Vậy là quốc hiệu hiện thời vi phạm cả bốn tiêu chí đă đặt ra trong Phần 1. Cho nên, tốt nhất là sớm đổi quốc hiệu “cho lành”.
3. Quốc hiệu đă qua
Vốn dĩ, trong cả hai phiên bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được tŕnh Quốc hội cho ư kiến tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII và Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được đăng tải để lấy ư kiến nhân dân từ ngày 2 tháng 1 năm 2013, chỉ có một phương án duy nhất về tên nước, là tiếp tục duy tŕ quốc hiệu “Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ấy là thể hiện sự “kiên tŕ những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xă hội chủ nghĩa”, như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI.
Sau ba tháng lấy ư kiến Nhân dân, trong Báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11 tháng 4 năm 2013, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đă đề xuất thêm phương án thứ hai cho quốc hiệu là “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“. Đây là một động thái tích cực, không chỉ thể hiện thái độ tiếp thu ư kiến Nhân dân của những người tham gia viết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà c̣n chỉ ra rằng tên nước không phải là thứ bất di bất dịch, và mọi người đều có thể tham gia góp ư để thay đổi cho hợp lư.
Có dư luận cho rằng một trong những nơi đề nghị lấy quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“ là Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, do nhóm 72 người kư ngày 19 tháng 1 năm 2013, nên thường được gọi tắt là Kiến nghị 72. Đó là một sự nhầm lẫn, bởi v́ Kiến nghị 72 không hề đề cập đến tên nước! Có lẽ nhầm lẫn ấy bắt nguồn từ việc hiểu sai rằng Dự thảo Hiến pháp 2013 là một bộ phận của Kiến nghị 72. Thực ra, hai văn bản này hoàn toàn độc lập với nhau, và việc kư Kiến nghị 72 không có nghĩa là tán thành với nội dung của Dự thảo Hiến pháp 2013.*
Là một trong những người đầu tiên đặt bút kư tên vào Kiến nghị 72, bản thân tôi không ủng hộ phương án lấy quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“, mặc dù chia sẻ quan điểm cho rằng đó là một giải pháp khả thi để giới cầm quyền chấp nhận bỏ từ “Xă hội chủ nghĩa” ra khỏi quốc hiệu. Xét theo bốn tiêu chí đă tŕnh bày ở Phần 1, lư do khiến tôi không tán thành lấy quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“ là như sau:
Thứ nhất, hiện nay và cả trong thời gian tới xă hội này vẫn chưa có dân chủ, v́ giới cầm quyền chưa sẵn sàng chấp nhận quyền dân chủ của Nhân dân, trong khi đa số người dân cũng chưa quen thực hiện và bảo vệ quyền dân chủ. Tức là phương án “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“ chứa đựng yếu tố giả dối, trái ngược với thực trạng của Đất nước. Vậy là vi phạm Tiêu chí 1. Vả lại, kể cả khi xă hội đă thực sự có dân chủ, th́ cũng chẳng cần phải khoe khoang, mà nên chọn quốc hiệu khiêm tốn như các nước dân chủ hàng đầu Thế giới.
Thứ hai, nếu dùng tên “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa” để đặt cho nước Việt Nam thống nhất, th́ hàng triệu người đă từng gắn bó với chế độ Việt Nam Cộng ḥa ở miền Nam sẽ cảm thấy ḿnh không được tôn trọng. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu cho quá tŕnh ḥa giải và ḥa hợp Dân tộc. Hơn nữa, nếu sử dụng tên trùng th́ nước Việt Nam thống nhất có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả xấu của những kư kết hay cam kết ngoại giao mà lănh đạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă tiến hành trong hoàn cảnh bị lệ thuộc thời chiến tranh. Như vậy, quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“ sẽ gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân, tức là vi phạm Tiêu chí 2.
Thứ ba, quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“ gợi lại những sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc, mà cho đến nay các nạn nhân vẫn chưa được xin lỗi và bồi thường một cách thỏa đáng. Nó cũng gợi lại những đau thương và mất mát mà nhiều gia đ́nh miền Nam đă từng phải hứng chịu trong cuộc chiến “nồi da nấu thịt”. Đối với những nạn nhân như vậy, quốc hiệu này đă trở nên phản cảm. Vậy là vi phạm Tiêu chí 3.
