“Tốt nghiệp đại học tôi có nộp đơn vào một số công ty. Nhưng có một nơi tôi bị từ chối thẳng thừng: “Không nhận người Thanh Hóa”. Đây là chia sẻ của anh Nguyễn Thế Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Dũng Sơn.
Áp lực với người xứ Thanh
![](http://kienthuc.net.vn/dataimages/201210/original/images1018602_HinhSon1.jpg)
Anh Nguyễn Thế Sơn
Sau khi bị một công ty nước ngoài từ chối v́ là người Thanh Hóa, tôi tiếp tục nộp đơn vào nhiều công ty lớn khác tại khu công nghiệp Dĩ An-B́nh Dương. Với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu, cộng với các kinh nghiệm thực tế có trong thời gian sinh viên, tôi đă trúng tuyển vào một công ty của Hàn Quốc.
Tôi nhớ măi một việc khi mới vào làm, chính ông giám đốc người Hàn Quốc gọi tôi vào nói: “Bạn là người Thanh Hóa đầu tiên trong 2 năm nay được chúng tôi tuyển dụng. V́ công ty có quy định không tuyển người Thanh Hóa, Nghệ An. Hy vọng bạn sẽ không làm cho tôi thất vọng!”. Thú thật lúc đó, tôi thấy sốc, tự ái và buồn nữa do thấy ḿnh bị coi thường.
Cũng từ đó, tôi luôn phải đối mặt với một thực tế phũ phàng, ai cũng nh́n tôi với đôi mắt dè chừng. Các nhân viên ngại tiếp xúc, dựng khoảng cách với tôi.
Tôi rơi vào tâm trạng chán nản, định bỏ cuộc v́ sự phân biệt không đáng có này. Lúc quẫn trí, tôi cũng từng trách bản thân ḿnh v́ sao lại là người Thanh Hóa để bị mọi người đối xử như vậy. Tuy nhiên, tôi cũng dần loại bỏ những suy nghĩ ấu trĩ đó để mạnh mẽ trở lại với sự nhất quán của người xứ Thanh: Không bao giờ biết bỏ cuộc dù hoàn cảnh có khắc nghiệt thế nào.
Những ngày sau đó, tôi bắt đầu lên kế hoạch cho công việc với các đề án, chiến lược kinh doanh của công ty... Thử thách trở nên lớn hơn v́ tôi “đơn thương độc mă” không có sự giúp đỡ nhiều từ người khác.
Tôi cố gắng làm hết sức của ḿnh. Mọi người có khoảng cách với tôi nhưng tôi vẫn sống ḥa đồng, vui vẻ, thậm chí rất nhiệt t́nh với những người trong cơ quan.
Ba tháng thử việc kết thúc, vị giám đốc người Hàn Quốc lại gọi tôi lên và nhận xét đề án của tôi có ư tưởng tốt cho các tính năng điện tử, công nghệ thông tin hiện nay. Sau đó giám đốc giao cho tôi phụ trách cùng một nhóm đồng nghiệp trong cơ quan thực hiện đề án.
6 tháng tiếp theo trôi đi, những thành quả khả quan đầu tiên mà nhóm chúng tôi thực hiện đă đến. Tôi rất vui v́ qua thời gian cùng làm việc, mọi người cũng hiểu hơn về tôi, thấy thương tôi hơn v́ trước đó đă từng kỳ thị, bỏ rơi tôi.
Kể xấu về dân Thanh Hóa
Sau sự thành công của dự án kinh doanh, mọi người trong cơ quan đều ủng hộ tôi trong công việc.
T́nh cảm đồng nghiệp ngày càng thân thiết, tôi có dịp để chia sẻ với mọi người về một câu hỏi lớn trong tôi: V́ sao mọi người kỳ thị dân Thanh Hóa đến thế?
Anh Trưởng pḥng tôi (người Đồng Nai) trả lời thẳng thắn: “Lư do công ty ḿnh hai năm nay không tuyển công nhân người Thanh Hóa, Nghệ An v́ hầu hết khu công nghiệp tại B́nh Dương, Đồng Nai chủ yếu người quê ở đó vào làm rất nhiều thành lực lượng chính của khu công nghiệp. V́ đông nên khá lộn xộn, hay ẩu đả, đánh nhau… mà tức nhất là, khi một người nghỉ việc là anh em Thanh Hóa, Nghệ An kéo nhau nghỉ hàng loạt gây ảnh hưởng đến sản xuất của công ty. Mệt mỏi cho người quản lư vô cùng”.
