Ngày 23/5 AL hàng năm là ngày cúng âm hồn của người dân thành phố Huế. Lễ cúng vừa có tính chất gia đ́nh, vừa có tính cộng đồng, tập thể của người dân phường xóm trong thành phố, nhất là ở trong khu vực Thành Nội. Ngày ấy, liên quan đến một sự kiện bi thương trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta vào thế kỷ XIX…
Cuối tháng 5- 1885, Chính phủ Pháp bổ nhiệm tướng Roussel De Courcy làm Ṭan quyền chính trị và quân sự ở Việt Nam với nhiệm vụ cụ thể là ổn định t́nh h́nh ở Việt Nam.
Khi bàn về nghi lễ tŕnh quốc thư, De Courcy tỏ thái độ ngạo mạn, đ̣i cho phái đoàn Pháp đi vào lối giữa Ngọ môn (là lối chỉ dành cho nhà vua); đ̣i vua Hàm Nghi phải bước khỏi ngai vàng xuống nhận quốc thư… Cuộc thương thảo bất thành. Ngay lập tức, Tôn Thất Thuyết cùng phe chủ chiến ra lệnh tập trung binh lực, đào thêm công sự, dựng thêm chướng ngại vật, đưa thêm 300 khẩu thần công lên mặt thành, dựng các tấm thuẫn đan bằng mây tre và bọc hai lớp da trâu để cản bớt sức công phá của đại bác địch trên mặt thành… Cả các tù nhân trong các nhà lao Thừa Thiên và Trấn Phủ cũng được huy động vào đội ngũ chuẩn bị kháng chiến. Quá nửa đêm 5- 7- 1885, khi De Courcy c̣n đang say sưa trong buổi tiệc khỏan đăi quân sỹ và bàn kế hoạch thị uy lực lượng trong buổi tŕnh quốc thư th́ tiếng súng đánh Pháp đột ngột nổ trên cả hai hướng. Tôn Thất Thuyết và Đề dốc Trần Xuân Soạn chỉ huy cánh quân tấn công khu nhượng địa Mang cá ở phía đông bắc kinh thành. Em ruột Tôn Thất Thuyết là Tôn Thất Lệ chỉ huy cánh quân đánh vào Ṭa Khâm sứ ở bờ Nam sông Hương. Sau hơn năm giờ chiến đấu, đạn dược của quân triều đ́nh cạn dần. Quân Pháp tập trung hỏa lực phản kích rồi tràn vào trong thành. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra cửa Chương Đức, rời khỏi kinh thành để tiếp tục cuộc kháng chiến.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cuộc giết chết chóc tàn bạo chưa từng có đă xăy ra. Quân Pháp tiến được vào thành, chúng hạ cờ của triều đ́nh xuống, treo cờ tam tài lên. Sau đó, tiếp tục tiến vào
Đại Nội, vua Hàm Nghi đă ra khỏi Kinh thành, tiến ra căn cứ Tân Sở. Pháp chiếm Đại Nội, chúng thu nhiều vàng bạc và số tiền hơn một triệu quan. Đó là số tiền mà triều đ́nh không kịp mang đi…
Trước đó, trong khi tiến vào Thành Nội, địch ra sức đốt phá, hăm hiếp, giết chóc, cướp bóc không từ một ai. Một toán quân của địch đến đốt trụi trụ sở Bộ Lại, Bộ Binh và các kho thuốc súng. Chúng chia nhau chiếm giữ các kho tàng, cung điện. Trưa hôm đó, chúng chia nhau đi đốt hoặc vùi lấp những thi hài của quân và dân ta đă ngă xuống dưới gót giày xâm lực của bọn chúng.
Một cuộc chạy loạn hết sức đau thương. Hơn 1500 người dân và binh lính của ta đă ngă xuống trong đêm hôm đó.Họ chết v́ bị trúng đạn của Pháp, một số do chen lấn ,giẫm đạp nhau khi cố vượt ra khỏi Kinh thành. Hầu như không có gia đ́nh nào không có người bị tử nạn trong đêm binh biến này.
Kinh thành Huế ch́m trong lửa khói. Khắp nơi đổ nát hoang tàn, chết chóc thê lương. Những ngày sau, người ta nhặt được gần 1800 xác người, rất nhiều trong số đó là dân thường, hơn 7000 người khác bị thương. Người chết được vùi lấp vội vă dọc các con đường trong thành nội.
