“Chợ t́nh“, “cầu t́nh“ ở Tây Nguyên - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-30-2013   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default “Chợ t́nh“, “cầu t́nh“ ở Tây Nguyên

Sau những năm ổn định cuộc sống trên vùng đất mới, những nét văn hoá đặc trưng của từng cộng đồng dân tộc Mường, Dao, Tày, Nùng, H’Mông… đă giao thoa cùng bản sắc văn hoá đồng bào dân tộc J’rai, Bahnar trên vùng đất Tây Nguyên.
Và rồi, một “phiên chợ t́nh Sapa thu nhỏ” được h́nh thành giữa khung cảnh lăng mạn, hữu t́nh ngay tại vùng biên giới Tây Nguyên. Chính nơi đây, nhiều mối t́nh đă vượt mọi rào cản về phong tục, tập quán, văn hoá… ươm những hạt mầm hạnh phúc trên vùng đất đặc biệt khó khăn của huyện Chư Prông-Gia Lai.
Cầu T́nh nối kết t́nh đồng bào.
"Chợ T́nh" bên suối Lốp
Là người gắn với vùng đất này từ những ngày đầu tiên, ông Đinh Trọng Linh, một trong số hộ dân tộc Mường di dân theo chủ trương của nhà nước năm 1993 cho biết: “Chúng tôi đến vùng đất này trong muôn vàn bỡ ngỡ, khốn khó. Nhưng tháng mùa mưa nơi đây nước chảy xiết không thể đi được, mùa nắng, rừng khô cỏ cháy, nước nôi cạn kiệt.
Đă có muôn vàn khó khăn trên vùng đất này, hơn 10 hộ di dân người Mường đă hồi hương trở về quê cũ, 18 hộ dân c̣n lại cùng đùm bọc, che chở nhau để vượt qua điều kiện khốn khó”.
Sự kiên tŕ, nhẫn nại và chịu thương, chịu khó trong lao động, sản xuất, vài năm sau, đời sống của các hộ đồng bào dân tộc Mường di dân ban đầu từng bước đi vào ổn định. Biết được sự định cư ổn định của người Mường trên vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai), nhiều hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số khác từ vùng núi các tỉnh phía Bắc đă tự tin theo chương tŕnh di dân của nhà nước tiếp bước vào vùng đất Ia Lâu đầy khắc nghiệt để định cư, phát triển sản xuất.
Tháng 6 năm 2002, xă Ia Piơr được thành lập và được tách ra từ xă Ia Lâu với tổng số 11 dân tộc anh em như: J’rai, Bahnar, Mường, Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ, H’Mông, Hoa và Kinh.
Sự đồng cam cộng khổ của nhiều dân tộc anh em nơi vùng biên cương đầy khắc nghiệt này từng bước phá tan rào cản về phong tục tập quán và văn hoá của mỗi dân tộc để tạo dựng nên một mái nhà chung.


