R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 127,750
Thanks: 9
Thanked 6,415 Times in 5,377 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162
|
Trang mạng Trung Quốc viết về trận Hải chiến Trường Sa 1988
CÁC CHUYÊN GIA QUÂN SỰ B̀NH LUẬN VỀ HẢI CHIẾN NAM SA[i]: NẮM BẮT THỜI CƠ ĐÚNG LÚC
14.3.2013
Người dịch: XYZ
Tống Hiểu Quân: Dưới biển không có tiền nóng
25 năm trước, khi tôi ra bến tàu thăm các sĩ quan binh lính tham chiến, chẳng có mấy báo chí quan tâm đến sự kiện này. Năm ấy, giá cả thịt, trứng, rau, đường…đều tăng, “trợ giá” biến thành trợ cấp, giá thuốc lá ngon rượu ngon đều thả nổi, Hải Nam biến thành nơi kiếm tiền. Chi phí quân sự trong khoảng thời gian 10 năm 1979-1989 tăng b́nh quân 5,83%. Ai ai cũng muốn kiếm “tiền nóng”, song trong quyền lợi biển hiển nhiên là không có “tiền nóng”. Năm năm sau, Hải Nam súyt nữa th́ bị treo biển hành nghề trở thành thị trường buôn bán cổ phiếu thứ 3. Quá điên rồ. (Tác giả là nhà b́nh luận quân sự nổi tiếng)
La Viện: Ra tay đúng lúc cần ra tay
Ra tay đúng lúc cần ra tay, thời cơ mà để mất sẽ không bao giờ có lại. (Tác giả là nguyên Phó Ban nghiên cứu quân sự thế giới, Viện khoa học quân sự)
Đới Húc: Kết quả lớn nhất của Hải chiến Nam Sa là thành lập đảo Hải Nam một cách nhanh chóng
Kết quả lớn nhất của trận Nam Sa ngày 14.3.1988 chính là tỉnh Hải Nam đă được thành lập 1 tháng ngay sau đó, ư thức biển của toàn dân được tăng cường từ đó. (Tác giả là giáo sư Đại học quốc pḥng)
Nhạc Cương: Điểm dừng dân Nam Sa không kém ǵ một hạm đội tàu sân bay, giữa các láng giềng phải tự giải quyết
Trận Nam Sa vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đại lục đă có đất cắm dùi ở Nam Sa, h́nh thành nên thế cài răng lược tại các “rạn san hô” bị các nước nguyên đơn Nam Hải[ii] xâm chiếm, bước đầu kiềm chế được thế xâm lấn tằm ăn rỗi “chiếm đất khoanh biển” của các nước nguyên đơn, đặt nền móng chắc chắn cho việc lấy lại những vùng đất đă mất và những vùng biển “tranh chấp” sau này. Tài nguyên phong phú của Nam Hải là tiềm lực to lớn có thể tiếp tục phát triển của Trung Quốc, tận dụng khai thác tài nguyên dầu khí ở đó sẽ nâng cao an ninh, hạ thấp giá thành năng lượng cho Trung Quốc. Việc khai thác các tài nguyên như sản phẩm ngư nghiệp, du lịch… biển sẽ giúp cho Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Trong tương lai có thể dự kiến, sau khi đă mở rộng quân sự để kinh lược Nam Sa, sẽ nâng cao được sức kiểm soát tuyến giao thông trên biển nhộn nhịp nhất ở Thái b́nh Dương của Trung Quốc. Trong 16 tuyến đường huyết mạch mà Mỹ giành sự kiểm soát trên toàn cầu, tất phải đi qua eo biển Malacca và eo biển Bashi ở Nam Hải, mà Nam Sa là một cái đinh chốt ở giữa, 90% vận chuyển dầu và 75% khí tự nhiên của Nhật Bản đi qua Nam Sa, Nhật Bản và Mỹ có nhân tố phải chịu sự chế ước của ta. V́ Nam Hải là biển nửa kín, đường phân giới của Trung Quốc là đường chủ quyền 9 đoạn, tạo sự đi lại tự do cho các nước, song tuyến giao thông Nam Hải nằm trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, nên Trung Quốc có thể hạn chế sự đi lại của bất cứ quốc gia nào thù địch với Trung Quốc. Vị thế cùng công hiệu quân sự của Nam Sa không thua kém ǵ việc bố trí một hạm đội tàu sân bay, Trung Quốc nay mai sẽ lại nắm một con bài chủ động chiến lược sắc bén.
