẫm nơi đất khách quê người, tiền không có một xu, cả đoàn cứ nhằm hướng Nam mà đi, lại bị lạc đường, mất 5 ngày đi bộ, vừa đi vừa hỏi đường, vừa xin ăn, xin uống, 4 người mới về đến nhà “ông chú” ở Xín Mần.
Thật không may, “ông chú” đi “công cán” Hà Nội không có nhà, anh Chinh phải gọi điện cho người nhà từ Si Ma Cai sang đón, không kịp để ư 3 người đồng hành “bất đắc dĩ” cũng như hỏi thăm số phận 2 người đồng hương đang phiêu bạt phương trời nào nữa.
Hơn 3 tháng xa nhà, giờ trở lại với bộ dạng tả tơi, gặp lại vợ con, họ hàng, bà con thôn mà mừng mừng tủi tủi. Cầm 2 chiếc áo mà đồng chí Thền Dung Phù, Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ Si Ma Cai cho, anh Chinh nghẹn ngào không nói nên lời…
Ngồi bên bờ ruộng, Lèng Văn Chinh đăm chiêu: Ḿnh dại thật, may mà vẫn về nhà lành lặn! Nhắc đến 2 người ở Nàn Sán đi cùng chuyến đó, mặt anh dăn ra: “Chúng nó về sau 1 tháng. Làm xong chỗ cũ cũng chẳng được đồng tiền công nào, hai đứa bị bán cho chủ khác. Làm hết ngày là chúng nó đ̣i tiền luôn, nếu không trả th́ hôm sau nhất định không đi làm, khi đủ tiền tàu xe là chúng nó về quê luôn”. Lèng Văn Chinh bảo: Không sang đấy làm nữa đâu, sợ lắm rồi!
Vậy là anh Chinh sẽ hài ḷng với “3 cân giống” (tương đương khoảng 3 sào ruộng lúa nước), để hàng ngày vui vầy cùng gia đ́nh, bà con thôn và quan trọng hơn là chăm lo cho 3 đứa con học tập nên người…

Từ nay, anh Lèng Văn Chinh sẽ hài ḷng với việc ruộng, nương.
“Lúc đi trăng tṛn, khi về trăng khuyết”
Không biết tính ngày tháng, anh Hoàng Seo Hồ, sinh năm 1983, dân tộc Mông ở thôn Hoà Sử Pan, xă Sán Chải, huyện Si Ma Cai đêm nào cũng “ngó” trăng để đếm ngày ḿnh làm thuê bên Trung Quốc. Cong ngón tay, anh tả: “Lúc ḿnh đi th́ trăng tṛn, sau một lần trăng tṛn nữa, khi ḿnh về đến nhà th́ trăng c̣n thế này!”. Th́ ra, anh đi làm thuê chỉ hơn 1 tháng (từ lúc trăng tṛn tháng trước đến trăng khuyết tháng sau).
Sán Chải là 1 trong 3 xă biên giới của huyện Si Ma Cai. Trước khi vào sâu nội địa Trung Quốc, anh Hồ và một số người ở Sán Chải vẫn sang Trung Quốc làm thuê, nhưng chỉ làm gần biên giới, làm vài ngày lại về, khi rảnh lại sang làm thuê. Sau có người ở xă Cán Cấu (cùng huyện) rủ vào sâu nội địa làm thuê sẽ được tiền công cao hơn. Bùi tai nên anh Hồ đồng ư và rủ em vợ là Giàng Seo Sáng, sinh năm 1990, đi cùng.
Sau khi ăn Tết Canh Dần 2010, đoàn của anh Hồ gồm 12 người (4 người ở xă Sán Chải; 1 người ở xă Cán Cấu và 7 người ở Hà Giang) vượt biên trái phép sang Trung Quốc tại khu vực thôn Lù D́ Sán, xă Sán Chải (ngă 3 sông Trắng). Sang bên kia biên giới, cả đoàn lên ô tô đi 1 ngày, 1 đêm th́ đến nơi làm việc.
Tại đây, mọi người làm tại một cơ sở sản xuất gỗ từ mùn cưa với mức tiền công chủ hứa trả là 60 nhân dân tệ/người/ngày. Làm được 10 ngày, mỗi người được trả 200 nhân dân tệ, số tiền công c̣n lại, ông chủ giữ như là “đặt cọc”, v́ sợ người lao động bỏ việc. Làm lụng vất vả nên mọi người đ̣i thanh toán toàn bộ tiền công để về nước, nhưng ông chủ nhất quyết không chịu.

