Những người vượt biên khỏi Bắc Hàn thường phải trốn sang Trung Quốc và từ đó đi qua các quốc gia khác Đông Nam Á để tới Nam Hàn. Liên Hiệp Quốc nói tổ chức này 'kinh ngạc' trước tin Trung Quốc và Lào đă ép buộc chín người tỵ nạn Bắc Hàn phải về nước vào thứ Ba, 28/5.
Tổ chức này cũng cho biết đă nhận được "những thông tin đáng tin cậy" nói nhóm người này đă bị bắt ở Lào, sau đó bị trả về Bắc Hàn thông qua Trung Quốc.
Người phát ngôn Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ông Rupert Colville nói những người nói trên có thể sẽ phải hứng chịu h́nh phạt nặng nề.
Những người vượt biên khỏi Bắc Hàn thường t́m cách trốn sang Nam Hàn bằng cách đi qua lănh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc, đồng minh số một của Bắc Hàn, thường trả những người này về nước và liệt họ vào dạng người nhập cư để t́m kiếm lợi ích kinh tế.
Nhóm người tỵ nạn, bao gồm chín người độ tuổi chỉ từ 15-23, bị bắt tại Lào vào ngày 16 tháng Năm và gửi sang Trung Quốc trong tuần này, nơi họ bị ép lên máy bay trở về B́nh Nhưỡng, thông tấn Yonhap của Nam Hàn cho biết.
Giới chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền đă lên án quyết định này.
"Chúng tôi kinh ngạc trước việc chính phủ Lào và Trung Quốc vi phạm luật không gửi trả, nhất là khi nh́n vào mức độ dễ bị tổn thương của nhóm này, vốn đều là trẻ mồ côi," ông Rupert Colville nói với phóng viên vào thứ Sáu, 31/5.
Luật không gửi trả (non-refoulement) là điều khoản quy định trong luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ các nạn nhân khỏi việc bị gửi trả về nơi mà mạng sống hoặc sự tự do của họ có thể bị xâm phạm.
"Chúng tôi hết sức quan ngại về sự an toàn của nhóm này, vốn bao gồm ít nhất năm trẻ dưới tuổi vị thành niên, đang phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt hoạt đối xử tồi tệ khi quay về nước," ông nói.
Liên Hợp Quốc nói tổ chức này đă yêu cầu chính quyền Trung Quốc và Bắc Hàn phải đưa ra thông tin rơ ràng về số phận của những người tỵ nạn này.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Navi Pillay cũng đă yêu cầu chính quyền Bắc Hàn cho phép được lập tức tiếp cận độc lập với nhóm thanh thiếu niên nói trên.
Hầu hết những người tỵ nạn Bắc Hàn đều chạy trốn qua đường Trung Quốc, sau đó đi đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á trước khi trốn sang Nam Hàn - nơi họ được trợ cấp tài chính và giáo dục.
Tuy nhiên, số người tỵ nạn Bắc Hàn đến được Nam Hàn đă giảm xuống 40% năm ngoái.
Các nhà hoạt động nói lănh tụ Bắc Hàn, ông Kim Jong-Un đang tiến hành các biện pháp khắt khe hơn để không cho phép người dân bỏ trốn.
BBCnews