Thứ tư, v́ những lư do kể trên, quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa“ khó có thể được đa số người dân chấp thuận. Vậy là có thể vi phạm cả Tiêu chí 4.
Khi đă phải tránh quốc hiệu một thời của quốc gia phía bắc, th́ cũng khó mà chấp nhận quốc hiệu của quốc gia ở phía nam vĩ tuyến 17. Quốc hiệu “Việt Nam Cộng ḥa“ tuy không vi phạm Tiêu chí 1 (v́ không chứa từ nào trái ngược với thực trạng Đất nước), nhưng lại vi phạm Tiêu chí 2 (v́ cũng gây bất lợi cho ḥa hợp Dân tộc), Tiêu chí 3 (v́ gây phản cảm với những nạn nhân của chế độ Việt Nam Cộng ḥa) và Tiêu chí 4 (v́ chắc nó không được giới cầm quyền và một bộ phận Nhân dân thuộc “bên thắng cuộc” chấp nhận). V́ vậy cũng không thể chọn “Việt Nam Cộng ḥa“ làm tên nước Việt Nam thống nhất.
Có ư kiến đề nghị lấy lại tên “Đại Việt“. Đó là quốc hiệu của nước ta hơn 700 năm, trong khi tên nước “Việt Nam” mới có từ năm 1804. Tuy nhiên, tên xưng “tự đại” đó có thể gây phản cảm trong quan hệ quốc tế, và việc chọn tên “Đại Việt“ đầy tự hào giữa thời buổi khủng hoảng trầm trọng về chính trị, kinh tế và xă hội dễ gây ra cảm giác khôi hài trong cộng đồng người Việt. Nó cũng tạo thêm duyên cớ để bên “Đại Bá” lên án chúng ta là “Tiểu Bá”. Do đó, theo Tiêu chí 3, không nên lấy lại tên “Đại Việt“.
4. Quốc hiệu thay thế
Trong hai phần trên, ta đă đi đến kết luận là không nên dùng lại mấy quốc hiệu đă hoặc đang được sử dụng ở nước ta. Vậy th́ chọn quốc hiệu nào? Hăy cùng nhau tham khảo danh sách tên (tiếng Anh) của các quốc gia trên Thế giới để t́m lời gợi ư.
Trong số 206 nhà nước có chủ quyền được thống kê, th́ có 153 nước (chiếm 74%) đưa danh từ (chỉ thể chế) “Cộng ḥa” (Republic) hay “Vương quốc” (Kingdom) vào quốc hiệu. Trong số 136 quốc hiệu có danh từ “Cộng ḥa”, th́ 107 (chiếm 79%) chỉ kèm thêm địa danh, ví dụ như Cộng ḥa Áo, Cộng ḥa Ấn Độ, Cộng ḥa Pháp, Cộng ḥa Italia. Nếu noi theo đa số này, ta có thể chọn quốc hiệu là “Cộng ḥa Việt Nam”. Phương án này ngắn gọn, giản dị, ḥa nhập và không chứa khái niệm nào trái với thực trạng đất nước (tức là thỏa măn Tiêu chí 1). Nhưng phải chăng “Cộng ḥa Việt Nam” chỉ là cách viết ngược của quốc hiệu “Việt Nam Cộng ḥa”? Băn khoăn này được củng cố khi dịch “Cộng ḥa Việt Nam” ra các ngoại ngữ thông dụng, chẳng hạn như tiếng Anh hay tiếng Đức, và thu được “Republic of Vietnam” hay “Republik Vietnam” – đó chính là quốc hiệu (tiếng Anh hay tiếng Đức) của “Việt Nam Cộng ḥa”. Nếu quả như vậy th́ không nên chọn quốc hiệu “Cộng ḥa Việt Nam”, v́ những lư do như đă tŕnh bày ở Phần 3 đối với quốc hiệu “Việt Nam Cộng ḥa”. Tuy nhiên, có thể tránh yếu tố nhạy cảm do lịch sử để lại, nếu phân biệt giữa danh từ và tính từ. Trong số 107 quốc hiệu được tạo bởi danh từ “Cộng ḥa” đi kèm với địa danh, th́ 94 trường hợp (chiếm 88%) có địa danh xuất hiện với tư cách danh từ, ví dụ như Republic of Austria (Cộng ḥa Áo), Republic of India (Cộng ḥa Ấn Độ), và 13 trường hợp (chiếm 12%) có địa danh xuất hiện với tư cách tính từ, ví dụ như Argentine Republic (Cộng ḥa Argentina), Czech Republic (Cộng ḥa Séc), French Republic (Cộng ḥa Pháp), Hellenic Republic (Cộng ḥa Hy Lạp), Italian Republic (Cộng ḥa Italia), Portuguese Republic (Cộng ḥa Bồ Đào Nha). Như vậy, nếu coi “Việt Nam” là danh từ, th́ tên tiếng Anh của “Cộng ḥa Việt Nam” mới là “Republic of Vietnam”. C̣n nếu coi “Việt Nam” là tính từ (thuộc về Việt Nam), th́ tên tiếng Anh của “Cộng ḥa Việt Nam” sẽ là “Vietnamese Republic”, không c̣n bị trùng với “Republic of Vietnam”, và đây là một phương án có thể chấp nhận được.
