Chính phủ Nhật Bản sẽ chính thức phản đối yêu cầu xin mở rộng thềm lục địa ở biển Hoa Đông của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang rơi vào trạng thái đông cứng nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhật Bản tuyên bố sẽ phản đối tới cùng yêu sách lănh hải của Trung Quốc ở Senkaku.
Theo báo Yomiuri của Nhật Bản, nước này đă quyết định sẽ phản đối tới cùng văn kiện xác định điểm cơ sở và đường cơ sở lănh hải xung quanh quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) ở biển Hoa Đông.
Ngày 13/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă tŕnh lên Tổng thư kư Liên hợp quốc Ban Ki-moon và tiếp đó là Ủy ban về giới hạn thềm lục địa LHQ “hải đồ” coi vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là lănh hải của Trung Quốc. Trong văn kiện này, ngoài việc đ̣i chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ Trung Quốc c̣n chủ trương đ̣i thềm lục địa kéo dài đến vết đứt găy Okinawa nằm sâu hơn về phía Nhật Bản. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng dự định đ̣i cả đáy biển từ vết đứt găy Okinawa đến vùng biển gần quần đảo Nansei.
Tuy nhiên, Nhật Bản kiên quyết phản đối vô lư này của Trung Quốc, cho rằng phần lănh hải và thềm lục địa mà Trung Quốc đ̣i hỏi nằm trong chủ quyền không thể tranh căi của Nhật Bản.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cùng cách Trung Quốc Đại lục và tỉnh Okinawa của Nhật Bản 200 hải lư và cách lănh thổ Đài Loan 120 hải lư.
Trong khi đó, theo Công ước quốc tế về Luật biển của Liên hợp quốc, các nước ven biển có quyền thăm ḍ và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển cũng như dưới ḷng đất trong phạm vi 200 hải lư (370 km) tính từ đường bờ biển. Công ước cũng thừa nhận các nước ven biển có thể kéo dài thềm lục địa tới 350 hải lư (khoảng 648 km) nếu đưa ra được luận chứng khoa học chứng minh rằng có sự tiếp nối địa h́nh và địa chất dưới đáy biển.
V́ vậy, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ lâu đă trở thành điểm tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, Trung Quốc Đại lục và Đài Loan, dù rằng chuỗi đảo không người ở này từ lâu đă nằm dưới sự quản lư của Nhật Bản.
Theo quy định của LHQ, Ủy ban về giới hạn thềm lục địa là cơ quan xem xét và đưa ra phán quyết về yêu cầu kéo dài thềm lục địa của các nước ven biển. Đối với trường hợp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, v́ quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh 200 hải lư của 3 bên, nên Nhật Bản yêu cầu bất kỳ hồ sơ hải đồ nào của một trong các bên cũng phải được các bên c̣n lại đồng ư.
Năm 2008, Nhật Bản đă nộp đơn lên Ủy ban Giới hạn thềm lục địa yêu cầu mở rộng 740.000 km2 tại 7 vùng biển. Tháng 4 năm nay, Nhật Bản đă được công nhận 310.000 km2 ở 4 vùng biển, trong đó có vùng biển phía bắc đảo Okinotori, điểm cực nam của Nhật Bản.
Theo Kyodo, Xinhua