Từ ngày 23- 5 âm lịch năm Ât dậu đau thương đó, người dân Huế có thêm một
phong tục mới. Bắt đầu từ ngày này và kéo dài đến cuối tháng, các gia đ́nh ở Huế đều làm mâm cơm cúng những người đă chết trong ngày bi thương kinh đô thất thủ.
Năm 1894, bộ Lễ đă cho xây về phía trước Hoàng thành một cái Đàn gọi là
Đàn Âm Hồn , đàn có diện tích 1500m2; gần cửa Quảng Đức, là địa điểm mà Tôn Thất Thuyết đă trực tiếp chỉ huy quân ta đánh vào đồn Mang Cá.( Tiếc thay, do sự vô tâm của con người, hiện nay Đàn Âm Hồn- Đàn Chiến sĩ trận vong đầu tiên của nước ta đă không c̣n dấu tích ! ).
Trước đây, hàng năm , đến ngày 23/5 AL, tại Đàn Âm Hồn có một lễ cúng rất lớn để truy niệm những binh sĩ đă hy sinh và người dân đă tử nạn trong đêm binh biến lịch sử đó. Quan Đề đốc Hộ Thành được cử đến làm chủ tế.
Hiện nay, trong khu vực Thành Nội Huế ( tại ngă tư Mai Thúc Loan- Lê Thánh Tôn) vẫn c̣n miếu Âm Hồn. Đó là ngôi miếu do người dân tự lập nên từ rất lâu. Hàng năm đến ngày “ quẩy cơm chung” ( 23/5 ÂL) , hoặc ngày rằm tháng 7 ,mặc dù từng gia đ́nh đă có cúng tại nhà, nhưng người dân trong khu vực vẫn cùng nhau đến đây, bày biện lễ vật, với tất cả ḷng thành, họ cùng nhau thắp nhang, đốt đèn để truy niệm hàng ngàn chiến sĩ và đồng bào ta đă mất trong đêm kinh hoàng ; đêm kinh thành Huế thất thủ vào tay bọn thực dân xâm lược…
Trong những ngày này, người Huế thường chuẩn bị những xôi chè, chuối mật, khoai sắn…, những áo tiền vàng mă, một chậu nước chè, một đống củi đang cháy để cúng cho những vong hồn đă khuất. Mọi người tin rằng các linh hồn sẽ đến sưởi ấm bên đống lửa và uống nước. V́ nhiều người trong biến cố đă chết khát và chết lạnh lẽo dưới những ao, hồ, sông, suối trong những ngày tháng 5 năm đó.
Khắp nơi, trên mọi ngă đường của Huế đâu đâu cũng bắt gặp cảnh tượng này. Nhưng tập trung nhất vẫn là lễ cúng ở Miếu Âm Hồn nằm tại ngă tư Âm hồn (nơi giao nhau giữa đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn). Nơi đây ngày trước là nơi tập trung xác người chết để chờ đem đi chôn cất. Ngoài ra, lễ cúng c̣n tổ chức ở Đàn Âm hồn 24 Ông Ích Khiêm. Khác với miếu âm hồn ở Mai Thúc Loan, th́ đàn Âm hồn có quy mô lớn hơn nhiều, v́ đây là nơi hàng năm triều đ́nh ra đây cúng lễ để cầu siêu cho những binh lính bỏ mạng v́ nước, và cho cả nhưng người dân xấu số.
Có lẽ không một người dân
Huế, nhất là người dân trong khu vực Nội thành, không nhà nào là không cúng 23/5 âm lịch. Cúng không phải trong nhà mà ở các ngă tư, ngă năm đường phố. Nhiều người đến Huế được chứng kiến và qua t́m hiểu đều ngẩn ngơ trước hiện tượng văn hóa tâm linh độc đáo và đặc sắc này. Và có thể nói, tuần lễ cúng Âm hồn 23/5 âm lịch là một di sản văn hóa tâm linh độc đáo của riêng Huế.
Cúng 23 tháng 5 ở Huế nói chung, hay cúng tại đàn Âm Hồn, miếu Âm hồn nói riêng đă trở thành một lễ tục hàng năm của người Huế. Thắm đượm nghĩ t́nh dân tộc, đồng bào của nhiều thế hệ người Huế đối với những người đă khuất, về một quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc trước nạn ngoại xâm của kẻ thù.
TM