Nếu không hài ḷng với phương án vừa rồi, mà vẫn muốn ghép danh từ “Cộng ḥa” với danh từ “Việt Nam”, th́ phải bổ sung thêm vào đó một vài từ. Tất nhiên, không thể thêm những từ không phù hợp với hoàn cảnh của nước ta, như “Federal” (thuộc về liên bang), hay “Islamic” (thuộc về Islam), và cần chừa ra tính từ “Socialist” (Xă hội chủ nghĩa) mà ta đă xác định là nên chia tay với nó. Vậy th́, trong kho từ vựng của 206 quốc hiệu đang được sử dụng, chỉ c̣n lại danh từ “People” (Nhân dân) và hai tính từ “Democratic” (Dân chủ), “United” (Thống nhất, Liên hiệp, Hợp nhất…) là thích hợp.
Nếu gia nhập cái gia đ́nh gồm 5 quốc hiệu chứa danh từ “People” (Nhân dân), bao gồm Algérie, Bangladesh, Lào, Triều Tiên và Trung Quốc, th́ quốc hiệu ngắn nhất của nước ta sẽ là “Cộng ḥa Nhân dân Việt Nam” (People’s Republic of Vietnam). Phương án này vi phạm Tiêu chí 1, v́ Nhà nước này quá xa Nhân dân, chưa phải là “của Nhân dân”, nên nếu nói “Cộng ḥa (của) Nhân dân” (People’s Republic) là trái với thực trạng Đất nước. Nó cũng vi phạm Tiêu chí 3, v́ bằng nào Nhân dân ta c̣n bị ức chế triền miên bởi cách cư xử của láng giềng phương bắc, th́ bằng ấy tên gọi “Cộng ḥa Nhân dân Việt Nam” c̣n gây phản cảm. Thậm chí, có thể nhiều người sẽ coi việc lựa chọn quốc hiệu này như một biểu hiện của sự theo đuôi ngoại bang để gây phương hại cho lợi ích của Dân tộc.
Nếu gia nhập cái quần thể của 10 quốc hiệu chứa tính từ “Democratic” (Dân chủ), bao gồm Algérie, Cộng ḥa Dân chủ Congo, Đông Timor, Ethiopia, Lào, Nepal, Săo Tomé và Príncipe, Cộng ḥa Dân chủ Sahrawi Ả Rập, Sri Lanka và Triều Tiên, th́ quốc hiệu ngắn nhất của nước ta sẽ là “Cộng ḥa Dân chủ Việt Nam”. Khi “Việt Nam” là danh từ, th́ “Cộng ḥa Dân chủ Việt Nam” chỉ là cách viết giao hoán của “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa”, và nếu dịch ra tiếng Anh, th́ kết quả của hai cách viết hoàn toàn trùng nhau: “Democratic Republic of Vietnam”. Kể cả khi coi “Việt Nam” là tính từ, để có tên tiếng Anh khác đi là “Vietnamese Democratic Republic”, th́ phương án biến báo này vẫn vi phạm Tiêu chí 1, bởi v́ trong thời gian tới xă hội ta vẫn chưa có dân chủ, nên từ “Dân chủ” trái với thực trạng của Đất nước.
