R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
|
Buổi tối ăn gừng độc như ăn thạch tín
Đông Y bí ẩn : Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng c̣n có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật.
Song gừng vừa có lợi lại vừa có hại, trong dân gian từng truyền nhau câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng", nói lên có thể ăn gừng nhưng không nên ăn nhiều vào buổi tối.
Trong các sách y học cổ cũng từng "cảnh báo": "Trong ṿng một năm, mùa thu không ăn gừng; trong ṿng một ngày, đêm không ăn gừng".
Đặc biệt là vào mùa thu, tốt nhất là không ăn, v́ mùa thu thời tiết khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, cộng thêm ăn gừng cay vào, lại càng dễ làm tổn thương phổi hơn, gây tăng mất nước, khô khan trong cơ thể.
Xem ra, chuyện mùa thu không ăn hoặc ăn ít gừng cùng các thức cay khác đă được cổ nhân xem trọng từ lâu, điều này đă được phân tích rất khoa học.
Cũng liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu: Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín.
Lư do là gừng có thể tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra c̣n có tác dụng kháng khuẩn.
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện t́ ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm qui luật sinh lư.
Ngược lại với gừng, củ cải tính lạnh, hạ hỏa thanh nhiệt, hạ khí tiêu thực (làm hết đầy bụng). Sau cả ngày mệt mỏi, ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng nhuận hầu tiêu thực (tốt cho họng trợ giúp tiêu hóa), thanh nhiệt, có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Ynguyen
Theo cafengoctung.Blogs
Xem thêm:
Gừng là một gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ. Gừng không những thêm hương vị cho món ăn mà c̣n giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng c̣n là một vị thuốc quư trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho ḿnh.
Mô tả
Gừng có tên khoa học là Zinziber Officinale Rosc, là một loại cây nhỏ, cao từ 5cm - 1m, thân rễ phát triển thành củ. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ h́nh mác dài khoảng 15cm-20cm, rộng 2cm, ṿ lá có mùi thơm đặc trưng của gừng.
Dược tính và công dụng
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài tác dụng hạn chế bớt tính lạnh của các vị thuốc hàn, cách phối hợp này c̣n giúp cho tỳ vị dễ hấp thu thuốc và người bệnh khỏi nôn ra đối với những thuốc khó uống. Ngoài ra tùy theo h́nh thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Gừng sống c̣n gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô c̣n gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính c̣n gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương b́ có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng. Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát. Bán hạ chế với gừng để giải độc. Một số loại thuốc khác như sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị.
Một số cách sử dụng gừng để trị bệnh
Ngừa cảm lạnh sau khi phải dầm mưa nhiều giờ
Gừng sống 20g.
Gừng sống giă nát, bỏ vào 1 ly nước sôi hoặc trà nóng cho đường vừa đủ ngọt để dễ uống,
uống lúc c̣n nóng ngay khi vừa về tới nhà.
Chữa ngoại cảm lạnh do lạnh (nấu cháo cảm)
Gừng sống 10g, hành lá 10g, tiêu sọ 10 hạt. Gạo tẻ 1 nắm nấu cháo, lúc sắp bắt xuống cho gừng sống (xắt nhuyễn) hành lá (cắt ngắn) và tiêu sọ (đâm nát) vào quậy đều. Ăn cháo lúc c̣n nóng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân móp lạnh:
Gừng khô tán nhỏ 5g, ḥa với nước ấm hoặc nước cháo nóng mà uống.
Chữa nôn mửa khi đi tàu xe:
Gừng sống cắt lát mỏng. Ngậm gừng sống nhấm nháp từng chút một, nuốt nước dần cho tới khi hết nôn.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng:
Củ cải trắng 2 củ, gừng sống 7 lát. Rửa sạch, giă nhuyễn vắt lấy nước cốt uống làm 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Chữa buồn nôn trong thời kỳ có thai
Gừng sống 20g, giă nát hoặc khoảng 8g bột gừng khô. Bỏ gừng vào một ly nước sôi hoặc nước trà nóng, có thể thêm một chút đường cho dễ uống.
Chữa trúng gió, tay chân tê, choáng váng, đột nhiên nói khó, liệt một bên:
Gừng sống 40g, đồng tiện 80cc. Gừng sống giă nát, cho vào một ít nước sôi, vắt lấy nước, ḥa với đồng tiện uống lúc đồng tiện c̣n ấm.
Đồng tiện tính mát, dưỡng âm, có thể trừ phong, tan được huyết ứ, giáng hư hoả. Đồng tiện là nước tiểu "giữa ḍng" của bé trai từ 2 đến 10 tuổi. Trên thực tế, để tranh thủ thời gian lúc cấp cứu, có thể sử dụng nước tiểu của người thân trong gia đ́nh có sẳn lúc đó. Bỏ đoạn đầu, bỏ đoạn cuối, chỉ lấy đoạn giữa. Với chức năng phát tán khí huyết ra b́ phu và tay chân, giáng khí, hành huyết, tiêu ứ, làm nhẹ áp lực ở vùng ngực và vùng đầu, bài thuốc "sinh khương đồng tiện” c̣n được kinh nghiệm dân gian sử dụng trong một số bệnh tim mạch như cơn đau vùng tim, cao huyết áp trong điều kiện không tiếp cận được thầy thuốc.
Tuy nhiên, điều cần nhớ là các triệu chứng trúng phong hoặc tim mạch không bất chợt xảy đến mà thường bắt nguồn từ những sự mất cân bằng trước đó của cơ thể. Chẳng hạn dương hư hàn thịnh, đàm trọc, huyết ứ, khí trệ… Do đó sau khi giải toả các triệu chứng cấp thời, người bệnh cần đến thầy thuốc chuyên môn để được thăm khám và điều trị thích hợp nhằm ổn định sức khoẻ lâu dài.
Cuối cùng, cũng nên nhắc lại một kinh nghiệm dân gian rất hữu ích và có thể xem như một biện pháp dưỡng sinh là ăn 1 - 2 lát gừng sống sau mỗi bữa ăn. Gừng sống vừa giúp kích thích tiêu hóa vừa làm mất đi những mùi thức ăn để lại trong miệng. Ngoài ra, tác dụng "hành khí" của gừng c̣n tác động tới sự lưu thông của khí huyết, ảnh hưởng tốt đến hệ tim mạch.
Chú ư:
Gừng khô có tính nóng nên những người có thể tạng nhiệt hoặc đang có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.
Theo Ynguyen
Blogs.Cafengoctung
|