Ở quê nhà, vợ anh Hồ là chị Giàng Thị Dúa không biết chồng, em trai sống chết ra sao, liền bán 1 con ngựa của gia đ́nh được 1.300 nhân dân tệ rồi cùng bố đẻ ḿnh và chú của chồng sang Trung Quốc t́m chồng, t́m em. Vừa đi vừa hỏi, hơn chục ngày mới t́m thấy và đưa được chồng, em về đoàn tụ cùng gia đ́nh, cũng là lúc tiêu hết toàn bộ số tiền mang theo. Về nhà, bà con đến hỏi thăm, Hoàng Seo Hồ xấu hổ bảo: "Không chỉ bị “ăn quỵt” tiền công, lại phải bán mất 1 con ngựa to, đă nghèo lại nghèo thêm, may mà người về được!"
Chuyện chị Dúa bán ngựa đi t́m chồng, bà con ở Sán Chải đều biết và thường lấy đây là bài học khuyên bảo nhau. Ở Hoà Sử Pan c̣n có vợ chồng anh Thào Seo Nhà, dân tộc Mông, sinh năm 1968, đúng 1 năm đi làm thuê bên Trung Quốc nhưng không được một đồng tiền công.
Anh Thào Seo Nhà vẫn nhớ như in ngày 20 tháng Giêng năm Nhâm Th́n 2012, trên chuyến ô tô khách Si Ma Cai - Lào Cai có vợ chồng anh và 41 người cùng xă. Đến khu vực biên giới thuộc xă Bản Phiệt (Bảo Thắng), 43 người chia nhóm lội qua suối sang Trung Quốc. Bên kia biên giới đă có người đón, đưa tất cả lên ô tô đi liền 3 ngày, 3 đêm đến chỗ làm.
Công việc hàng ngày của họ là phát nương trồng thông, với tiền công chủ hứa trả mỗi người là 60 nhân dân tệ/ngày. Tuy làm cùng một khu vực nhưng vợ chồng anh chả bao giờ gặp những người cùng xă. Rất nhiều lần vợ chồng anh đ̣i tiền công nhưng ông chủ không trả.
Tṛn 1 năm, thấy nhiều người đ̣i tiền và đ̣i về “rát” quá, “ông chủ” gọi 10 người lên bảo về trước và phát cho mỗi người 200 nhân dân tệ. Đích thân “ông chủ” cũng lên ô tô cùng mọi người và bảo về đến “Vườn Sắn” sẽ thanh toán toàn bộ tiền công. Đến “Vườn Sắn”, “ông chủ” nói vào ngân hàng rút tiền trả cho mọi người, nhưng hắn “chuồn” luôn.
Chờ măi chẳng thấy “ông chủ” đâu, may trong đoàn có người biết đường, liền thuê xe về theo lối Seo Pả Chư (đối diện xă Nàn Sán). Về đến nhà, Thào Seo Nhà vẫn không biết số phận những người đi cùng vẫn làm thuê bên Trung Quốc…

C̣n nhiều thân phận lang bạt nơi đất khách, quê người
Đó chỉ là một số trong rất nhiều trường hợp đau ḷng mà những người vượt biên giới trái phép sang Trung Quốc làm thuê gặp phải. Không có thống kê c̣n bao nhiêu người đang làm thuê cũng như bao nhiêu người trong số đó đă và đang chịu cảnh cùng cực nơi đất khách, quê người. Bằng nhiều phương cách, nhiều ông chủ người Trung Quốc đă “quỵt” tiền công của họ.
Theo thống kê của Huyện uỷ Si Ma Cai, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2013, toàn huyện có 395 người đi nơi khác làm thuê, trong đó có 210 người sang Trung Quốc làm thuê. Đồng chí Lư Seo Vảng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Si Ma Cai cho biết: Qua khảo sát và nắm t́nh h́nh th́ những người đi làm thuê chỉ mang tính tự phát, với mục đích kinh tế.
Cũng theo đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Si Ma Cai, vấn đề lao động vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê, đặc biệt là với các trường hợp đi làm thuê bị lừa gạt, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xă hội trên địa bàn, nhất là ở những xă biên giới. “Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quản lư dân chưa tốt, chúng tôi đă và đang chấn chỉnh vấn đề này.
Bên cạnh các giải pháp phát triển kinh tế - xă hội, đặc biệt là với địa bàn vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, huyện mong các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương trên tuyến biên giới vào cuộc quyết liệt hơn nữa, quan tâm hơn nữa đến vùng đồng bào dân tộc, tăng cường quản lư xuất - nhập cảnh, góp phần để bà con được sống vui tươi, ấm no, hạnh phúc ngay trên quê hương ḿnh”.

Theo Báo Lào Cai điện tử
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Vuot-bien22.jpg
Views:	8
Size:	235.9 KB
ID:	492043
Old 07-14-2013   #2
NongDan
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
NongDan's Avatar
 
Join Date: Feb 2013
Posts: 34,648
Thanks: 596
Thanked 1,577 Times in 1,236 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 690 Post(s)
Rep Power: 47
NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4NongDan Reputation Uy Tín Level 4
Default

người LĐ th́ ở đâu cũng vậy.
NongDan_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06877 seconds with 12 queries