Ở trên, tôi đă cố ư chép ra đầy đủ danh sách của 5 quốc gia có danh từ “Nhân dân” và 10 quốc gia có tính từ “Dân chủ” trong quốc hiệu. Tại sao? Để bạn đọc có thể dễ dàng kiểm nghiệm điều đă được viết trong Phần 1: Những quốc gia mẫu mực về dân chủ và Nhà nước thực sự là của Nhân dân th́ trong quốc hiệu không có hai từ “Dân chủ” và “Nhân dân”. Ngược lại, ở nhiều quốc gia mà tính từ “Dân chủ” hay danh từ “Nhân dân” được gán vào quốc hiệu, th́ dân chủ hay bị chà đạp và Nhân dân hay bị coi thường. Nếu đă ngộ ra điều đó, th́ chắc không mấy ai c̣n cảm thấy tự hào khi thấy hai từ “Dân chủ” và “Nhân dân” xuất hiện trong quốc hiệu của nước ḿnh.
Có 5 quốc hiệu chứa tính từ “United”, đó là: United Arab Emirates (Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất), United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), United Mexican States (Liên bang Mexico), United Republic of Tanzania (Cộng ḥa Thống nhất Tanzania) và United States of America (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ). Nếu gia nhập gia đ́nh này, hẳn ta sẽ không phải thấy xấu hổ v́ các quốc gia “cùng hội cùng thuyền”. Lúc đó, quốc hiệu tiếng Anh của ta sẽ là “United Republic of Vietnam”, và quốc hiệu tiếng Việt sẽ là “Cộng ḥa Thống nhất Việt Nam“. Rơ ràng là phương án này thỏa măn Tiêu chí 1, v́ Đất nước đă thống nhất. Nó thỏa măn Tiêu chí 2, v́ không gây ảnh hưởng bất lợi cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân. Nó cũng thỏa măn cả Tiêu chí 3, v́ nó không chứa yếu tố nào gây phản cảm. V́ vậy, có thể hy vọng rằng nó sẽ được Nhân dân chấp thuận, tức là thỏa măn Tiêu chí 4. Có thể bây giờ một số người không thích quốc hiệu “Cộng ḥa Thống nhất Việt Nam“, nhưng nếu nó được chọn ngay sau khi thống nhất Đất nước vào năm 1976 th́ có lẽ đă được đa số Nhân dân tán thành, và bây giờ cũng không cần phải bàn chuyện thay đổi tên nước.
Để xét hết mọi trường hợp, cần nhắc tới tính từ “Co-operative” (Hợp tác) được ghép với danh từ “Republic” (Cộng ḥa), đó là trường hợp của Co-operative Republic of Guyana (Cộng hoà Hợp tác Guyana). Phương án này cũng tương tự như tính từ “United”, nhưng không hay bằng.
Bây giờ ta xét đến các trường hợp quốc hiệu không chứa danh từ (chỉ thể chế) “Cộng ḥa” (Republic) hay “Vương quốc” (Kingdom). Trong số này, nhóm đông đảo nhất là 25 quốc gia có quốc hiệu chỉ bao gồm địa danh, không kèm theo danh từ hay tính từ nào nữa (chiếm 12% của 206 quốc gia được thống kê). Mấy nước tiêu biểu thuộc nhóm này là Canada, Hungary, Japan (Nhật Bản), Malaysia và Ukraine (Ukraina). Hiển nhiên, ta cũng có thể chọn phương án đơn giản như vậy, nghĩa là chọn quốc hiệu “Việt Nam”. Rơ ràng là quốc hiệu này thỏa măn cả bốn tiêu chí được đề ra ở Phần 1.