Nói về sự giao thoa văn hoá trên vùng đất này, người dân thường nhắc đến tên một địa danh là Dốc T́nh. Theo ông Kpui Tuy, Phó chủ tịch xă cho biết, ngày trước chưa có cầu treo bắc qua suối Lốp, đến mùa nước lên th́ người dân không thể nào qua suối được mà phải đợi khi nào nước rút mới đi qua. Cũng chính từ việc đợi nước rút mà t́nh cảm của nhiều đôi trai gái đă bắt đầu được manh nha.
Càng về sau, với quang cảnh thoáng mát bởi ḍng nước trong xanh, nơi đây trở thành điểm hẹn của các đôi trai gái các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn xă Ia Piơr. Cái tên Dốc T́nh cũng xuất phát từ đây.
Ở đây những cặp trai gái yêu nhau thường ḥ hẹn tâm sự vào sáng sớm khi b́nh minh vừa ló rạng hay mỗi lúc đêm về. Có những đôi t́nh nhân của hai dân tộc khác nhau đă tâm sự thâu đêm bên Dốc T́nh, để rồi tiến đến nên duyên vợ chồng. Và cuộc sống của họ cũng rất hạnh phúc sau khi kết hôn.
Những mối t́nh vượt rào cản ngôn ngữ, phong tục
Nhiều mối t́nh được vun đắp từ khung cảnh hữu t́nh nơi Dốc T́nh được buôn làng và họ hàng chấp nhận bất chấp hệ thống luật tục rườm rà tồn tại ở từng cộng đồng. Tại làng Plei Me, Rơmah Nhéh, một cô gái đồng đồng bào J’rai không đi “bắt chồng” như phong tục cũ mà chấp nhận về nhà chồng làm dâu theo tục lệ dân tộc Mường.
Cô gái dân tộc miền núi phía Bắc cùng một chàng trai người J’rai tại "Dốc T́nh" bên bờ suối Lốp.
Không riêng ǵ Rơmah Nhéh, cô em gái Rơmah Nhin, làng Plei Me cũng lấy một chàng trai người đồng bào dân tộc Tày. Ban đầu, bà con trong làng không chấp nhận Rơmah Nhin yêu một chàng trai dân tộc Tày, bởi theo tục lệ của người J’rai, Rơmah Nhin phải bắt chồng về nhà ḿnh đồng thời người chồng của cô phải chấp nhận các luật tục của buôn làng.
Nhưng rồi, sau những ngày miệt mài trên nương rẫy, Rơmah Nhin và chàng trai dân tộc Tày vẫn hẹn ḥ nơi suối Lốp khiến bà con dân làng Plei Me chấp nhận cho đôi trai gái cùng t́m hiểu lẫn nhau và được về làm dâu nhà chồng theo phong tục đồng bào Tày.
Cô gái Triệu Thị Lan, cộng đồng dân tộc Dao ở Quảng Ninh đă quen chàng trai Bàng Văn Sinh, đồng bào dân tộc Dao ở bên bờ suối Lốp. Nói về t́nh yêu của ḿnh, Lan không chút ngại ngùng: “Chúng em yêu nhau bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhất. Buổi tối khi đi chơi cùng chúng bạn ra Dốc T́nh, chúng em chưa hề biết được nhau nhưng rồi anh ấy đă làm quen. Thế là, dưới tiếng nước chảy róc rách của ḍng suối Lốp, chúng em tỏ t́nh cùng nhau và quyết chí nên duyên vợ chồng.”.
Lúc đầu gia đ́nh đôi bên đều không ưng thuận cho đôi trẻ đến với nhau với quan niệm những buổi gặp gỡ nơi Dốc T́nh của các đôi nam nữ thanh niên chủ yếu xuất phát từ cảm xúc ban đầu. Song, bằng t́nh cảm chân thật, Bàng Văn Sinh đă nhiều lần t́m đến nhà Lan và không ngừng chứng minh tính chân thật của mối t́nh nguyên sơ.
Khi được gia đ́nh chấp nhận, đôi trẻ này đến bên nhau khi cô bé Triệu Thị Lan vừa bước qua tuổi đôi mươi.
Để tiếp tục khẳng định sức mạnh t́nh yêu trên vùng đất khó này, Triệu Thị Lan dồn công đi học nghề kết trầu cau, hoa quả kết duyên, học làm bánh sinh nhật đồng thời được sự giúp đỡ của gia đ́nh, hai vợ chồng trẻ mở một cửa hiệu nhận làm bánh sinh nhật, kết hoa cung cấp cho đôi lứa trong hôn lễ .


Chiếc cầu nối những bờ vui
Giữa năm 2006, với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, một chiếc cầu treo dài gần 100m được xây dựng kết nối hai bờ suối Lốp. Chẳng phải ngẫu nhiên, người dân xă Ia Piơr đặt tên chiếc cầu treo này với tên gọi rất thi vị là cầu T́nh.
Ông Đinh Trọng Linh, cán bộ giao thông thuỷ lợi xă Ia Piơr, một trong những chủ hộ người Mường gắn bó với vùng đất này cho biết, từ nhiều năm qua, bà con nhân dân các thôn, buôn, làng trong xă luôn đùm bọc lẫn nhau và che chở nhau vào những lúc khó khăn nhất. Người dân xă Ia Piơr đă nỗ lực giúp đỡ lẫn nhau, tự kết nghĩa giữa các buôn làng với nhau. Hiệu quả từ những mô h́nh kết nghĩa này đă làm sự kỳ thị của người ngoài cũng như tâm lư mặc cảm về bệnh tật của bà con đồng bào J’rai làng Phung dần tan biến.
Với người dân xă Ia Piơr, Dốc T́nh, Cầu T́nh cùng với hoạt động xây dựng tinh thần đoàn kết của các buôn, làng. Tại làng Phung, những hộ đồng bào J’rai không may mắc bệnh được sống xen kẽ với các hộ gia đ́nh dân tộc Mường, Tày, Thái…
Tất cả đều không phân biệt, kỳ thị bệnh tật mà thay phiên giúp đỡ lẫn nhau vào những lúc khó khăn. Có thể nói Dốc T́nh và Cầu T́nh là nhịp cầu gắn kết đời sống của hàng trăm hộ dân hai bên bờ Đông – Tây suối Lốp.
Ngọc Anh
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images676148__nh_3.jpg
Views:	5
Size:	41.1 KB
ID:	487388
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:29.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06429 seconds with 12 queries