Một sự gợi ư từ trận Nam Sa là: Chẳng cần phải nghĩ ǵ quá phức tạp về chuyện đẩy láng giềng ra, khi cần ra tay là ra tay, phần nhiều c̣n phải dựa vào sự tự thu xếp của các nước đương sự. Ở trận Hải chiến 14.3, trận Phản kích tự vệ năm 1979, Chiến dịch Pháp Ca Sơn năm 1981, Chiến dịch Lăo Sơn năm 1984 đối với Việt Nam của Trung Quốc, đồng minh Việt Nam là Liên Xô cũ có ra tay giúp đỡ không? Năm 1974, quân ta đoạt lại Tây Sa[iii], đồng minh Mỹ của quân đội Việt Nam có động thủ không? Năm 2008, Nga dọn dẹp ông em Gruzia của Mỹ, Mỹ có ra tay không? Xét từ toàn cục các nước lớn được gán cái mác cũ là nước lớn, nếu không có lợi ích hạt nhân th́ sẽ chẳng dây lửa vào ḿnh một cách dễ dàng đâu. (Tác giả là nguyên thượng tá Bộ tổng tham mưu).
Pḥng Binh: Hải chiến 14.3 xảy ra đột nhiên lại có ngay tàu ngầm nổi lên răn đe Việt Nam
Hôm nay là ngày kỷ niệm trận Hải chiến 14.3 băi Đá Gạc Ma Nam Sa! Trận Hải chiến 14.3 từ 25 năm trước đă đập tan sự ngang ngược điên cuồng của Việt Nam tại Nam Hải, đă chấm dứt được t́nh cảnh khốn quẫn không tấc đất cắm dùi ở Nam Hải của chúng ta! Trận này, xem ra khi ấy tuy là bất ngờ, song thực ra là ta đă có sự tính toán, đă có sự chuẩn bị sẵn sàng dụng binh tại Nam Sa từ trước, đồng thời được sự ủng hộ của Tổng thư kư [Liên Hợp Quốc ?-ND] hồi ấy, nếu không th́ cũng sẽ không có những hành động hải chiến, chiếm đảo, xây trạm, dừng chân… liền một mạch như vậy được, về chi tiết cụ thể xin xem hồi kư của Lưu Hoa Thanh tướng quân…
Tuy đă có sự chuẩn bị, tuy đă chiếm ưu thế tuyệt đối về mặt trang bị vũ khí, nhưng, trong trận hải chiến vẫn bộc lộ những vấn đề như sự cố chủ pháo, tên lửa chống hạm không đem theo đạn thật…, điều này cũng phản ánh t́nh trạng thực về trang bị chủ chiến của hải quân khi ấy… Sau trận chiến, do lính hàng không không có cách ǵ yểm hộ được trên không, pḥng không hạm duy nhất cũng v́ nhiều lí do mà không mang theo đạn thật, sự an toàn của biên đội tham chiến phải đối mặt với sự những uy hiếp nghiêm trọng, đến nỗi buộc phải cho tàu ngầm nổi lên để răn đe Việt Nam… (Tác giả là chuyên gia quân sự Đại học quốc pḥng).
Vương Hiểu Bằng: Hải chiến Nam Sa đă đặt nền móng cho việc bảo vệ chủ quyền tiếp theo cho đến cả việc giải quyết vấn đề Nam Hải cuối cùng
Hải chiến 13.4 đă làm thay đổi cục diện tổng thể tranh chấp Nam Hải ở 2 phương diện: Một, sau hải chiến, quân đội Trung Quốc lần lượt đóng trên nhiều rạn san hô ở quần đảo Nam Sa, đặt nền móng cho chính phủ Trung Quốc triển khai từ một loạt sáng kiến bảo vệ chủ quyền cho đến cả việc giải quyết vấn đề Nam Hải cuối cùng, ngăn chặn được dă tâm xâm lấn rạn san hô của các nước nguyên đơn xung quanh Nam Hải; hai, theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, đă loại bỏ được vô vàn những cuộc quấy nhiễu và khiêu khích của Việt Nam, lập trạm quan trắc biển trên Vĩnh Thự Tiêu[iv] Nam Sa một cách thành công, bảo vệ được sự tôn nghiêm của luật quốc tế, khiến cho cộng đồng hiểu Trung Quốc hơn trước chủ trương hợp pháp đối với Nam Hải của ḿnh. (Tác giả là chuyên gia nghiên cứu vấn đề hải giới Viện khoa học xă hội Trung Quốc).
Mă Đỉnh Thịnh: Đánh thắng chiếm giữ được chứng tỏ trận này thuận ứng với cục diện quốc tế
Hải chiến 13.4 là một sự kiện rất ngẫu nhiên, thế mà chúng ta đă đánh thắng và chiếm giữ được, hơn nữa lại c̣n đă nắm chắc trong tay 25 năm nay, chứng tỏ trận này là thuận với cục diện quốc tế. Chúng ta quyết đoán chớp lấy thời cơ chiến đấu, đă đánh thắng và chiếm giữ được một cách suôn sẻ, đó chính là một kết quả tốt. (Tác giả là nhà b́nh luận quân sự nổi tiếng).
[i] Tức Trường Sa.
[ii] Tức Biển Đông.
[iii] Tức Hoàng Sa.
[iv] Tức Đá Chữ Thập.
Basam
|