Có 14 quốc hiệu chứa danh từ “State” (Nhà nước). Trong đó, có 3 trường hợp chữ “States” (được dùng ở dạng số nhiều) đi với tính từ “United” hay “Federated”, để tạo thành nghĩa “Liên bang” hay “Hợp chúng quốc”. Trong các trường hợp c̣n lại, chữ “State” (được dùng ở dạng số ít) thể hiện nghĩa “Nhà nước”, ví dụ như State of Israel (Nhà nước Do Thái), State of Kuwait (Nhà nước Kuwait) và State of Libya (Nhà nước Libya). Theo cách này, ta có thể đặt quốc hiệu là “Nhà nước Việt Nam” (State of Vietnam). Tiếc rằng, ở nước ta giới cầm quyền đă quen với quan niệm cho rằng ĐCSVN đứng trên tất thảy, trên cả Tổ quốc và Nhân dân, và coi Nhà nước này thuộc về ĐCSVN, là cấp dưới của ĐCSVN. Cho nên, nếu chọn quốc hiệu – với tư cách là tên của Nước – là “Nhà nước Việt Nam”, th́ họ dễ đồng nghĩa “Nước Việt Nam” với “Nhà nước Việt Nam”, và v́ thế coi “Nước Việt Nam” cũng là của ĐCSVN… Ngộ nhận kiểu ấy sẽ gia tăng mức độ lộng quyền, chắc chắn không có lợi cho Dân tộc, cho Nhân dân. Nghĩa là phương án này không phù hợp với Tiêu chí 2.
Có hai quốc hiệu dùng tính từ “Độc lập” (Independent) phối hợp với danh từ “Nhà nước” (State), đó là “Nhà nước Độc lập Papua New Guinea” (Independent State of Papua New Guinea) và “Nhà nước Độc lập Samoa” (Independent State of Samoa). Mặc dù ta đă xác định là không nên đưa danh từ “Nhà nước” vào quốc hiệu nước nhà, nhưng vẫn nẩy sinh câu hỏi là: Có nên phối hợp tính từ “Độc lập” (Independent) với danh từ “Cộng ḥa” (Republic) để tạo ra quốc hiệu “Cộng ḥa Độc lập Việt Nam” (Independent Republic of Vietnam) hay không? Câu trả lời là không! Một mặt, việc đưa tính từ “Độc lập” vào quốc hiệu thể hiện sự tự ti hơn là tự tin. Mặt khác, sự nhún nhường của giới lănh đạo trước những hành động lấn át triền miên của nhà cầm quyền Trung Quốc khiến dư luận hay phải đặt câu hỏi về tính độc lập của Nhà nước Việt Nam. Cho nên, tính từ “Độc lập” có thể trở thành phản cảm, tức là vi phạm Tiêu chí 3.
Như vậy, ta đă rà xét hết danh sách 206 quốc hiệu đang được sử dụng và lọc ra được ba phương án cho quốc hiệu nước nhà. Tất nhiên, có thể dùng cả một số danh từ và tính từ không xuất hiện trong 206 quốc hiệu đă xét để tạo thêm những phương án mới. Nhưng điều đó là không cần thiết và cũng không nên, bởi từ nào mà các chính trị gia của 206 nước trên Thế giới không lựa chọn th́ ta cũng không nên dùng. Không nên đem cả quốc hiệu ra làm thí nghiệm, v́ Dân ta đă quá khổ v́ các cuộc thí nghiệm rồi.
* * *
Tóm lại, theo tôi th́ quốc hiệu cần thỏa măn bốn tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:
- Tiêu chí 1: Quốc hiệu không được chứa đựng những khái niệm trái ngược với thực trạng của Đất nước.
- Tiêu chí 2: Quốc hiệu không được gây ảnh hưởng xấu cho lợi ích của Dân tộc, của Nhân dân, đặc biệt là không được gây cản trở cho quá tŕnh ḥa giải và ḥa hợp Dân tộc.
- Tiêu chí 3: Quốc hiệu cần tránh gây phản cảm.
- Tiêu chí 4: Quốc hiệu cần được Nhân dân chấp thuận.
Khi đă tán thành như vậy, th́ hai hệ quả tất yếu là:
- Cần sớm chia tay với quốc hiệu “Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam”.
- Không lấy lại các quốc hiệu “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa”, “Việt Nam Cộng ḥa” và “Đại Việt”.
Dựa trên vốn từ và các cấu trúc ngữ pháp được sử dụng trong 206 quốc hiệu trên Thế giới, ta chỉ chọn được ba phương án quốc hiệu sau đây phù hợp với ba tiêu chí đầu và có thể thỏa măn cả Tiêu chí 4:
- Phương án 1: Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnam).
- Phương án 2: Cộng ḥa Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietnamese Republic).
- Phương án 3: Cộng ḥa Thống nhất Việt Nam (tên tiếng Anh: United Republic of Vietnam).
