Một lần nữa luận điểm cho rằng người Nhật đă t́m ra châu Mỹ từ hơn 5.000 năm trước được củng cố bằng mối liên hệ về gen.
Trước đây, theo lịch sử, Christopher Comumbus, trong chuyến thám hiểm bằng đường biển vào năm 1492 của ḿnh, đă t́m ra châu Mỹ.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Betty Meggers đă nói rằng sự giống nhau trong đồ gốm của nền văn hóa Valdivia ở Ecuador và Jomon ở Nhật Bản là bằng chứng chứng minh ngư dân Nhật Bản đă t́m ra châu Mỹ khoảng 5.000 năm trước. Bà Meggers cho rằng những mối liên hệ xuyên đại dương đă giải thích cho sự giống nhau về văn hóa giữa 2 nền văn hóa này. Tuy nhiên, luận điểm của bà đă bị bác bỏ.

Christopher Columbus không phải là người đầu tiên t́m ra châu Mỹ?
Tháng 4/2013, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đă công bố kết quả phân tích thành phần hóa học của lớp mỡ cháy trên bề mặt những mảnh gốm vỡ có từ thời Jomon, Nhật Bản. Theo đó, lớp mỡ này bao gồm chủ yếu là mỡ từ cá biển.
Cùng thời điểm, một nghiên cứu về gen lớn nhất từ trước đến nay đă chứng minh rằng cư dân Nam Mỹ hiện nay thuộc một nhánh của người Ecuador, có liên hệ với người Đông Á. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn gen châu Á đă được “di cư” tới Nam Mỹ vào khoảng 6.000 năm trước, cùng thời với giai đoạn cực thịnh của triều đại Jomon ở Nhật Bản.
Chính những phát hiện mới này đă củng cố thêm những suy luận của Meggers, rằng ngư dân Nhật đă t́m ra châu Mỹ trước cả Christopher Columbus.
Hiền Thảo (theo SP)