"Trong thế giới mở, sự can dự lợi ích của các quốc gia là điều không thể ngăn cấm. Nhưng nếu đó là sự can dự xâm hại chủ quyền th́ không được phép chấp nhận", Thứ trưởng Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh trao đổi với VnExpress.
Đối thoại Shangri La lần thứ 12 vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 tới diễn ra trong bối cảnh an ninh khu vực nhất là Biển Đông có nhiều căng thẳng. Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được mời với tư cách là diễn giả chính mang thông điệp ǵ thưa ông?
- Lời mời dành cho Thủ tướng Việt Nam được Giám đốc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Vương quốc Anh đưa ra, đồng thời Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long có lời mời chính thức. Như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là khách mời chính thức của IISS và là Quốc khách của Singapore.
Từ khi Việt Nam chính thức công bố Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự đối thoại Shangri La và có bài phát biểu quan trọng mở đầu hội nghị, các hăng tin quốc tế đều đưa tin này với độ nóng cao. Họ đang chờ đợi Thủ tướng Việt Nam sẽ nói ǵ trong hội nghị này.
|
"Trong một thế giới mở, sự can dự lợi ích các quốc gia là điều không thể ngăn cấm". Ảnh: Nguyễn Hưng. |
Trong bối cảnh t́nh h́nh an ninh khu vực châu Á-Thái B́nh Dương có nhiều vấn đề phức tạp, cả thuận lợi và thách thức, th́ việc Thủ tướng Việt Nam được mời phát biểu đầu tiên chứng tỏ Ban tổ chức, nước chủ nhà cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao vai tṛ của Việt Nam, đặc biệt trong đóng góp vào ḥa b́nh, an ninh ổn định và hợp tác trong khu vực. Đồng thời, sự tham gia của Thủ tướng cho thấy Việt Nam rất quyết tâm mở rộng quan hệ quốc tế đa dạng, không chỉ song phương mà c̣n đa phương; quyết tâm hội nhập, trở thành đối tác tin cậy của tất cả các nước.
- Đối thoại Shangri La sắp diễn ra tại Singapore sẽ bàn đến sự can dự của Mỹ vào vấn đề an ninh khu vực cũng như vai tṛ của Trung Quốc đối với an ninh toàn cầu. Là một quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng, quan điểm của Việt Nam trước những vấn đề này như thế nào, thưa Thứ trưởng?
- Trong một thế giới mở, sự can dự lợi ích các quốc gia là điều không thể ngăn cấm. Họ có quyền bảo về chủ quyền và can dự lợi ích đồng thời t́m lợi ích trong quan hệ với các quốc gia khác. Sự can dự ấy nếu là can dự ḥa b́nh, hợp tác và phát triển th́ đó là tích cực. Điều này có lợi cho các nước nhỏ, các nước đang phát triển bởi nó tạo điều kiện hội nhập mạnh mẽ hơn giữa các nước trong khu vực, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta kỳ vọng những can dự này sẽ đem lại sức sống mới, năng động mới cho cả khu vực.
“Nhiệt độ trên Biển Đông đă đến điểm mà các nước phải có tính toán rất kỹ nếu đi thêm bất kỳ bước nào nữa. Ví dụ như vừa qua nói rằng một số nước lớn phát triển chiến lược biển, có nhiều động thái đơn phương, không theo đúng luật pháp quốc tế, tuy mang nặng tính biểu tượng, mặc dù vậy đă gây ra nhiều quan ngại. Nhưng nếu họ đi từ tuyên bố đến hành xử trên thực tế th́ vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều". Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc pḥng. |
Nhưng nếu việc can dự mang mục đích lợi ích đơn phương, cục bộ, cao hơn là mang tính bạo lực, xâm hại chủ quyền lợi ích quốc gia khác sẽ không được chấp nhận.
Tôi muốn nói thêm là sự can dự nếu quá thiên về quốc pḥng, an ninh sẽ gây nguy cơ tiềm tàng va chạm trong khu vực. Hăy h́nh dung t́nh trạng này như có nhiều thùng thuốc súng để gần nhau quá sẽ có ngày bắt lửa. Sự hiện diện quân sự ấy có thể đem lại lo lắng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực mà gần đây đă có dấu hiệu của cuộc chạy đua này.
- Việt Nam từng trở thành bài toán mặc cả trong thỏa hiệp lợi ích của các nước lớn. Trong bối cảnh phức tạp hiện nay th́ Việt Nam cần làm ǵ để tránh bị các nước thỏa hiệp trên lưng ḿnh?
- Việc các nước thỏa hiệp mặc cả hy sinh lợi ích của Việt Nam chỉ xảy ra khi ta mất độc lập tự chủ, ngả về bên này hoặc bên kia. Việt Nam đă tuyên bố rơ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không tham gia liên minh quân sự, không đi với bên này để chống bên kia.