Phương án 1 chỉ sử dụng địa danh “Việt Nam” làm quốc hiệu, giống như 25 nước khác (chiếm 12% quốc hiệu trên Thế giới). Phương án này ngắn gọn, giản dị và dễ được mọi người chấp nhận, v́ nó không chứa bất cứ yếu tố nào khiến người ta phải tranh luận hay phản đối.
Phương án 2 chỉ ghép danh từ “Cộng ḥa” (Republic) với địa danh “Việt Nam” để tạo ra quốc hiệu, giống như 107 nước khác (chiếm 52% quốc hiệu trên Thế giới). Để tránh ấn tượng cho rằng “Cộng ḥa Việt Nam” chỉ là cách viết ngược của “Việt Nam Cộng ḥa”, cần xác định rằng hai quốc hiệu này khác nhau cả về thứ tự sắp xếp từ và cả về ngữ pháp: Từ “Việt Nam” trong “Cộng ḥa Việt Nam” là tính từ, trong khi từ “Việt Nam” trong “Việt Nam Cộng ḥa” là danh từ. Do đó, tên tiếng Anh của “Cộng ḥa Việt Nam” là “Vietnamese Republic”, trong khi tên tiếng Anh của “Việt Nam Cộng ḥa” là “Republic of Vietnam”. Cách vận dụng ngữ pháp như vậy không phải là bất thường, v́ trong số 107 quốc hiệu được ghép bởi danh từ “Cộng ḥa” và địa danh, có 13 trường hợp mà địa danh là tính từ (giống như “Vietnamese”).
Phương án 3 sử dụng tính từ “Thống nhất” để tạo ra một quốc hiệu có chứa hai danh từ “Cộng ḥa” và “Việt Nam”, nhưng không trùng với hai quốc hiệu đă tồn tại ở hai miền Tổ quốc là “Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa” và “Việt Nam Cộng ḥa”. Tính từ “Thống nhất” không trái ngược với thực trạng, v́ nước ta đă thống nhất. Tiếc rằng, đó mới chỉ là thống nhất theo nghĩa thông thường, tạm gọi là thống nhất về mặt vật chất, v́ non sông tuy đă liền một dải, chịu sự quản lư của cùng một chính quyền, nhưng ḷng người vẫn chia ĺa trăm mối. Quốc hiệu “Cộng ḥa Thống nhất Việt Nam” có thể là một lời nhắc nhở, thúc dục mọi người nỗ lực phấn đấu cho mục tiêu ḥa giải và ḥa hợp Dân tộc, để sớm thống nhất Tổ quốc cả về mặt tinh thần.
Vậy th́ nên lựa chọn quốc hiệu nào để thay thế quốc hiệu hiện thời? Mỗi người đều có thể đề xuất và trao đổi ư kiến của ḿnh. Nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về tập thể Nhân dân, thông qua biểu quyết dân chủ, để đảm bảo rằng quốc hiệu thực sự được Nhân dân chấp thuận (Tiêu chí 4). Khi đă khẳng định rằng Nhà nước này là của Nhân dân, th́ không ai, không một nhóm người nào có quyền đơn phương quyết định thay cho Nhân dân.
Hy vọng rằng những lư lẽ và tư liệu được tŕnh bày trong bài viết này sẽ có ích cho mọi người trong quá tŕnh tham gia thảo luận và lựa chọn cho nước nhà một quốc hiệu hợp lư, đáp ứng yêu cầu tối thiểu là: Quốc hiệu phải hội tụ ḷng Dân!
© Hoàng Xuân Phú
Nguồn : http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hx...ngDan-20130518
……………………………………
Chú thích
* Phần cuối của Kiến nghị 72 viết:
“V́ vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ư kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia.”
Để minh họa cho ư “khuyến khích đề xuất các dự thảo khác”, Kiến nghị 72 có thêm chú thích như sau:
“Theo tinh thần đó, một số chuyên gia luật ở trong nước đă soạn một dự thảo hiến pháp được gửi kèm Kiến nghị này như một tài liệu để tham khảo và thảo luận.”
Nghĩa là Dự thảo Hiến pháp 2013 được gửi kèm “như một tài liệu để tham khảo và thảo luận”, chứ nó không phải là một bộ phận cấu thành của Kiến nghị 72.
Hà Nội, ngày 05-17/05/2013