Một chị khác trong pḥng nói: “Người Thanh Hóa, Nghệ An khôn khéo nhưng keo kiệt. C̣n trong vấn đề giao tiếp th́ họ là những người quá "ṣng phẳng", thấy kết quả rơ ràng có lợi cho ḿnh mới làm. Tính toán quá chi ly, cẩn thận không giống như các bạn trong Nam nên cảm thấy khó chịu”.
Trong pḥng tôi có rất nhiều người chưa bao giờ va chạm, ảnh hưởng ǵ nhưng cũng ghét người xứ Thanh. Các anh chị giải thích là thấy những người khác nói người Thanh Hóa thế này, thế kia rồi bị ảnh hưởng nên kỳ thị.
Khi hỏi “các anh chị c̣n ghét em không”, anh trưởng pḥng vỗ vai tôi bảo: “Gặp chú anh nhận ra là ở đâu cũng có người này người khác”. Rồi anh hỏi tôi: “Chú có thể lư giải được những tật xấu đó không?”
Tôi không nhận định người Thanh Hóa có hay không các tính “xấu” đó mà chỉ giải thích rằng các tính đó đều có trong mỗi chúng ta, người dân tỉnh nào cũng có. Những lộn xộn mà các anh chị thấy là v́ người lao động Thanh Hóa, Nghệ An tập trung đông ở các khu công nghiệp nên không tránh khỏi những va chạm đáng tiếc. Đông như thế sao biết hết được ai là người tốt, người xấu. Thêm vào đó, v́ đông nên chỉ cần một người sai phạm sẽ là “con sâu làm rầu nồi canh” ảnh hưởng đến đại bộ phận người Thanh Hóa làm việc, sinh sống trên địa bàn.
Thực ra người Thanh Hóa, Nghệ An không phải keo kiệt mà chúng tôi sống tiết kiệm v́ sinh ra ở mảnh đất quá khắc nghiệt với nắng hạn, lũ lụt liên miên, con người chịu cảnh đói kém… Tiết kiệm là một điều tốt, có nhiều người khi họ đă giàu có rồi nhưng vẫn không thể hoang phí được.
V́ khi họ bưng bát cơm họ lại nhớ lại cảnh họ ăn cơm độn sắn, độn khoai; khi có xe đẹp họ lại nhớ lại cái cảnh chạy bắt xe buưt, đạp xe, đi bộ; khi có chức vị, họ lại nhớ lại cái cảnh họ miệt mài đi làm thêm, xách hồ, cu li để có tiền ăn học… Bởi thế họ trân trọng vô cùng những đồng tiền họ làm ra.
Sau buổi hôm đó, nhiều người trong pḥng tôi đă có cái nh́n khách quan hơn. Gắn bó với công ty 5 năm th́ tôi ra ngoài mở công ty làm ăn riêng. Nhưng mối quan hệ của tôi với các anh em ở nơi ấy luôn đong đầy t́nh cảm. Có dịp tôi đi công tác trong Nam, anh em lại hàn huyên bao nhiêu chuyện về dân nọ dân kia, rồi nh́n nhau cười kết luận đều là anh em trong một nước.
Đến nay dù đă có những thành công nhất định, tôi vẫn đi biển số xe 36 quê tôi. Đâu đó trên con đường tôi đi, có người gọi “dân rau má”, thậm chí khi tôi bị tông xe cũng bị người ta la mắng “đúng là bọn 36”,… nhưng với tôi th́ điều này hoàn toàn rất b́nh thường.
Tôi mong rằng những người chê dân Thanh Hóa quê tôi hăy suy nghĩ: Họ đă hoàn thiện chưa? Bất cứ một sự việc nào xảy ra đều có nguyên nhân của nó, con người “nhân vô thập toàn” khó nói trước được điều ǵ. C̣n nếu ai đó tự nhận ḿnh đă là người hoàn thiện rồi, siêu việt rồi... tôi sẽ ngợi ca bạn và sẽ lắng nghe bạn chê về dân Thanh Hóa quê tôi.
Ngọc Liên ghi
(kienthuc.net)