Thế giới xác định có 3 cách để bảo đảm ḥa b́nh, tự chủ: Một là trở thành nước lớn để hạn chế đối phương hại đến ḥa b́nh lợi ích nước ḿnh. Hai là kiểu "đu dây", lúc ngả theo bên này, lúc ngả bên kia, sẵn sàng hy sinh lợi ích chiến lược và uy tín quốc gia trong từng thời điểm để đạt mục tiêu trước mắt. Cách thứ ba, khó nhưng bền vững nhất là giữ được độc lập tự chủ, làm bạn với tất cả các nước. Trước hết là độc lập về chính trị, rồi đến độc lập về kinh tế, văn hóa, độc lập về quốc pḥng an ninh.
Với Việt Nam, tính chất địa chính trị không cho phép chúng ta chọn "chỗ vắng" được mà buộc phải chọn "chốn đông người". V́ vậy, trong khi giữ độc lập tự chủ th́ ḿnh phải đẩy mạnh mở cửa, trở thành bạn, thành đối tác với tất cả các nước. Đây là vấn đề có tính sống c̣n cho giữ ǵn ổn định, ḥa b́nh, phát triển, bảo vệ chủ quyền lănh thổ và chế độ chính trị của đất nước ta.
- Quy tắc ứng xử trên Biển Đông chưa ra đời, Việt Nam đề xuất cơ chế hợp tác ǵ để có thể tránh các vụ va chạm, xung đột trên biển giữa các quốc gia trong khu vực?
- Những va chạm đáng tiếc trên Biển Đông hiện nay khiến ta rất quan ngại. Thậm chí đó là nguy cơ cho an toàn tính mạng của người dân. Điều này trước hết làm xáo trộn môi trường ḥa b́nh của người lao động trên biển. Lợi ích của các nước có chủ quyền bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi quan ngại trước hành vi bạo lực nếu nó xuất hiện trên Biển Đông, nhất là khi nó trở thành có tính hệ thống.
Để đẩy lùi nguy cơ này, ta kiên quyết theo đuổi biện pháp ḥa b́nh. Điển h́nh là Thỏa thuận về nguyên tắc xử lư các vấn đề trên Biển Đông mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đă kư với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào năm 2011. Thỏa thuận này không chỉ giải quyết vấn đề giữa Việt Nam - Trung Quốc mà c̣n đóng góp tích cực cho ḥa b́nh, ổn định trong khu vực.
Thứ hai, ta đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi bạo lực, với người sử dụng vũ lực, gây ra xung đột. Chúng ta cần công khai minh bạch, yêu cầu không tái diễn.
|
"Nhiệt độ trên Biển Đông đă đến điểm mà các nước phải có tính toán rất kỹ nếu đi thêm một bước nữa". Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Nhưng trong những t́nh huống thực tế, khi phải đối mặt với hành động bạo lực của lực lượng quân sự tấn công người dân như vụ tàu cá ở Quảng Ngăi bị tàu hải quân Trung Quốc bắn vừa qua th́ lực lượng trên biển của ta phải hành động ǵ để đối phó?
- Chúng ta có cách để hạn chế họ dùng vũ lực và không để xảy ra xung đột. Trước hết là đấu tranh ngoại giao trực diện trên các diễn đàn song phương và đa phương. Trên thực địa, ta có nhiều biện pháp linh hoạt, hiệu quả như sử dụng lực lượng chấp pháp kết hợp với tàu đánh cá để bao vây, đẩy đuổi.
Về một số hành động vũ lực đối với tàu cá của ngư dân Việt Nam vừa qua, tôi hy vọng rằng đây mới chỉ là hành động cục bộ chứ chưa phải là chủ trương, tuy nhiên vẫn cần đấu tranh kiên quyết ngay từ những dấu hiệu ban đầu này, không để những hiện tượng tương tự tái diễn.
Lực lượng thực thi luật pháp trên biển của Việt Nam luôn đề cao tính nhân đạo trong xử lư các vấn đề trên biển với lao động b́nh thường. Xử lư nghiêm minh nhưng nhân đạo, đặc biệt không dùng vũ lực, bạo lực đe dọa ức hiếp người dân Trên b́nh diện đa phương, ta cũng cần nêu vấn đề công khai minh bạch, để cộng đồng quốc tế hiểu rơ chính sách của Việt Nam và hiểu rơ các vấn đề mà ta đang gặp phải.
- Cách đây một năm, ông từng nói Biển Đông sẽ có những diễn biến bất thường và khó lường. Vậy tại thời điểm này, ông đánh giá t́nh h́nh như thế nào?
- “Nhiệt độ” trên Biển Đông đă đến điểm mà các nước phải có tính toán rất kỹ nếu đi thêm bất kỳ bước nào nữa. Ví dụ như vừa qua nói rằng một số nước lớn phát triển chiến lược biển, có nhiều động thái đơn phương, không theo đúng luật pháp quốc tế, tuy mang nặng tính biểu tượng, mặc dù vậy đă gây ra nhiều quan ngại. Nhưng nếu họ đi từ tuyên bố đến hành xử trên thực tế th́ vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ta cần đấu tranh với từng thái độ, từng hành động để mọi tuyên bố đi ngược lại với luật pháp quốc tế, đi ngược với cam kết giữa các bên, phương hại đến ḥa b́nh, ổn định trong khu vực không xảy ra trên thực tế.
VNN